“Vượt khó” làm phim mùa dịch

Một cảnh trong phim “Ngày mai bình yên”.
Một cảnh trong phim “Ngày mai bình yên”.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Việc thực hiện bộ phim dài tập trong những ngày cách ly vì dịch COVID-19 gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, cả ekip làm phim đều sẵn sàng lăn xả để hoàn thành nhiệm vụ, truyền tải những thông điệp ý nghĩa đến toàn xã hội.

Thông điệp ý nghĩa

Bộ phim “Ngày mai bình yên” xoay quanh câu chuyện gia đình ông Phát, một giám đốc doanh nghiệp xây dựng, đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn trong thời điểm dịch COVID-19 bùng phát. Tưởng rằng khi thực hiện giãn cách, công việc bên ngoài tạm dừng, cả nhà sẽ có nhiều thời gian gần gũi bên nhau. Nhưng sự khác biệt về quan điểm sống của mỗi thành viên khiến mâu thuẫn liên tục nảy sinh.

Phim lên sóng 21h40 tối thứ Năm, thứ Sáu hàng tuần trên VTV3 từ 12/8/2021.

“Ngày mai bình yên” được thực hiện ngay trong thời gian Hà Nội và nhiều tỉnh, thành áp dụng Chỉ thị 16 của Chính phủ, chính vì thế đoàn làm phim đối mặt với nhiều thử thách về thời gian, cường độ và điều kiện ghi hình khó khăn.

Biên kịch Lại Phương Thảo tiết lộ chỉ có mấy ngày để bắt tay viết kịch bản. “Nhiệm vụ đặt ra chúng tôi phải hoàn thành kịp với nội dung vừa đảm bảo tính giải trí khi người người, nhà nhà đang thực hiện giãn cách, ở nhà xem phim… đồng thời bộ phim phải đảm bảo được tính tuyên truyền tới người dân, nâng cao công tác phòng chống dịch”, biên kịch chia sẻ.

NSND Trung Hiếu vào vai ông Phát tâm sự: “Hiện nay nhiều tỉnh, thành thực hiện giãn cách, khi nhận lời làm phim, chúng tôi đều lo lắng cho sự an toàn của đoàn phim. Nhưng đây là nhiệm vụ góp phần tuyên truyền cho nhân dân chống dịch, chúng tôi quyết tâm khắc phục tất cả khó khăn: đảm bảo đủ 5K, hạn chế tiếp tiếp xúc”.

Trong thời gian quay phim, toàn bộ ê-kíp đều được trang bị khẩu trang, nước sát khuẩn, đồ bảo hộ. Nếu chưa đến phần diễn của mình, các diễn viên đều tuân thủ quy định cách ly và trang phục kín để tự bảo vệ. Trong quá trình quay, cũng có nhiều sự cố xảy ra, có những lúc phim đang ghi hình thì bị yêu cầu dừng lại bởi một số bối cảnh dự kiến không hỗ trợ ê-kíp quay do phải đóng cửa theo yêu cầu của Chính phủ. Tuy nhiên, các thành viên trong ê-kíp vẫn cố gắng khắc phục khó khăn bằng mọi cách để sản phẩm được lên sóng kịp tiến độ.

Trước đó, “Những ngày không quên" là bộ phim được Hãng phim truyền hình Việt Nam huy động tổng lực để quay gấp với câu chuyện thời sự lồng ghép thông điệp tuyên truyền chống dịch COVID-19. Quay phim trong mùa dịch, nhất là trong thời gian thực hiện cách ly toàn xã hội khiến đoàn phim cũng gặp không ít khó khăn.

“Những ngày không quên” của nghệ sĩ

Diễn viên trẻ Bảo Hân (vai Ánh Dương) trong phim “Những ngày không quên” cho biết từ lúc bắt đầu họp lên dự án phim, tất cả mọi người đã chuẩn bị sẵn tinh thần để hoàn thành cảnh quay một cách tốt nhất thay vì quá lo sợ.

“Trong đoàn có bao nhiêu người đi làm ở môi trường như thế này trong mùa dịch cũng khá nguy hiểm vì đi nhiều nơi, tiếp xúc rất nhiều người. Bố mẹ tôi vẫn quan tâm dặn dò, cố gắng đẩy tinh thần cho con lên đến hết mức chứ không nói gì để tôi phải lo sợ cả” - Bảo Hân chia sẻ.

Khi biết phim được sản xuất với nội dung tuyên truyền, lan tỏa những thông điệp tích cực trong mùa dịch, diễn viên Thanh Hương đồng ý ngay. “Đoàn phim cố gắng mỗi ngày sẽ có ít nhất diễn viên tham gia, lựa chọn phân đoạn để không tụ tập chỗ đông người. Ai cũng phải có khẩu trang, nước rửa tay bên cạnh.

Bình thường chúng tôi đi quay rất đông vui nhộn nhịp, nhưng bây giờ ai quay xong là sẽ về luôn. Mỗi người có một chai nước riêng. Những diễn viên có xe thì thường ngồi trong xe, khi đến phân đoạn mới ra quay” - Thanh Hương tâm sự và cho biết khi cô đi quay phim trong những ngày này, cha mẹ và ông xã khá lo lắng. Bản thân cô lo cho mình một, lo cho các con gấp mười.

“Tôi nghĩ ai trong đoàn cũng lo lắng cho sức khỏe, nhưng tất cả vì mục đích chung. Mỗi khi về đến nhà là tôi phải đứng ở ngoài một lúc, xịt khử trùng rồi mới dám vào nhà, rồi thay quần áo. Nhiều khi mình nhớ con, nhưng cũng không dám ôm ngay lúc đó” - Thanh Hương kể.

Với Thu Quỳnh, những ngày quay phim đúng nghĩa là “những ngày không thể quên” trong những năm tháng làm nghề. Từ khi được mời tham gia dự án, cô quyết định tự cách ly với con và bố mẹ. Mặc dù sống cách nhà bố mẹ chỉ khoảng 5 phút đi xe nhưng cô không dám về nhà bố mẹ thăm con trai, chỉ có thể trò chuyện qua điện thoại. Hai tuần xa con, cô rất nhớ và thèm được ôm ấp con vào lòng. Nữ diễn viên mong sự cố gắng của các diễn viên sẽ được khán giả ghi nhận và lan tỏa được nhiều thông điệp tích cực.

NSƯT Đỗ Thanh Hải chia sẻ về dự án phim trong chương trình VTV Kết nối: “Với dự án phim mới, chúng tôi hy vọng sự góp mặt của các nghệ sĩ sẽ đáp ứng được nhu cầu giải trí của khán giả trong thời điểm mọi người ở nhà, cần khoảng thời gian thư giãn, vui vẻ bên gia đình của mình. Bên cạnh đó là thông điệp ý nghĩa mà bộ phim mang lại cho khán giả. Ngoài dịch bệnh, chúng ta luôn luôn cần sự gắn kết, yêu thương trong gia đình”.

Tin cùng chuyên mục

Đối diện với phiền não

Đối diện với phiền não

(PLVN) - Trong cuộc sống, không ai tránh được những phiền não. Chúng đến từ công việc, gia đình, bạn bè, hay thậm chí là những chuyện rất nhỏ nhặt. Tuy nhiên, điều quan trọng không phải là làm thế nào để tránh phiền não, mà là cách chúng ta đối diện và xử lý chúng.

Đọc thêm

Trưng bày chuyên đề 'Phú Thọ - Nghệ An, kết nối miền di sản'

Các đại biểu cắt băng khai mạc trưng bày chuyên đề “Phú Thọ - Nghệ An, kết nối miền di sản".
(PLVN) - Ngày 22/11, tại Bảo tàng Nghệ An, Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Phú Thọ - Nghệ An, kết nối miền di sản". Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

'Cùng chung tay cùng thay đổi - Gắn kết yêu thương'

'Cùng chung tay cùng thay đổi - Gắn kết yêu thương'
(PLVN) - Đây là khẩu hiệu được hô vang tại diễn đàn “Phụ nữ và nam giới cùng chia sẻ” nhằm thể hiện sự đoàn kết, chung tay cùng thay đổi thúc đẩy bình đẳng giới vì một xã hội bình đẳng, văn minh, hạnh phúc.

'Ngàn xưa âm vọng' tôn vinh di sản tuồng Huế

Trong nghệ thuật tuồng, mặt nạ là điểm nhấn độc đáo tạo nên phần hồn của vở diễn.
(PLVN) - “Ngàn xưa âm vọng” là một sự kiện nghệ thuật tôn vinh di sản tuồng Huế trong dịp Festival Huế, tạo ra một lễ hội đường phố vui tươi, có khả năng thu hút du khách và người dân. Chương trình do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức thực hiện với sự kết hợp giữa các yếu tố nghi lễ, quảng diễn (biểu diễn ở không gian rộng, đường phố) với trình diễn sân khấu, để lại nhiều ấn tượng cho người xem.

59 tên sách được chọn vào chung khảo Giải thưởng Sách quốc gia 2024

Ông Nguyễn Nguyên- Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành thông tin về Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia năm 2024 (ảnh Thùy Dương).
(PLVN) -  59 tên sách được Hội đồng chung khảo lựa chọn để trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ bảy thuộc sáu lĩnh vực: Chính trị - kinh tế; Khoa học xã hội và nhân văn; Khoa học tự nhiên và công nghệ; Văn hóa, văn học và nghệ thuật; Thiếu nhi; Sách được bạn đọc yêu thích.

“Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”

Phó Chủ tịch UBND TP Lê Khắc Nam phát biểu khai mạc Hội thảo
(PLVN) - Hôm nay (22/11), tại Hải phòng đã diễn ra Hội thảo “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”. Hội thảo đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, cùng các GS.TS, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, cùng các Viện: triết học, sử học, văn học…

Nhịp cầu Ví, Giặm - Kết nối tinh hoa di sản văn hóa

Chương trình có sự tham gia của hơn 200 nghệ sĩ, ca sĩ.
(PLVN) -  Dân ca Ví, Gặm Nghệ Tĩnh được hình thành và tồn tại qua bao thăng trầm lịch sử, đã minh chứng cho sức sống lâu bền của một sản phẩm văn hóa được sản sinh từ dân gian. Năm 2014 là dấu mốc đặc biệt cho chặng đường hình thành, bảo tồn, phát huy Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ khi được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Nỗ lực đưa làng du lịch ở Việt Nam vươn tầm quốc tế

Các làng quê Việt Nam có nhiều ưu thế để phát triển du lịch. (Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ VH,TT&DL)
(PLVN) - Hiện nay, Việt Nam có hàng nghìn làng quê làm du lịch ở khắp cả nước. Trong đó có rất nhiều ngôi làng mang trong mình vẻ đẹp thiên nhiên trù phú, nền tảng văn hóa, lịch sử hàng trăm, hàng nghìn năm. Đây là một sản phẩm du lịch tiềm năng mà Việt Nam có thể khai thác để thu hút du khách quốc tế.

51 tác phẩm độc đáo tại triển lãm 'Sáng đạo trong đời'

Triển lãm "Sáng đạo trong đời" diễn ra từ ngày 21-28/11/2024 tại Trung tâm triển lãm Tràng Tiền (Hà Nội). (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Bằng những nét vẽ và cách thể hiện tinh tế trên các chất liệu hội họa, 12 hoạ sỹ tham gia triển lãm “Sáng đạo trong đời” đã tái hiện lại những hình ảnh, biểu tượng quen thuộc của Phật giáo theo cách riêng, đưa người xem vào một hành trình tâm linh độc đáo và cảm xúc.

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 - tôn vinh văn hóa Việt

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 "Ẩm thực kết nối” tôn vinh văn hóa Việt. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Với chủ đề "Ẩm thực kết nối”, Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 không chỉ là dịp giới thiệu, quảng bá những nét đẹp văn hóa ẩm thực của các quốc gia, mà còn là cơ hội để thúc đẩy tôn vinh các đẹp văn hóa của Việt Nam, thúc đẩy ngoại giao văn hóa, đẩy mạnh hình ảnh quốc gia và mở rộng, phát huy hơn nữa về tinh thần hợp tác quốc tế.

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn
(PLVN) - Trong cuộc sống, tha thứ không chỉ là cách giúp người khác có cơ hội sửa sai, mà còn là liều thuốc giúp chính chúng ta nhẹ nhõm hơn, bớt đi những gánh nặng tâm hồn.