Tái hiện nghề may xưa tại “làng Tây” của Hà Nội

Sản phẩm từ nghề may của người làng Cựu. (Ảnh: Minh Anh)
Sản phẩm từ nghề may của người làng Cựu. (Ảnh: Minh Anh)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong chương trình “Làng Cựu - Thời trang, Nghệ thuật và Du lịch”, nghề may vá có từ thời Pháp thuộc của làng Cựu sẽ được tái hiện sinh động qua những bàn may cổ với các nghệ nhân làng nghề khéo léo thêu từng đường kim, mũi chỉ tại ngôi làng có niên đại 5 thế kỷ.

“Làng Tây” ở Hà Nội

Làng Cựu - một ngôi làng có tuổi đời hơn 500 năm thuộc vùng đất kinh kỳ xưa, cách trung tâm Hà Nội khoảng 40km về phía Nam, thuộc xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, kiến trúc cổ đặc sắc hiếm có của Hà Nội.

Người ta gọi làng Cựu là “làng Tây” bởi không giống như làng cổ Đường Lâm và làng Đông Ngạc ở Hà Nội có kiến trúc truyền thống với những ngôi nhà gỗ cổ kính, làng Cựu nổi bật với kiến trúc giao thoa Á - Âu với những ngôi nhà được xây dựng theo phong cách châu Âu nhưng vẫn giữ được nét truyền thống kiến trúc Việt Nam.

Ngày nay, làng Cựu vẫn còn giữ được hơn 49 biệt thự cổ, những công trình tín ngưỡng như đình làng, giếng làng và không gian cộng đồng đặc trưng của vùng Đồng bằng sông Hồng. Những ngôi nhà ba gian hai chái với sân vườn, nổi bật với hoa văn được chạm trổ tinh xảo trên mái nhà, trên các cột trụ gỗ lim, hình hoa sen, hình đắp nổi tinh tế cùng những hoa văn Pháp trên cửa sắt, cửa sổ hoà hợp với nhau thành một tổng thể đẹp mắt.

Ngoài kiến trúc độc đáo, làng Cựu còn được biết đến là nơi có nghề may vá. Sở dĩ vào những năm đầu thế kỷ XX, người làng Cựu có thể xây dựng những cơ ngơi bề thế như vậy vì họ khá giả lên với nghề may.

Năm 1921, làng Cựu vốn là một làng thuần nông. Mất mùa, đói kém khiến đời sống người làng Cựu đối mặt nhiều thách thức. Tình cảnh khốn khó buộc hai anh em Phúc Mỹ và Phúc Hưng rời làng lên Hà Nội bươn chải học nghề may. Họ nhanh chóng thạo nghề, trở thành thợ may vest, đầm cho những nhân vật quan trọng. Công việc ăn nên làm ra, họ tích lũy được nhiều tiền bạc và trở về làng xây những biệt thự xa hoa.

Đồng thời, hai anh em Phúc Mỹ và Phúc Hưng đã giúp đỡ, chỉ bảo cho nhiều người dân làng Cựu theo nghề may. Nhờ tài khéo léo của những người thợ làng, các sản phẩm may vá nơi đây từng được người Pháp và giới thượng lưu cả nước tín nhiệm. Những thợ may làng Cựu nhanh chóng có cơ ngơi hoành tráng, biến làng Cựu thành “làng Tây” của Hà Nội.

Tái hiện nghề may xưa của làng Cựu

Vào ngày 21 - 22/12/2024 tới đây, một hành trình trải nghiệm văn hóa và nghệ thuật đậm chất Việt, mở ra những cơ hội giao lưu và hợp tác quốc tế giữa Việt Nam và Italia sẽ diễn ra tại làng Cựu. Đó là chương trình “Làng Cựu - Thời trang, Nghệ thuật và Du lịch” do UBND huyện Phú Xuyên, Công ty Flatform, UBND xã Vân Từ, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, Hiệp hội Việt Nam - Italia và Công ty Truyền thông quốc tế Vạn An phối hợp tổ chức.

Trong chương trình này, nghề may vá có từ thời Pháp thuộc của làng Cựu sẽ được tái hiện qua những bàn may cổ, với các nghệ nhân làng nghề khéo léo thêu từng đường kim, mũi chỉ. Những sản phẩm như áo dài, khăn tay và các phụ kiện thủ công đều mang nét đặc trưng của làng Cựu, thể hiện tài hoa của người thợ Việt xưa. Bên cạnh đó, khách tham quan còn được chiêm ngưỡng quy trình làm đồ gốm, mỹ nghệ tinh xảo với từng công đoạn tỉ mỉ, từ việc tạo hình, chạm khắc đến trang trí hoa văn, tái hiện sinh động một phần di sản văn hóa phong phú của làng nghề truyền thống Việt Nam.

Hoạt động “Meet The Arts” sẽ trưng bày những tác phẩm nghệ thuật và các sản phẩm thủ công truyền thống như đồ gốm sứ, thổ cẩm và đồ mỹ nghệ do các nghệ nhân của làng Cựu chế tác, giúp khách tham quan cảm nhận sâu sắc tinh hoa văn hóa Việt Nam. Đây cũng là cơ hội quý báu để các doanh nghiệp Italia tiếp cận và tìm hiểu về nghệ thuật thủ công truyền thống, mở rộng tiềm năng hợp tác và giao thương giữa hai nước.

Với những người yêu thích thời trang, sự kiện đặc biệt “Fashion Show” sẽ giới thiệu các bộ sưu tập mới nhất, mang đậm dấu ấn truyền thống kết hợp hiện đại. Các nhà thiết kế sẽ tái hiện vẻ đẹp của trang phục truyền thống, được cách tân một cách sáng tạo, qua đó quảng bá văn hóa thời trang Việt Nam và Italia với phong cách thời thượng.

Nét đẹp cổ kính kết hợp phong cách phương Tây giúp làng Cựu thành điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích khám phá và trải nghiệm văn hóa. Hy vọng, làng Cựu trong tương lai sẽ trở thành trung tâm sáng tạo, đóng góp cho mục tiêu phát triển Hà Nội, lấy nguồn lực văn hóa và sáng tạo văn hóa làm nền tảng văn hóa cho quá trình phát triển đô thị bền vững.

Tin cùng chuyên mục

Đội thi Bình Phước đạt giải nhất cuộc thi “Y tế cơ sở giỏi năm 2024”

Đội thi Bình Phước đạt giải nhất cuộc thi “Y tế cơ sở giỏi năm 2024”

(PLVN) - Ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Chung kết Cuộc thi “Y tế cơ sở giỏi năm 2024”. Với tinh thần “Y tế cơ sở: gắn bó với dân, tận tâm phụng sự,” các tiết mục tại đêm chung kết đã truyền tải sâu sắc thông điệp về tình yêu thương với sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người dân; hết lòng vì sự nghiệp y tế và cùng chia sẻ về những khó khăn mà y tế cơ sở đang ngày đêm vượt qua để hoàn thành nhiệm vụ. 

Đọc thêm

Trưng bày chuyên đề 'Phú Thọ - Nghệ An, kết nối miền di sản'

Các đại biểu cắt băng khai mạc trưng bày chuyên đề “Phú Thọ - Nghệ An, kết nối miền di sản".
(PLVN) - Ngày 22/11, tại Bảo tàng Nghệ An, Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Phú Thọ - Nghệ An, kết nối miền di sản". Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

'Cùng chung tay cùng thay đổi - Gắn kết yêu thương'

'Cùng chung tay cùng thay đổi - Gắn kết yêu thương'
(PLVN) - Đây là khẩu hiệu được hô vang tại diễn đàn “Phụ nữ và nam giới cùng chia sẻ” nhằm thể hiện sự đoàn kết, chung tay cùng thay đổi thúc đẩy bình đẳng giới vì một xã hội bình đẳng, văn minh, hạnh phúc.

'Ngàn xưa âm vọng' tôn vinh di sản tuồng Huế

Trong nghệ thuật tuồng, mặt nạ là điểm nhấn độc đáo tạo nên phần hồn của vở diễn.
(PLVN) - “Ngàn xưa âm vọng” là một sự kiện nghệ thuật tôn vinh di sản tuồng Huế trong dịp Festival Huế, tạo ra một lễ hội đường phố vui tươi, có khả năng thu hút du khách và người dân. Chương trình do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức thực hiện với sự kết hợp giữa các yếu tố nghi lễ, quảng diễn (biểu diễn ở không gian rộng, đường phố) với trình diễn sân khấu, để lại nhiều ấn tượng cho người xem.

59 tên sách được chọn vào chung khảo Giải thưởng Sách quốc gia 2024

Ông Nguyễn Nguyên- Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành thông tin về Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia năm 2024 (ảnh Thùy Dương).
(PLVN) -  59 tên sách được Hội đồng chung khảo lựa chọn để trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ bảy thuộc sáu lĩnh vực: Chính trị - kinh tế; Khoa học xã hội và nhân văn; Khoa học tự nhiên và công nghệ; Văn hóa, văn học và nghệ thuật; Thiếu nhi; Sách được bạn đọc yêu thích.

“Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”

Phó Chủ tịch UBND TP Lê Khắc Nam phát biểu khai mạc Hội thảo
(PLVN) - Hôm nay (22/11), tại Hải phòng đã diễn ra Hội thảo “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”. Hội thảo đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, cùng các GS.TS, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, cùng các Viện: triết học, sử học, văn học…

Nhịp cầu Ví, Giặm - Kết nối tinh hoa di sản văn hóa

Chương trình có sự tham gia của hơn 200 nghệ sĩ, ca sĩ.
(PLVN) -  Dân ca Ví, Gặm Nghệ Tĩnh được hình thành và tồn tại qua bao thăng trầm lịch sử, đã minh chứng cho sức sống lâu bền của một sản phẩm văn hóa được sản sinh từ dân gian. Năm 2014 là dấu mốc đặc biệt cho chặng đường hình thành, bảo tồn, phát huy Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ khi được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Nỗ lực đưa làng du lịch ở Việt Nam vươn tầm quốc tế

Các làng quê Việt Nam có nhiều ưu thế để phát triển du lịch. (Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ VH,TT&DL)
(PLVN) - Hiện nay, Việt Nam có hàng nghìn làng quê làm du lịch ở khắp cả nước. Trong đó có rất nhiều ngôi làng mang trong mình vẻ đẹp thiên nhiên trù phú, nền tảng văn hóa, lịch sử hàng trăm, hàng nghìn năm. Đây là một sản phẩm du lịch tiềm năng mà Việt Nam có thể khai thác để thu hút du khách quốc tế.

51 tác phẩm độc đáo tại triển lãm 'Sáng đạo trong đời'

Triển lãm "Sáng đạo trong đời" diễn ra từ ngày 21-28/11/2024 tại Trung tâm triển lãm Tràng Tiền (Hà Nội). (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Bằng những nét vẽ và cách thể hiện tinh tế trên các chất liệu hội họa, 12 hoạ sỹ tham gia triển lãm “Sáng đạo trong đời” đã tái hiện lại những hình ảnh, biểu tượng quen thuộc của Phật giáo theo cách riêng, đưa người xem vào một hành trình tâm linh độc đáo và cảm xúc.

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 - tôn vinh văn hóa Việt

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 "Ẩm thực kết nối” tôn vinh văn hóa Việt. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Với chủ đề "Ẩm thực kết nối”, Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 không chỉ là dịp giới thiệu, quảng bá những nét đẹp văn hóa ẩm thực của các quốc gia, mà còn là cơ hội để thúc đẩy tôn vinh các đẹp văn hóa của Việt Nam, thúc đẩy ngoại giao văn hóa, đẩy mạnh hình ảnh quốc gia và mở rộng, phát huy hơn nữa về tinh thần hợp tác quốc tế.