Vướng mắc trong thực hiện bảo trì đường bộ

Sửa chữa bảo trì tại QL32. (Ảnh: PV)
Sửa chữa bảo trì tại QL32. (Ảnh: PV)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hệ thống đường quốc lộ trên cả nước cần thường xuyên bảo trì, sửa chữa. Thế nhưng hiện nay, công tác bảo trì đường bộ đang gặp vướng mắc, khiến tỷ lệ giải ngân vốn bảo trì ở mức thấp, đồng nghĩa với việc, nhiều tuyến đường chưa được sửa chữa kịp thời.

6 tháng chỉ đạt 28%

Theo Cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN), hiện nay hệ thống quốc lộ nước ta có hơn 25.000km và hơn 6.700 cây cầu. Đây là khối tài sản lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, giúp kết nối, đi lại giữa các vùng miền trong khu vực và cả nước.

Tuy nhiên, trong những năm qua, nguồn lực nhà nước chú trọng đầu tư vào các tuyến đường cao tốc, nhằm tạo những “cú hích” để phát triển kinh tế cả một vùng, trong khi nguồn lực để sửa chữa, bảo trì cho các tuyến quốc lộ vẫn rất hạn chế, nhỏ giọt. Thực tế, nhiều tuyến quốc lộ trong cả nước đã cũ kỹ, xuống cấp.

Mỗi năm, nguồn vốn đầu tư công cho công tác bảo trì của Cục ĐBVN khoảng trên dưới 10.000 tỷ đồng, phải phân bổ cho khắp các đường quốc lộ trên 63 tỉnh, thành. Bảo trì có ba nội dung lớn là sửa chữa thường xuyên, sửa chữa định kỳ và sửa chữa đột xuất. Theo Cục ĐBVN, những năm qua, hàng nghìn km quốc lộ mặt được mở rộng, hàng trăm “điểm đen” về tai nạn giao thông, điểm thường xuyên ngập lụt được sửa chữa, khắc phục. Ngoài ra, hàng nghìn km hộ lan, hàng vạn cọc tiêu, biển báo, hàng chục vị trí xây dựng đường cứu nạn và các công trình an toàn giao thông khác đã được sửa chữa, bổ sung trên hệ thống quốc lộ trên toàn quốc.

Năm 2024, Cục ĐBVN được giao khoảng 11.500 tỷ đồng vốn bảo trì đường bộ. Nguồn vốn này một phần được Cục ĐBVN trực tiếp làm nhiệm vụ chủ đầu tư, phần còn lại phân về các tỉnh, giao cho các Sở Giao thông vận tải (GTVT) làm chủ đầu tư. Với nguồn vốn như vậy, những tưởng công tác bảo trì đường bộ sẽ được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả, giúp những con đường xuống cấp được sửa chữa kịp thời, tạo thuận lợi nhất để người dân đi lại. Thế nhưng, công tác bảo trì đường bộ không được dễ dàng thực hiện như vậy. Theo Cục ĐBVN, tính đến hết tháng 6/2024, các đơn vị mới giải ngân được trên 3.200 tỷ đồng, tức chỉ đạt 28%. Đây là mức giải ngân thấp. Mà nguyên nhân chủ yếu là do thủ tục.

Thủ tục đầu tư mất nhiều thời gian

Theo ông Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc Sở GTVT Bắc Giang, thực hiện Luật Đấu thầu năm 2023, áp dụng từ 1/1/2024 trong việc thực hiện các dự án bảo trì đường bộ tốn nhiều thời gian, liên quan đến hạn mức chỉ định thầu. Cụ thể, trước đây, chỉ định thầu được áp dụng với các gói thầu xây lắp dưới 1 tỷ đồng và gói tư vấn dưới 500 triệu đồng, nhưng nay gói xây lắp và gói tư vấn dưới 100 triệu đồng mới được áp dụng chỉ định thầu. Ông Tùng cho biết, do phải thực hiện theo Luật Đấu thầu mới nên quy trình, thủ tục kéo dài, tốn nhiều thời gian, công sức, trong khi tổng mức đầu tư các gói thầu bảo trì đường bộ thường rất nhỏ. “Tiến độ giải ngân vốn bảo trì năm nay của Sở GTVT Bắc Giang đến nay đạt gần 50%”, ông Tùng nói và cho biết, 6 tháng đầu năm vẫn giữ được mức giải ngân tốt như vậy là do nhiều gói thầu đã được xây dựng từ năm ngoái, khi chưa vướng Luật Đấu thầu mới.

Cùng quan điểm, ông Nguyễn Quốc Ân, Phó Giám đốc Sở GTVT Bắc Ninh cho biết, thực hiện Luật Đấu thầu 2023, các dự án bảo trì đường bộ tốn nhiều thời gian. “Có những gói thầu được Cục ĐBVN duyệt 9 - 10 triệu nhưng vẫn phải qua đấu thầu”, ông Ân nói và cho biết, đặc thù các gói thầu trong bảo trì đường bộ thường nhỏ, nhưng thủ tục phải bảo đảm qua các khâu, nên thời gian bị kéo dài. “Có những gói thầu, việc thực hiện ngoài hiện trường chỉ khoảng 2 tháng là xong nhưng thủ tục đầu tư rất phức tạp, ngốn thời gian”, ông Ân nói.

Lãnh đạo Sở GTVT Bắc Ninh chia sẻ thêm, trước đây công tác sửa chữa đột xuất dưới 500 triệu đồng được chỉ định thầu, nhưng nay phải dưới 100 triệu. “Ví dụ hỏng biển báo giao thông hay một số hạng mục nhỏ thì nếu chỉ định thầu sẽ làm đơn giản, nhanh, nhưng khi phải đấu thầu sẽ mất nhiều thời gian. Việc này đánh mất tính kịp thời khắc phục các sự cố, bảo đảm an toàn giao thông”, ông Ân nói.

Ông Nguyễn Mạnh Thắng, Phó Cục trưởng Cục ĐBVN thừa nhận, công tác thực hiện các dự án bảo trì đường bộ trong năm nay còn chậm. Nguyên nhân do việc hoàn thiện các thủ tục đầu tư còn kéo dài. Danh mục dự án bảo trì nhiều, nhỏ lẻ, dẫn đến khối lượng công việc lớn. Ngoài ra, nhiều chủ đầu tư còn thụ động, chưa tích cực tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Duy Lâm cho biết, qua theo dõi hàng năm cho thấy, Cục ĐBVN có đến 1.500 - 1.600 đầu mục bảo trì đường bộ là quá nhiều. Do đó, lãnh đạo Bộ GTVT cho rằng, cần nghiên cứu, tham mưu đề xuất cách làm mới. Cần thay đổi, thu gọn lại, giảm bớt đầu mục dự án, lập gói thầu lớn để thu hút doanh nghiệp có năng lực tham gia.

Đọc thêm

Có nhiều ưu đãi với nguồn vốn thực hiện đề án một triệu héc-ta lúa phát thải thấp

Có nhiều ưu đãi với nguồn vốn thực hiện đề án một triệu héc-ta lúa phát thải thấp
(PLVN) -  Các dự án thuộc Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” sẽ có nhiều ưu đãi về nguồn vốn. Hiện các động thái để triển khai đề án đã được ngành ngân hàng thực hiện.

Siêu cảng Chancay 'cầu nối' khai mở thị trường xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Mỹ Latinh

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo dự báo, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Mỹ Latinh có thể tăng trưởng lên đến 10% mỗi năm nếu có sự cải thiện về logistics và kết nối giao thông. Siêu cảng Chancay tại Peru, được kỳ vọng trở thành trung tâm logistics hàng đầu khu vực, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Mỹ Latinh và châu Á, bao gồm Việt Nam.

Tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan: Khuyến khích doanh nghiệp tham gia chương trình

Cục trưởng Cục Quản lý rủi ro Nguyễn Nhất Kha. (Ảnh: QH)
(PLVN) - Tại Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan: Góc nhìn từ hai phía” được tổ chức mới đây, Cục trưởng Cục Quản lý rủi ro (Tổng cục Hải quan) Nguyễn Nhất Kha nhấn mạnh, cơ quan Hải quan khuyến khích các doanh nghiệp tham gia Chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan, đặc biệt là các doanh nghiệp chưa tuân thủ để hỗ trợ trở thành doanh nghiệp tuân thủ.

Hải Phòng phấn đấu vượt thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu

Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Thọ phát biểu chỉ đạo cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 15/10, Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Đức Thọ họp Tổ công tác đôn đốc chống thất thu thuế xuất, nhập khẩu và thu phí sử dụng hạ tầng khu vực cửa khẩu cảng biển; nghe báo cáo kết quả thu 9 tháng và triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2024.

Hợp đồng điện tử đóng vai trò 'nút thắt cuối cùng' trong chuỗi chuyển đổi số

Cục trưởng Lê Hoàng Oanh phát biểu tại diễn đàn.
(PLVN) - Quy mô thương mại điện tử của Việt Nam không chỉ mở ra cơ hội lớn mà còn thúc đẩy doanh nghiệp nhanh chóng thích nghi và đạt những bước tiến quan trọng trong quá trình chuyển đổi số. Trong đó hợp đồng điện tử được coi là “nút thắt cuối cùng” trong chuỗi chuyển đổi số, đảm bảo sự minh bạch và tự động hóa giữa các bên tham gia, từ khách hàng, đối tác đến quản lý nội bộ. 

Tháp Thần nông tại Bắc Ninh được công nhận Kỷ lục thế giới

Tháp Thần nông tại Bắc Ninh được công nhận Kỷ lục thế giới
Tối 13/10, tại xã Lâm Thao, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh, Liên minh Kỷ lục thế giới phối hợp với Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam và Tổ chức Kỷ lục gia Việt Nam Vietkings tổ chức trao Bằng công nhận Kỷ lục thế giới với Tháp Thần nông làm từ cối đá tạo hình hạt lúa lớn nhất thế giới.

Diễn đàn nông dân quốc gia - 'Lắng nghe nông dân nói'

Diễn đàn nông dân quốc gia - 'Lắng nghe nông dân nói'
(PLVN) - Sáng 14/10, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) phối hợp tổ chức Diễn đàn nông dân quốc gia lần thứ 9 năm 2024 với chủ đề: Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ NN-PTNT "Lắng nghe nông dân nói".

Xây dựng hệ sinh thái tận dụng FTA - Cơ hội cho ngành thủy sản

Hình ảnh buổi tọa đàm do Báo Công thương tổ chức.
(PLVN) - Với đường bờ biển 3.260km trải dài từ Bắc xuống Nam, Việt Nam là khu vực được mẹ thiên nhiên ưu đãi cho nguồn thuỷ sản phong phú. Đồng thời, nhờ vào lợi thế vùng đặc quyền kinh tế biển vô cùng rộng lớn. Vì vậy, nước ta có điều kiện cực kỳ thuận lợi để phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản.

Doanh nghiệp lớn cần tiên phong giải quyết các vấn đề quốc gia

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã luôn đồng hành cùng doanh nghiệp - (Ảnh VGP).

(PLVN) - Đó là lời nhắn nhủ của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng tới cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Ông cho rằng các doanh nghiệp lớn cần đi đầu trong việc giải quyết các vấn đề quốc gia, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển, góp phần nâng cao năng lực quản trị, đổi mới công nghệ và khẳng định thương hiệu Việt trên trường quốc tế.

Tổng cục Thuế chúc mừng các doanh nghiệp nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam

Cục trưởng Cục Thuế DN lớn Nguyễn Bằng Thắng trao Thư của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế chúc mừng đội ngũ DN và Doanh nhân Việt Nam (ảnh:TCT)
(PLVN) - Trong chuỗi sự kiện chúc mừng Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 - 13/10/2024), Tổng cục Thuế đã tổ chức Đoàn công tác đến chúc mừng một số doanh nghiệp lớn tiêu biểu trong chấp hành tốt chính sách pháp luật về thuế, tham gia tích cực vào chương trình chuyển đổi số quốc gia, đóng góp tích cực vào ngân sách nhà nước…

Doanh nhân Tân cảng Sài Gòn “Vững vàng bứt phá - Vượt sóng vươn xa”

Phó Đô đốc Trần Thanh Nghiêm và ông Nguyễn Hữu Nam tặng hoa chúc mừng Ban Lãnh đạo Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn
(PLVN) - Tối 11/10, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn tổ chức gặp mặt kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 - 13/10/2024); tổng kết 10 năm “Quỹ phụng dưỡng suốt đời Mẹ Việt Nam anh hùng, thân nhân liệt sỹ”. Phó Đô đốc Trần Thanh Nghiêm, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh Hải quân dự chúc mừng.