Vướng luật: Công trình thiếu vốn, tiền nằm trong kho

Trong báo cáo gửi Quốc hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho rằng có những quy định “quả trứng con gà” trong Luật Đầu tư công, trong khi nhiều bộ, ngành, địa phương đang than phiền về những bất cập trong quá trình thực thi Luật này.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư công. Tuy mới có hiệu lực chưa lâu, nhưng bên cạnh các điểm tích cực, những vướng mắc trong Luật chính là một nguyên nhân quan trọng dẫn tới tình trạng chậm trễ giải ngân vốn đầu tư công trong những tháng đầu năm nay.

Theo Bộ Tài chính, tính đến ngày 15/6, tổng số vốn đầu tư công đã thanh toán mới đạt 85.000 tỉ đồng, đạt 23,9% tổng kế hoạch năm 2017. Trong khi đó, vốn dư gửi tại Kho bạc Nhà nước lúc nào cũng khoảng 120.000 tỷ đồng.

Những vướng mắc trong thủ tục phê duyệt dự án đang ảnh hưởng tới tiến độ giải ngân vốn đầu tư công - Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Những vướng mắc trong thủ tục phê duyệt dự án đang ảnh hưởng tới tiến độ giải ngân vốn đầu tư công - Ảnh chỉ mang tính chất minh họa

Than phiền từ các địa phương

Theo UBND Thành phố Đà Nẵng, tới ngày 30/6, địa phương mới giải ngân được gần 25% kế hoạch được giao từ đầu năm. Bên cạnh khâu “kẹt nhất” là đền bù, giải phóng mặt bằng, thì theo địa phương này, thủ tục còn giao vốn cũng rất rườm rà. Dự án phải được phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật, phê duyệt thiết kế dự án, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu…

Đặc biệt, theo Đà Nẵng, mặc dù Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết ngay từ đầu năm đã giao kế hoạch vốn, nhưng tới ngày 28/4 Bộ mới giao vốn chi tiết. Trong khi Đà Nẵng có rất nhiều công trình, dự án lớn cũng phải chờ các dự án nhỏ, nên tiến độ chung bị kéo chậm lại. Tính ra, các địa phương phải ít nhất 3 lần chờ phê duyệt từ Trung ương mới được triển khai dự án.

Còn UBND TP Hồ Chí Minh cho biết “đang rất vướng” với việc các dự án phải điều chỉnh liên tục nhưng cứ điều chỉnh là phải xin phép Hội đồng Nhân dân, trong khi Hội đồng Nhân dân 1 năm chỉ họp có 2 kỳ.

Theo UBND tỉnh Bình Dương, một vướng mắc là với các gói tư vấn thiết kế thi công – dự toán có giá trị trên 500 triệu đồng, chủ đầu tư cũng phải thực hiện đấu thầu rộng rãi, trong khi trước đây gói thầu xây lắp dưới 5 tỷ đồng và gói thầu tư vấn dưới 3 tỷ đã được chỉ định thầu. Điều này dẫn tới thời gian kéo dài hơn so với trước đây.

Theo đánh giá của Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc, việc giải ngân nguồn vốn đạt thấp là do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là các vướng mắc liên quan đến việc triển khai thực hiện Luật Đầu tư công. Cụ thể là đến nay, Vĩnh Phúc chưa kiện toàn được Ban Quản lý xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án xây dựng khu vực nên có nhiều dự án đã có mặt bằng, được bố trí vốn nhưng không thể triển khai được, nhất là trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo.

Cùng với đó, muốn điều chỉnh vốn từ dự án chậm tiến độ sang dự án khác có khả năng đẩy nhanh tiến độ thì phải báo cáo và xin phép Bộ Kế hoạch Đầu tư, rất mất thời gian.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đào Quang Thu thừa nhận quy trình phân bổ vốn đầu tư công hiện nay “quá ôm đồm”. Việc thiết kế Luật Đầu tư công là nhằm mục tiêu tránh đầu tư dàn trải, lãng phí, “kiểm soát từng đồng tiền thuế của dân”, nhưng thực thi lại vướng mắc.

“Cần tăng cường phân cấp cho các địa phương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hậu kiểm thôi, nếu Bộ không phản đối thì cứ tự động làm. Có nên quy định Thủ tướng Chính phủ có giao kế hoạch vốn từ A đến Z, từ dự án nghìn tỷ đến mấy trăm triệu hay không. Các dự án của các tổ chức chính trị-xã hội có giá trị vài tỷ đồng có cần phải Thủ tướng duyệt không?”, ông Thu bày tỏ quan điểm.

Theo lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thay vì quy định Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn từ A đến Z như hiện nay, chỉ nên quy định Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch với các dự án lớn, quan trọng và có thể phê duyệt thêm danh mục khởi công mới. Ông Thu cũng thừa nhận bất cập trong việc “xử lý nguồn vốn từ năm trước sang năm sau, vẫn ở đơn vị đó mà cũng phải lên Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mất tới 6 tháng”.

Cùng với đó là quy trình thủ tục với dự án lớn cũng tương tự như với dự án nhỏ, trong khi lẽ ra chỉ những dự án lớn mới cần báo cáo tiền khả thi, còn dự án nhỏ thì chỉ cần báo cáo kinh tế- kỹ thuật…

Bà Mai Thùy Dương, Phó Vụ trưởng Vụ Đầu tư (Bộ Tài chính) cũng cho rằng việc Bộ Kế hoạch và Đầu tư “ôm hết” khiến quy trình đầu tư, giải ngân kéo dài, trong khi “ôm hết về cũng không làm được”.

Dự án có trước hay nguồn vốn có trước?

Trong báo cáo mới đây gửi Quốc hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã chỉ ra nhiều vấn đề trong triển khai Luật Đầu tư công. Trong đó, phát sinh chuyện “con gà, quả trứng”, lúng túng và chưa thống nhất trong khâu xử lý trong xây dựng danh mục dự án đầu tư công.

Cụ thể: khi lập kế hoạch đầu tư công, phải có danh mục dự án đăng ký kế hoạch thì mới xác định được khả năng cân đối nguồn vốn. Nhưng, ở chiều ngược lại, để phê duyệt được chủ trương đầu tư 1 dự án và đưa vào đăng ký kế hoạch thì phải dự kiến được khả năng cân đối nguồn vốn.

“Hệ quả của vấn đề này là mất rất nhiều thời gian để thống nhất cách tiếp cận và hoàn thiện thủ tục của các dự án đầu tư công”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ rõ.

Được biết, để kịp thời khắc phục những bấp cập trong quá trình triển khai, thực hiện Luật Đầu tư công cho các địa phương, mới đây, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã ký công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố.

Theo công văn này, có tới 12 nhóm vấn đề mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ghi nhận các phản hồi từ các địa phương liên quan đến việc triển khai thực hiện Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng như các quy định tại Nghị quyết số 60 của Chính phủ.

Mới đây nhất, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất sửa đổi Luật Đầu tư công theo hướng đẩy mạnh phân cấp, giảm thủ tục phê duyệt; ủy quyền cho phép các bộ, ngành địa phương chủ động chuyển kế hoạch vốn hoặc đề nghị điều chuyển kế hoạch vốn giữa các dự án trong tổng kế hoạch vốn được giao phù hợp với tiến độ thực hiện dự án trên tinh thần đúng thẩm quyền và ưu tiên vốn cho các dự án kết thúc trong năm 2017 và các dự án có tiến độ giải ngân tốt.

Cùng với đó, nghiên cứu đề xuất bổ sung vào Luật Đầu tư công về quy trình riêng áp dụng đối với dự án ODA và vay ưu đãi nhằm tinh giản thủ tục, giảm bớt chi phí phát sinh do quy định gây ra…

Đọc thêm

Cảng Hải Phòng đón nhận Huân chương lao động Hạng Nhì

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, ông Nguyễn Hoàng Anh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trao Bằng khen cho Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng.
(PLVN) - Ngày 20/11, Công ty CP Cảng Hải Phòng tổ chức Lễ kỷ niệm 95 năm Ngày truyền thống Đảng bộ và Đội ngũ công nhân Cảng (24/11/1929-24/11/2024); 95 năm Ngày thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của Cảng Hải Phòng (28/11/1929-28/11/2024) và đón nhận Huân chương lao động Hạng Nhì.

Chỉ có 28% hồ thủy lợi được lập quy trình vận hành

Chỉ có 28% hồ thủy lợi được lập quy trình vận hành
(PLVN) - Sáng 19/11, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT tổ chức diễn đàn “Nâng cao hiệu quả thông tin, cảnh báo, đảm bảo vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới". Sự kiện nêu ra những vấn đề cấp bách của hệ thống các hồ, đập thủy lợi đang “gánh” trên vai nhiều nhiệm vụ trọng yếu của quốc gia.

Thúc đẩy hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Pháp

Thúc đẩy hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Pháp
(PLVN) - Sáng 19/11, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến đã làm việc với đoàn đại biểu Nghiệp đoàn Giới chủ Pháp (MEDEF) do ông Francois Corbin làm trưởng đoàn, trong khuôn khổ hai nước thúc đẩy hợp tác kinh tế và đầu tư.

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá: Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Toàn cảnh Toạ đàm "Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và chống buôn lậu thuốc lá – Những vấn đề đặt ra" diễn ra chiều nay, tại Hà Nội.
(PLVN) -  Theo các chuyên gia, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với thuốc lá là cần thiết. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu chính sách đề ra, cần có lộ trình tăng thuế hợp lý, đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu hạn chế tiêu dùng và ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

Ngành tôm bứt phá, dự báo đạt 4 tỷ USD trong năm 2024

Ngành tôm bứt phá, dự báo đạt 4 tỷ USD trong năm 2024

(PLVN) - Trong 10 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu tôm Việt Nam đạt 3,2 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường lớn như Trung Quốc, Mỹ và EU đều ghi nhận tăng trưởng tích cực. Với giá tôm cải thiện và nhu cầu nhập khẩu tăng cao, dự báo mục tiêu 4 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong năm nay là hoàn toàn khả thi.

Quyết tâm gỡ 'thẻ vàng' IUU của EC

Việt Nam quyết tâm gỡ “thẻ vàng” IUU trong năm 2024. (Ảnh minh họa: CTV)
(PLVN) - Ngày 18/11, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến đã họp với các đơn vị liên quan để thực hiện kế hoạch của Chính phủ chỉ đạo làm việc với Đoàn thanh tra Ủy ban Châu Âu (EC) về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp (IUU) lần 5.

Chờ tỉnh và huyện để kéo dây giải tỏa công suất Nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4

Đại diện NPTPMB báo cáo lãnh đạo EVNNPT về tiến độ Dự án đường dây 220kV Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 - rẽ Mỹ Xuân - Cát Lái.
(PLVN) - Ban Quản lý Dự án truyền tải điện (NPTPMB) hạ quyết tâm hoàn thành Dự án đường dây 220kV Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 - rẽ Mỹ Xuân - Cát Lái trong quý III/2025 để có thể cùng các đơn vị thuộc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) thực hiện việc giải tỏa công suất Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4.

Tiềm năng huy động vốn tư nhân cho phát triển xanh

Quản lý nước là một trong những dự án được ưu tiên cho vay để bảo vệ môi trường. (Ảnh minh họa/Vneconomy)
(PLVN) - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) mới phát hành thành công 2.000 tỷ đồng trái phiếu xanh để cho vay các dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường và dự án mang lại lợi ích về môi trường. Điều này cho thấy nhu cầu về trái phiếu xanh là rất lớn và là tín hiệu tích cực về tiềm năng trong việc huy động dòng vốn từ khối tư nhân cho quá trình chuyển đổi hướng đến phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam.

Ba kịch bản tăng trưởng điện trong năm 2025

Bảo đảm đủ điện trong mọi tình huống năm 2025. (Ảnh: EVN).
(PLVN) - Cuộc họp về Kế hoạch cung cấp điện năm 2025 đã thống nhất 3 kịch bản tăng trưởng điện năng, trong đó ở kịch bản cực đoan, tăng trưởng điện phải đạt từ 14 - 15% trở lên, các tháng mùa khô phải đạt 16% trở lên.

Bắc Ninh: 3 mũi nhọn đột phá tạo ra sự hấp dẫn với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế

Hình ảnh khu công nghiệp tại Bắc Ninh.
(PLVN) - 9 tháng đầu năm 2024, Ban quản lý các khu công nghiệp (Bắc Ninh) cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 129 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 1,8 tỷ USD (101 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 1.483,54 triệu USD; 28 dự án trong nước với tổng vốn 7.965,6 tỷ VNĐ tương đương 332,64 triệu USD). Tổng vốn đầu tư cấp mới và điều chỉnh trong các KCN, kể từ đầu năm đến nay đạt 3,4 tỷ USD, (đứng đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư FDI).

VNPT giới thiệu hệ sinh thái số toàn diện tại Diễn đàn quốc gia Phát triển Kinh tế số & Xã hội số lần thứ II

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tham khu trình diễn các giải pháp số của VNPT tại Diễn đàn Quốc gia Phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II. (Ảnh: Chi Tưởng)
(PLVN) - Những “lát cắt” của các thành tựu bước đầu trên hành trình làm chủ công nghệ số và cung cấp hệ sinh thái số trong mọi lĩnh vực đời sống KTXH đã được Tập đoàn VNPT giới thiệu tại Diễn đàn Quốc gia Phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương tổ chức.

Sẽ sớm chính thức thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Diễn đàn thu hút gần 400 khách mời trong nước và quốc tế tham dự. (Ảnh trong bài: Vũ Vân Anh)
(PLVN) - Đà Nẵng đang hoàn thiện đề án trình Thủ tướng Chính phủ vào cuối năm 2024, sớm chính thức thành lập Khu thương mại tự do (Free Trade Zone - FTZ) Đà Nẵng. Thông tin này vừa được công bố tại Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics TP Đà Nẵng”, tổ chức hôm qua (14/11).

Trị tận gốc hành vi chuyển giá trốn thuế

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 218/NQ-CP ngày 12/11/2024 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2024. Một trong các nhiệm vụ được nêu rõ phải quyết liệt thực hiện nhằm thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; là “thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý thu, chống thất thu, chuyển giá trốn thuế, đặc biệt trong hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh ăn uống… bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, mở rộng cơ sở thu”.

Thúc đẩy đầu tư tín dụng nông nghiệp công nghệ cao

Mô hình trồng rau trong nhà kính. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Để đẩy mạnh đầu tư tín dụng có hiệu quả phục vụ phát triển nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ phối hợp với các Bộ, ngành, đơn vị đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách, tạo thuận lợi tối đa cho đầu tư vào lĩnh vực này.