Vụ xả súng kinh hoàng ở Dallas: Cảnh sát Mỹ bị phục kích thế nào?

Tuần hành trước vụ tấn công
Tuần hành trước vụ tấn công
(PLO) -Theo cảnh sát, những kẻ tấn công đã trà trộn vào đoàn người biểu tình và lên kế hoạch xả súng. Các đối tượng sử dụng súng trường, chọn đứng ở những vị trí thuận lợi gần tuyến đường đoàn biểu tình đi qua để hành động. Chúng đã phục kích và nổ súng với ý định rõ ràng muốn sát hại và làm bị thương càng nhiều cảnh sát càng tốt.

Các tay súng phối hợp nã đạn

Cảnh sát trưởng David Brown của thành phố Dallas, bang Texas cho biết, các tay bắn tỉa khoanh vùng khu trung tâm nơi người biểu tình tuần hành thể hiện sự phẫn nộ trước cái chết của hai người đàn ông Mỹ gốc Phi và "có một số hiểu biết về hành trình" họ sẽ đi. Khi vào vị trí theo dõi cuộc biểu tình, những tay súng có phối hợp nã đạn từ "vị trí trên cao", nhằm vào các sĩ quan theo kiểu "phục kích".

Các tay súng bắn tỉa đã nhả đạn vào 12 cảnh sát từ các vị trí ở trên cao và khi đọ súng, khiến bốn cảnh sát thiệt mạng tại hiện trường, một người không qua khỏi tại bệnh viện và bảy người bị thương. Cảnh sát thứ 11 trúng đạn khi đấu súng với một nghi phạm. 

Theo cảnh sát, những kẻ tấn công đã trà trộn vào đoàn người biểu tình và lên kế hoạch xả súng. Các đối tượng sử dụng súng trường, chọn đứng ở những vị trí thuận lợi gần tuyến đường đoàn biểu tình đi qua để hành động. Chúng đã phục kích và nổ súng với ý định rõ ràng muốn sát hại và làm bị thương càng nhiều cảnh sát càng tốt.

Ngay sau vụ tấn công ở Dallas, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã gọi hành động tấn công cảnh sát là “xấu xa, đầy toan tính và hèn hạ”. Từ Warsaw (Ba Lan) để tham dự Hội nghị thượng đỉnh NATO cùng các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU), Tổng thống Obama cho biết ông đã gọi điện cho Thị trưởng Dallas để chia buồn và cam kết hỗ trợ truy lùng nghi phạm.

"Cảnh sát ở Dallas đang làm nhiệm vụ của họ để bảo vệ an toàn của người dân trong một cuộc biểu tình hòa bình. Những nhân viên hành pháp đó lại trở thành mục tiêu. Tôi nói thay cho mỗi công dân Mỹ, khi tôi nói rằng chúng ta lo ngại và chúng ta đoàn kết vì người dân và lực lượng cảnh sát ở Dallas", Tổng thống Mỹ nói, và không quên nhắc rằng cuộc tấn công ở Dallas là dịp để tất cả thấy được những hy sinh mà lực lượng cảnh sát dành cho người dân.

Cảnh sát Mỹ truy tìm nghi phạm xả súng

 Cảnh sát Mỹ truy tìm nghi phạm xả súng

Ông Obama cũng một lần nữa nhắc tới vấn đề các vũ khí tấn công đang đe dọa người dân Mỹ. "Chúng ta biết rằng khi người dân dễ dàng có các vũ khí mạnh, nó khiến những cuộc tấn công như thế này (vụ việc ở Dallas) trở nên đẫm máu hơn, bi kịch hơn", BBC dẫn lời Obama nói. "Và trong những ngày tới đây, chúng ta cũng sẽ phải cân nhắc về thực tế này”.

Ông Obama từng nhiều lần bày tỏ mong muốn có những cách kiểm tra lý lịch nghiêm khắc hơn và hạn chế các vũ khí có khả năng sát thương cao. Tuy nhiên, Quốc hội Mỹ không thể hiện nhiều sự đồng thuận với Obama trong việc theo đuổi các biện pháp này.

Tổ chức cực đoan khoe “chiến tích”

Theo tờ The Sun (Anh) và RT (Nga), một ngày sau vụ tấn công tại Dallas, nhóm cực đoan mang tên Tổ chức Chính trị Quyền lực Đen (BPPO) đã lên tiếng ca ngợi vụ tấn công và nhận trách nhiệm gây ra vụ việc này.

Trên mạng xã hội Facebook, BPPO đăng tải thông điệp với nội dung khoe khoang có sát thủ bắn tỉa ở khắp nơi và cảnh báo sẽ có thêm nhiều vụ xả súng nữa.

Ngoài ra, BPPO còn mô tả có liên hệ với nhóm cực đoan Black Panthers thành lập từ thập niên 60 của thế kỷ trước, đồng thời tiết lộ mục đích “giải phóng người Phi và người da đen khỏi sự kiểm soát của các nước không xuất thân từ cộng đồng da màu; giúp người da đen phát triển bản thân và khả năng của mình”.

BPPO lập tài khoản Facebook cách đây 5 tháng. Trước đó, ngày 19/5, tổ chức này chia sẻ một trang Wikipedia mô tả chi tiết về các cuộc ám sát. Một thông điệp khác của BPPO có đề cập tới Alton Sterling, một người da màu bị cảnh sát bắn chết tại bang Louisiana của Mỹ khi đang bán đĩa CD ngày 5/7: “Công lý sẽ được thực thi cho Alton Sterling!”.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.