Vũ Hữu Định và… Chút gì để nhớ

Vũ Hữu Định tên thật là Lê Quang Trung, sinh năm Nhâm Ngọ, 1942, tại Huế, nhưng định cư ở Đà Nẵng lâu năm và thường xuyên tham gia trong nhóm sinh hoạt Văn học Nghệ thuật Quảng Đà. Trước 1975, anh làm thơ rất nhiều, song đợi đến khi Phạm Duy phổ nhạc bài thơ “Còn một chút gì để nhớ” và qua tiếng hát vượt thời gian của Thái Thanh, mới thực sự chắp đôi cánh tuyệt vời cho ý thơ anh bay bổng. Vũ Hữu Định qua đời tại nhà một người bạn bên bờ sông Đà Nẵng vào một đêm trăng tháng Giêng (16-1 âm lịch) tuyệt đẹp năm Tân Dậu 1981.

Vũ Hữu Định tên thật là Lê Quang Trung, sinh năm Nhâm Ngọ, 1942, tại Huế, nhưng định cư ở Đà Nẵng lâu năm và thường xuyên tham gia trong nhóm sinh hoạt Văn học Nghệ thuật Quảng Đà. Trước 1975, anh làm thơ rất nhiều, song đợi đến khi Phạm Duy phổ nhạc bài thơ “Còn một chút gì để nhớ” và qua tiếng hát vượt thời gian của Thái Thanh, mới thực sự chắp đôi cánh tuyệt vời cho ý thơ anh bay bổng. Vũ Hữu Định qua đời tại nhà một người bạn bên bờ sông Đà Nẵng vào một đêm trăng tháng Giêng (16-1 âm lịch) tuyệt đẹp năm Tân Dậu 1981.

“Còn một chút gì để nhớ” là tên một bài thơ của Vũ Hữu Định, viết về thành phố Pleiku, khi anh ghé đến thăm người bạn gái nhỏ vào năm 1970. Bài thơ in lần đầu cùng năm trên tuần báo Khởi Hành và trở nên phổ biến rộng rãi, được nhiều người hết sức yêu chuộng, sau khi nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc.

Phạm Duy cho biết, ông đã từng tìm gặp Vũ Hữu Định ở Pleiku trong một chuyến đi tìm cảm hứng và nhất là tìm hiểu tâm trạng những nhà thơ trẻ, đại đa số khi ấy đang đi lính hay đang trốn lính. Khi chọn và phổ nhạc bài thơ của Vũ Hữu Định, ông không thêm bớt một chữ nào. Ông đã giữ nguyên vẹn cấu trúc cũng như vận tiết của bài thơ, chỉ dùng một thanh âm có bán cung của dân ca Jarai hay Banar để gợi cái không khí cao nguyên và một chuyển giọng ở đoạn cuối để cho bài ca có thêm màu sắc.

Tuy nhiên, trong trường hợp này, phải thừa nhận, Vũ Hữu Định đã nhanh chóng chớp thời cơ, khẳng định tên tuổi của mình qua hàng loạt bài thơ xuất sắc, khí phách, ngang tàng trên văn đàn.

Vũ Hữu Định cũng tạo ấn tượng với giới văn nghệ miền Nam bằng chuyến giang hồ cùng nhạc sĩ Trần Quang Lộc khi vào Sài Gòn làm đình đám tại Hội quán Cây tre của ca sĩ Khánh Ly để giới thiệu thơ anh và nhạc Trần Quang Lộc. Thời gian Vũ Hữu Định lang bạt tại Sài Gòn, nhà thơ Du Tử Lê kể lại: “Lúc này là thời gian Nguyễn Tất Nhiên (tác giả nhiều bài thơ cũng được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc nổi tiếng như Thà như giọt mưa, Em hiền như masoeur...) “tha” người về nhà tôi nhiều nhất. Trong số những người Nhiên tha về đó, có Vũ Hữu Định. Nhiên cười toe bảo, Vũ Hữu Định đấy anh. Em Pleiku má đỏ môi hồng đó anh...”. Du Tử Lê cũng nói rõ: “Điều tôi thích nhất nơi Vũ Hữu Định, là Định không bao giờ thảo luận văn chương với tôi. Định cũng rất ít khi bắt tôi phải nghe thơ của anh (điểm này, hoàn toàn trái ngược với Nguyễn Tất Nhiên). Định cũng không màu mè, không lên gân, không tác điệu cho ra vẻ của một người làm thơ. Cần gì, Định nói thẳng thành lời, chẳng quanh co rào đón. Bên trong cái dáng vẻ cục mịch, hơi ngơ ngác, Vũ Hữu Định, trong ghi nhận của tôi còn là một người rất ý tứ...”.

Sinh thời, vốn trải chịu một cuộc đời đầy đắng cay, lận đận, có lẽ vì vậy, mà thơ của Vũ Hữu Định thường mang tâm trạng u hoài, ta thán về một kiếp người lỡ vận: “Ta đã hát khúc hát đời lỡ vận. Hát âm u trong đêm tối một mình”. Hình như, với nhà thơ, đêm tối lúc nào cũng là cái phông thẳm sâu của kiếp người, của những bước chân đi không bao giờ đến đích: “Một ngày gió tạnh bên vườn cỏ hoang. Ta nhìn con sâu đo đoạn đời buồn. Em có biết dưới lá mòn hạnh phúc. Trên chân sâu từng ngày tháng héo hon”.

Tuy nhiên, đặc sắc hơn cả là những bài thơ Vũ Hữu Định viết về rượu và chuyện giang hồ. Hầu như phần lớn nội dung các sáng tác của anh đều quanh quẩn ở hai chủ đề này. Chẳng hạn về rượu: “Một ngày rượu uống sao không mềm môi. Một ngày nhớ nhau gió xé mây trời. Cỏ cây cũng gục trong sầu ngất. Một ngày quạnh hiu chết chậm trong đời”(Ngày quạnh hiu). Hoặc: “...Cảm đau thân thế người trong sử. Rượu đắng cay mà sao thấy ngon” (Đêm mưa thiếu rượu nhớ Lý Hạ).

Về chuyện giang hồ, đoạn thơ dưới đây được nhiều người biết hơn cả: “Chiều dựng. Mùa đông mây xám ngắt. Núi cao trời thấp có ta về. Giang hồ đâu có ai phong ấn. Mà nghĩ từ quan trở lại quê”(Chẳng hay).

Vào khoảng năm 1996, một số thân hữu của nhà thơ Vũ Hữu Định đã góp tay, góp tài chánh để thực hiện tập thơ Còn chút gì để nhớ do NXB Trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh ấn hành. Tuy nhiên, đến nay, nhiều người cho rằng vẫn còn nhiều bản thảo của anh lưu lạc trên bạn bè chưa tập hợp đầy đủ.

TRẦN TRUNG SÁNG

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.