Theo chân đoàn công tác của Hội khuyến học tỉnh Quảng Nam, chúng tôi tìm đến nhà vợ chồng ông Khương Hưu và bà Võ Thị May (thôn Trà Đông, xã Trà Vinh, huyện Duy Xuyên) - một gia đình nông dân nghèo nhưng có đến 5 người con đang theo học tại các trường đại học uy tín và 3 người đã tốt nghiệp.
Đây là gia đình tiêu biểu của mô hình Gia đình hiếu học tại tỉnh Quảng Nam.
Cả 2 vợ chồng ông đều sinh ra và lớn lên trong gia đình nghèo khó, hai người không ai học hết lớp 9.
Đây là gia đình tiêu biểu của mô hình Gia đình hiếu học tại tỉnh Quảng Nam.
Cả 2 vợ chồng ông đều sinh ra và lớn lên trong gia đình nghèo khó, hai người không ai học hết lớp 9.
Quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, vợ chồng ông thấm thía được cái khổ cực của người ít học.
Ông bà sinh được 6 người con, nhà nghèo lại đông miệng ăn, vợ chồng ông phải chật vật lắm mới lo đủ cho các con đến trường.
Nhưng các con ông ai cũng học giỏi, năm nào cũng được nhận giấy khen. Trong 6 người con, chỉ có con gái đầu là tốt nghiệp 12 rồi đi làm, 5 người còn lại đều thi đỗ đại học, 3 người đã tốt nghiệp và có việc làm ổn định.
Khương Thị Thùy Dương (SN 1981), tốt nghiệp ĐH Sư phạm Đà Nẵng và hiện là một giáo viên; Khương Hữu Tuyển (SN 1983), tốt nghiệp ĐH Kinh tế Đà Nẵng, hiện đang làm việc cho một Công ty tại TP.HCM; Khương Thị Huyền Trang (SN 1987), tốt nghiệp ĐH Sư phạm Đà Nẵng, đang làm việc cho một Công ty nước ngoài tại Đà Nẵng; còn lại 2 anh em Khương Hữu Quân (1985) học năm cuối và Khương Phan Quý (1986) học năm 3 tại ĐH Bách khoa Đà Nẵng.
Các con học giỏi là niềm hạnh phúc nhưng làm thế nào để có đủ tiền chu cấp hằng tháng cho các con ăn học cũng làm ông bà phải nhiều đêm thức trắng.
Nhà chỉ có vài sào ruộng, mùa nào trúng lắm cũng chỉ đủ lúa ăn, vậy là lúc rảnh rồi ông đi làm thuê, làm mướn còn vợ ông thì ở nhà trồng rau, nuôi heo.
Ông Khương Hưu tâm sự: “Khó khăn, cực khổ lắm nhưng cứ nghĩ đến việc các con được đi học là vợ chồng tui lại quên hết mệt nhọc, cứ thế mà làm việc”.
Ông cho biết, thời điểm khó khăn, gay go nhất trong đời mình là lúc 4 đứa con cùng học đại học một lúc. “Những năm ấy, vợ chồng tui phải tằn tiện lắm, chạy vạy, vay mượn khắp nơi, nhà có cái gì bán ra tiền cũng phải bán hết để đến tháng gởi cho chúng, mà trong suốt 4 năm liền như vậy", ông kể.
Các con của vợ chồng ông cứ đứa này chưa kịp ra trường thì đứa kia lại vào, các con học xong là lo xin việc, cứ thế hơn 10 năm nay, vợ chồng ông lẩn quẩn với nỗi lo, làm thế nào để có tiền cho các con học tới ngày ra trường.
Làm thuê làm mướn cũng không đủ lo cho các con, không còn chỗ vay mượn, thế là vợ chồng ông cầm sổ nhà đất để vay ngân hàng.
Hết cái cầm cố để vay thì may mắn gặp lúc Nhà nước lại cho vay hỗ trợ sinh viên, đến nay vợ chồng ông đã nợ Nhà nước gần 50 triệu. “Lúc đó mỗi tháng, chúng tôi phải gởi cho các con từ 4 đến 5 triệu, mà giá cả lúc đó còn rẻ, chứ như bây chừ thì chỉ có chết”, ông cười hóm hỉnh.
Có thời điểm gia đình quá khó khăn, vì thương ba mẹ các con ông đòi nghỉ học để đi làm và học nghề, ông phải làm công tác tư tưởng nhiều lắm.
Ông luôn bảo với các con: “Làm nghề chỉ tạm thời thôi, bản thân ba mẹ vì ít học nên nhà mình mới khổ. Các con cứ cố gắng học đi, rồi xã hội sẽ cho con một việc làm phù hợp”.
Hai năm nay, từ khi 3 con lớn của ông tốt nghiệp đại học và có việc làm, ông đã đỡ lo hơn. Ông không vay vốn sinh viên nữa, vợ chồng ông tần tảo để lo cho 2 con út tốt nghiệp và trả nợ dần cho Nhà nước.
Vợ chồng ông không chỉ là tấm gương gia đình hiếu học của địa phương mà còn là gia đình làm kinh tế giỏi. Trước năm 2007, nhà ông thuộc diện hộ nghèo, nhưng từ 2008 đến nay thoát khỏi diện hộ nghèo và nằm trong BCH hội nông dân xã, BCH Khu du lịch sinh thái thôn Trà Đông.
Ông thường nói vui với các gia đình nghèo có nhiều con đi học rằng: “Đừng ngại khổ, tui 5 đứa, còn vượt qua được nữa là các bạn”.
Ông bà sinh được 6 người con, nhà nghèo lại đông miệng ăn, vợ chồng ông phải chật vật lắm mới lo đủ cho các con đến trường.
Nhưng các con ông ai cũng học giỏi, năm nào cũng được nhận giấy khen. Trong 6 người con, chỉ có con gái đầu là tốt nghiệp 12 rồi đi làm, 5 người còn lại đều thi đỗ đại học, 3 người đã tốt nghiệp và có việc làm ổn định.
Khương Thị Thùy Dương (SN 1981), tốt nghiệp ĐH Sư phạm Đà Nẵng và hiện là một giáo viên; Khương Hữu Tuyển (SN 1983), tốt nghiệp ĐH Kinh tế Đà Nẵng, hiện đang làm việc cho một Công ty tại TP.HCM; Khương Thị Huyền Trang (SN 1987), tốt nghiệp ĐH Sư phạm Đà Nẵng, đang làm việc cho một Công ty nước ngoài tại Đà Nẵng; còn lại 2 anh em Khương Hữu Quân (1985) học năm cuối và Khương Phan Quý (1986) học năm 3 tại ĐH Bách khoa Đà Nẵng.
Các con học giỏi là niềm hạnh phúc nhưng làm thế nào để có đủ tiền chu cấp hằng tháng cho các con ăn học cũng làm ông bà phải nhiều đêm thức trắng.
Nhà chỉ có vài sào ruộng, mùa nào trúng lắm cũng chỉ đủ lúa ăn, vậy là lúc rảnh rồi ông đi làm thuê, làm mướn còn vợ ông thì ở nhà trồng rau, nuôi heo.
Ông Khương Hưu tâm sự: “Khó khăn, cực khổ lắm nhưng cứ nghĩ đến việc các con được đi học là vợ chồng tui lại quên hết mệt nhọc, cứ thế mà làm việc”.
Ông cho biết, thời điểm khó khăn, gay go nhất trong đời mình là lúc 4 đứa con cùng học đại học một lúc. “Những năm ấy, vợ chồng tui phải tằn tiện lắm, chạy vạy, vay mượn khắp nơi, nhà có cái gì bán ra tiền cũng phải bán hết để đến tháng gởi cho chúng, mà trong suốt 4 năm liền như vậy", ông kể.
Các con của vợ chồng ông cứ đứa này chưa kịp ra trường thì đứa kia lại vào, các con học xong là lo xin việc, cứ thế hơn 10 năm nay, vợ chồng ông lẩn quẩn với nỗi lo, làm thế nào để có tiền cho các con học tới ngày ra trường.
Làm thuê làm mướn cũng không đủ lo cho các con, không còn chỗ vay mượn, thế là vợ chồng ông cầm sổ nhà đất để vay ngân hàng.
Hết cái cầm cố để vay thì may mắn gặp lúc Nhà nước lại cho vay hỗ trợ sinh viên, đến nay vợ chồng ông đã nợ Nhà nước gần 50 triệu. “Lúc đó mỗi tháng, chúng tôi phải gởi cho các con từ 4 đến 5 triệu, mà giá cả lúc đó còn rẻ, chứ như bây chừ thì chỉ có chết”, ông cười hóm hỉnh.
Có thời điểm gia đình quá khó khăn, vì thương ba mẹ các con ông đòi nghỉ học để đi làm và học nghề, ông phải làm công tác tư tưởng nhiều lắm.
Ông luôn bảo với các con: “Làm nghề chỉ tạm thời thôi, bản thân ba mẹ vì ít học nên nhà mình mới khổ. Các con cứ cố gắng học đi, rồi xã hội sẽ cho con một việc làm phù hợp”.
Hai năm nay, từ khi 3 con lớn của ông tốt nghiệp đại học và có việc làm, ông đã đỡ lo hơn. Ông không vay vốn sinh viên nữa, vợ chồng ông tần tảo để lo cho 2 con út tốt nghiệp và trả nợ dần cho Nhà nước.
Vợ chồng ông không chỉ là tấm gương gia đình hiếu học của địa phương mà còn là gia đình làm kinh tế giỏi. Trước năm 2007, nhà ông thuộc diện hộ nghèo, nhưng từ 2008 đến nay thoát khỏi diện hộ nghèo và nằm trong BCH hội nông dân xã, BCH Khu du lịch sinh thái thôn Trà Đông.
Ông thường nói vui với các gia đình nghèo có nhiều con đi học rằng: “Đừng ngại khổ, tui 5 đứa, còn vượt qua được nữa là các bạn”.
Năm nay, gia đình ông vinh dự được chọn báo cáo điển hình của hội không chỉ vì các con ông đều học ở những trường đại học uy tín mà gia đình ông còn có nhiều đóng góp trong phong trào vận động xây dựng Gia đình văn hóa, Gia đình hiếu học, Dòng tộc hiếu học của địa phương”.
Theo ông Phùng Ngọc Phin, Hội Khuyến học tỉnh Quảng Nam, gia đình vợ chồng ông Khương Hưu là gia đình tiêu biểu của mô hình Gia đình hiếu học cần được nhân rộng.
Trương Xuân Hiếu
Theo ông Phùng Ngọc Phin, Hội Khuyến học tỉnh Quảng Nam, gia đình vợ chồng ông Khương Hưu là gia đình tiêu biểu của mô hình Gia đình hiếu học cần được nhân rộng.
Trương Xuân Hiếu