Viettel lại đề xuất bình đẳng với mạng nhỏ

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Lãnh đạo Tập đoàn Viettel vừa đề xuất việc quản lý thị trường viễn thông không phân biệt doanh nghiệp lớn hay nhỏ mà chỉ nên ưu tiên đối với những doanh nghiệp mới gia nhập thị trường. Kể từ khi trở thành “đại gia” trong làng viễn thông Việt, đây không phải lần đầu Viettel lên tiếng “đòi quyền bình đẳng”.

Viettel muốn được gỡ “vòng kim cô”

Cách đây ít ngày, phát biểu tại Hội nghị Sơ kết đánh giá thi hành Luật Viễn thông và Luật Tần số vô tuyến điện của Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT), Phó Tổng Giám đốc Viettel Tống Viết Trung cho rằng, hiện Nhà nước đang thực hiện chính sách quản lý thắt chặt hơn đối với các nhà mạng thống lĩnh thị trường, như khi muốn thay đổi chính sách cước, giá cước phải báo cáo lên Bộ TTTT và phải được Bộ này phê duyệt.

Trong khi đó, các mạng không phải là nhà mạng thống lĩnh thị trường thì được phép bỏ qua thủ tục này. Đáng lưu ý, hiện nay Viettel là mạng di động duy nhất nằm trong danh mục nhà mạng thống lĩnh thị trường.

Theo ông Trung, phương thức quản lý giá cước như vậy là “chưa đổi mới” và “Nhà nước vẫn can thiệp sâu vào việc kinh doanh của doanh nghiệp”. Ông Trung cho biết, nhà mạng thống lĩnh thị trường do phải đăng ký từng gói cước với cơ quan quản lý nên “dẫn đến bị động, mất cơ hội kinh doanh”. Vì thế, Viettel đề xuất: “Quản lý giá cước cần tôn trọng việc định giá của doanh nghiệp, đảm bảo tính chủ động của các doanh nghiệp”.

“Hiện tại, chúng ta đang thực hiện chính sách quản lý cước chặt hơn đối với các doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế. Viettel đề nghị trong thời gian tới, Nhà nước chỉ nên có chính sách ưu tiên với những doanh nghiệp mới tham gia thị trường” – ông Trung nói và cho rằng chỉ như thế thì mới “đảm bảo thị trường cạnh tranh thực sự”.

Đề xuất trên của Viettel đã khơi lại một câu chuyện mà bản thân Viettel đã nhắc đến nhiều lần trong năm 2015. Theo Thông tư 15/2015/TT-BTTTT sửa đổi một số quy định của Thông tư số 18/2012/TT-BTTTT ban hành Danh mục doanh nghiệp viễn thông, nhóm doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường đối với các dịch vụ viễn thông quan trọng, kể từ ngày 15/6/2015, Viettel là doanh nghiệp duy nhất thống lĩnh thị trường dịch vụ điện thoại di động tại Việt Nam, với thị phần dịch vụ điện thoại di động ước tính trên 52%.

Hai nhà mạng lớn khác là MobiFone và VinaPhone đều có thị phần dịch vụ điện thoại di động dưới 30% nên đều đã được đưa ra khỏi danh sách doanh nghiệp thống lĩnh thị trường kể từ thời điểm nói trên.

Liệu có thay đổi quản lý đối với doanh nghiệp thống lĩnh?

Là doanh nghiệp thống lĩnh thị trường, theo Luật Cạnh tranh và Luật Viễn thông, Viettel sẽ bị quản lý chặt hơn về các gói cước và khuyến mại, không được ban hành giá cước dịch vụ viễn thông thấp hơn giá thành.

Khi đó, Viettel đã lên tiếng phản đối, bởi trong khi doanh nghiệp thống lĩnh thị trường chịu quản lý chặt chẽ như vậy thì mỗi khi muốn điều chỉnh giá cước và thực hiện khuyến mại giảm giá, các doanh nghiệp không thống lĩnh thị trường chỉ cần thông báo với Cục Viễn thông. Các doanh nghiệp này cũng có thể ban hành giá cước thấp hơn giá thành, miễn sao mức giá mới là hợp lý, không quá bất bình thường so với giá cước trung bình và gây mất ổn định thị trường.

Còn nhớ, tại Hội nghị Giao ban quản lý nhà nước tháng 5/2015 của Bộ TTTT, ông Lê Đăng Dũng – Phó Tổng Giám đốc Viettel - đã kiến nghị Bộ TTTT không rút bất cứ mạng nào ra khỏi top 3 “doanh nghiệp viễn thông thống lĩnh thị trường”, để tránh tình trạng người dùng chạy từ mạng này sang mạng khác.

Đề xuất đó đã vấp phải sự phản ứng của cơ quan chức năng bởi quy định về doanh nghiệp thống lĩnh thị trường đã được nêu rất rõ trong luật nên việc đưa doanh nghiệp nào vào, rút doanh nghiệp nào ra khỏi danh sách đó không phụ thuộc ý muốn chủ quan của Bộ hay của doanh nghiệp.

Sau đó ít ngày, tại Hội nghị Sơ kết 6 tháng của Bộ TTTT, đại diện Viettel đã đề nghị Bộ TTTT xem xét, điều chỉnh, sửa đổi lại các văn bản quy phạm hiện hành để mọi nhà mạng tham gia thị trường, trừ những “tân binh” mới gia nhập “cuộc chơi”, không phân biệt lớn - nhỏ, đều phải bị quản lý “bình đẳng như nhau”. 

Viễn thông là lĩnh vực kinh tế phát triển khá nhanh, và thời gian qua, cơ quan quản lý nhà nước cũng đã có nhiều biện pháp để công tác quản lý bắt kịp thực tiễn. Việc quản lý giá cước, khuyến mại được coi là để đảm bảo thị trường cạnh tranh phát triển bền vững, tránh nguy cơ bất ổn, tái độc quyền.

Ngay cả việc quản lý doanh nghiệp thống lĩnh, không thống lĩnh, quản lý theo hướng tôn trọng thị trường nhưng bảo vệ quyền lợi người dùng thế nào luôn là vấn đề được cơ quan quản lý  nhà nước đặt ra.

Và liệu việc Viettel – một “đại gia” viễn thông, cũng là doanh nghiệp thống lĩnh thị trường duy nhất trên thị trường viễn thông Việt Nam hiện nay - đề xuất bỏ “vòng kim cô”, liệu có dẫn đến những sửa đổi về mặt pháp lý để quản lý lĩnh vực kinh tế quan trọng này?

Tin cùng chuyên mục

Intel ra mắt nhiều sản phẩm mới tại CES 2025

Intel ra mắt nhiều sản phẩm mới tại CES 2025

(PLVN) - Intel tiếp tục tiên phong nâng cao giới hạn hiệu năng và khả năng tiết kiệm năng lượng cho cả doanh nghiệp và người dùng cá nhân khi sử dụng các ứng dụng AI, mở ra kỷ nguyên mới của điện toán AI.

Đọc thêm

Lo ngại về 'căn bệnh toàn cầu mới' do công nghệ

Cuộc cách mạng công nghệ AI đang định hình lại thị trường lao động toàn cầu. (Ảnh: istock)
(PLVN) - Kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ mang đến những cơ hội đột phá mà còn đặt ra thách thức lớn đối với lực lượng lao động toàn cầu. Nhiều quốc gia đã triển khai nhiều chính sách sáng tạo nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động và hỗ trợ họ chuyển đổi nghề nghiệp, đảm bảo sự ổn định xã hội và phát triển bền vững.

Sống trong thế giới AI

Ông Hoàng Nam Tiến chia sẻ tại một sự kiện. (Ảnh: N.Y)
(PLVN) - Ông Hoàng Nam Tiến, Phó Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học FPT, từng là “ngôi sao” công nghệ. Gần đây, ông nổi tiếng với những bài giảng về AI và cách thức làm việc, kinh doanh, ứng xử với người trẻ…

Các mẫu xe mô tô của Harley-Davidson năm 2025

Các mẫu xe mô tô của Harley-Davidson năm 2025
(PLVN) - Ngày 3/1/2025, Harley-Davidson chính thức công bố một số mẫu xe mô tô mới của năm 2025 trên H-D.com. Các mẫu mô tô này sẽ có mặt tại các đại lý Harley-Davidson® ủy quyền trên toàn cầu.

Không để hàng gian, hàng giả xâm nhập thị trường Tết ở Bạc Liêu

Không để hàng gian, hàng giả xâm nhập thị trường Tết ở Bạc Liêu
(PLVN) - Thời gian qua, lực lượng liên quan Công an tỉnh Bạc Liêu, tăng cường kiểm soát chặt chẽ hành vi vận chuyển, mua bán hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ… Đặc biệt, đẩy mạnh đấu tranh, xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi kinh doanh hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ liên quan đến hoạt động sản xuất, nuôi trồng trong lĩnh vực nông nghiệp.

Ngày mai, giá xăng có thể tăng

Ảnh minh họa
Trong kỳ điều hành ngày mai (2/1), giá xăng trong nước được dự báo tăng nhẹ từ 0,3-0,5% nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Nỗi lo thực phẩm “bẩn” dịp cận Tết

Bánh kẹo màu sắc lòe loẹt, không rõ nguồn gốc, xuất xứ được rao bán tràn lan trên thị trường. (Ảnh: NM)
(PLVN) - Gần Tết, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tăng cao, nhưng cùng với đó là nguy cơ thực phẩm không an toàn tràn lan trên thị trường. Từ các chợ tự phát đến các sạp hàng online, nhiều thực phẩm không rõ nguồn gốc, chứa hóa chất độc hại, hoặc không bảo đảm vệ sinh vẫn được bày bán công khai, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Robot Massage Trung Quốc với kỹ thuật như bàn tay con người

Robot Massage Trung Quốc với kỹ thuật như bàn tay con người (Ảnh: Interesting Engineering)
(PLVN) - Một robot mới từ Trung Quốc đang gây chú ý khi có thể thực hiện các kỹ thuật massage truyền thống như một chuyên gia thực thụ. Được phát triển bởi các nhà nghiên cứu từ Đại học Giao Thông Thượng Hải và Đại học Khoa học Thượng Hải, robot này hứa hẹn sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng và các trung tâm trị liệu.

Phát hiện xe tải vận chuyển gần 10 tấn thịt động vật bốc mùi hôi thối

Phát hiện xe tải vận chuyển gần 10 tấn thịt động vật bốc mùi hôi thối
(PLVN) -Ngày 30/12, Công an tỉnh Bình Phước đã chỉ đạo Phòng Cảnh sát giao thông và Phòng Cảnh sát kinh tế tiếp tục điều tra và lấy lời khai từ những người liên quan để làm rõ vụ việc vận chuyển hơn 8,5 tấn thịt và nội tạng động vật không rõ nguồn gốc, đang trong quá trình vận chuyển từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh để tiêu thụ.

Khai mạc Hội chợ OCOP ở Tuyên Quang

Các đại biểu thăm các gian hàng tại Hội chợ
(PLVN) - Tối 27/12, Sở Công Thương tỉnh Tuyên Quang tổ chức khai mạc Hội chợ OCOP tỉnh Tuyên Quang năm 2024 và trao chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Tuyên Quang năm 2024.