Việt Nam tìm kiếm cơ hội trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Cuộc CMCN lần thứ 4 sẽ thay đổi cơ bản  cách thức làm việc từ trước tới nay…
Cuộc CMCN lần thứ 4 sẽ thay đổi cơ bản cách thức làm việc từ trước tới nay…
(PLO) - Theo Trưởng ban Kinh tế TW, TSKH. Nguyễn Văn Bình, qua hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, tuy nhiên việc tạo nền tảng để nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa đạt được mục tiêu đã đề ra. Cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ 4 chính là cơ hội để Việt Nam đạt được mục tiêu đó…

Vấn đề được đề cập tại Hội thảo quốc tế “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những vấn đề đặt ra đối với phát triển” do Ban Kinh tế TW, Tổ chức Liên Hợp quốc tại Việt Nam và Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày hôm qua 25/11.

“Cơ hội đổi đời…”

Theo GS.Mike Gregogy, nguyên Trưởng Bộ môn chế tạo và quản lý, Đại học Cambridge, nguyên Giám đốc điều hành Viện Cambridge, từ trước đến nay, nói đến ngành công nghiệp, người ta nghĩ ngay đến công xưởng lớn, tập trung nhưng đến nay, với cuộc CMCN lần thứ 4, khái niệm đã thay đổi. Người ta không cần có nhà xưởng, máy móc cũng có thể làm ra sản phẩm…

“Nhiều nghiên cứu đã cho rằng, cuộc CMCN lần thứ 4 sẽ tác động mạnh mẽ, toàn diện trên các khía cạnh chủ yếu của nền kinh tế mỗi quốc gia như về cấu trúc, trình độ phát triển, tốc độ tăng trưởng, mô hình kinh doanh, thị trường lao động…Trên phạm vi toàn cầu, có ý kiến cho rằng cuộc CMCN lần thứ 4 đang vẽ lại bản đồ kinh tế trên thế giới với sự suy giảm quyền lực của các quốc gia phát triển dựa chủ yếu vào khai thác tài nguyên và sự gia tăng sức mạnh của các quốc gia dựa chủ yếu vào công nghệ và đổi mới sáng tạo…”- Trưởng ban Kinh tế TW Nguyễn Văn Bình phát biểu.

Chủ tịch Tập đoàn FPT Trương Gia Bình đánh giá: “Cuộc CMCN lần thứ 4 mang tên “cách mạng số” đang diễn ra rất nhanh và làm thay đổi toàn diện diện mạo, tư duy người chủ - người làm thuê, cũng như cách thức làm việc trước đây của con người…”.  Theo ông Bình, trong cuộc cách mạng này, tốc độ thích ứng với cuộc cách mạng số sẽ là yếu tố then chốt.

“Theo khảo sát mới đây về sự phát triển kinh tế số của Mỹ, Việt Nam được xếp vào nhóm “đột phá” có cơ hội lớn để trở  nên nổi bật về kinh tế số trong tương lai. Đó là cơ hội thay đổi vị thế đất nước cũng như vị thế của ngành công nghiệp công nghệ thông tin…”- Chủ tịch FPT quả quyết.

Làm gì để nắm bắt cơ hội?

Theo đại diện Bộ KH&CN, Việt Nam cần tận dụng những sức mạnh sẵn có và nắm bắt cơ hội để tham gia vào cuộc CMCN lần thứ 4. Để làm được điều này, cần hình thành một tầm nhìn toàn diện và thống nhất mang tính toàn cầu về cách thức công nghệ tác động tới cuộc sống cũng như định hình lại môi trường kinh tế, xã hội, văn hóa và con người Việt Nam. 

Chủ tịch FPT Trương Gia Bình cho rằng để tận dụng tốt cơ hội và vượt qua thách thức của cuộc CMCN lần thứ 4, cần thúc đẩy chính sách tạo ra những “vườn ươm công nghệ”, khuyến khích khởi nghiệp, thay đổi toàn diện giáo dục và đào tạo  để Việt Nam có một nguồn nhân lực vừa có tinh thần khởi nghiệp, vừa có năng lực sáng tạo và có dũng khi chấp nhận mạo hiểm khi tham gia vào cuộc cách mạng này và ứng dụng nhanh nhất những thành tựu mà cuộc cách mạnh số tạo ra để nâng cao đột suất, đột biến cho nền kinh tế… 

TS Nguyễn Thắng, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam phân tích khá sâu sắc các tác động tích cực cũng như bất lợi của cuộc CMCN lần thứ 4 đối với từng ngành, từng lĩnh vưc của Việt Nam và đưa ra 7 khuyến nghị về chính sách cho từng ngành, lĩnh vực như: Cần tăng cường nâng cao nhận thức của các cơ quan hoạch định chính sách cũng như DN (nhất là đối với các DN trong ngành năng lượng, khai thác tài nguyên, công nghiệp chế tạo do các ngành này có khả năng chịu nhiều tác động) và khu vực ngân hàng về cuộc CMCN lần thứ 4 để giúp điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư nhằm tránh các khoản đầu tư sai, qua đó giúp ngăn ngừa các khoản nợ xấu phát sinh trong tương lai;

Cần có những thay đổi căn bản trong điều hành tỷ giá theo hướng linh hoạt và mang tính thị trường hơn, tránh để đồng tiền Việt Nam bị định giá cao, qua đó giúp cải thiện năng lực cạnh tranh của các DN trong ngành chế tạo, ngành được dự báo sẽ chịu nhiều sức ép điều chỉnh lớn khi người máy và tự động hóa đang trở thành xu hướng chủ đạo trong thời gian tới; trong bối cảnh dư địa tài khóa hạn hẹp do nợ công đã ở mức cao, cần xem xét việc đánh thuế tài sản để có thêm nguồn ngân sách dành cho an sinh xã hội, đặc biệt là dùng để hỗ trợ lao động có thể bị mất việc trong các ngành chịu tác động bởi cuộc CMCN làn thứ 4;

Nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ, khuyến khích đổi mới sáng tạo, thực hiện chính sách công nghiệp phù hợp để tăng cường mối liên kết chặt chẽ hơn khu vực kinh tế trong nước và khu vực FDI…

Về phía DN, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Việt Nam, Tô Hoài Nam cho rằng cuộc CMCN lần thứ 4 đã đặt DNNVV Việt Nam trước rất nhiều thách thức, đòi hỏi cần khẩn trương xây dựng một số chính sách trọng tâm như: Hỗ trợ nâng cao năng lực công nghệ cho DNNVV để phát huy sản phẩm mới, công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm; hỗ trợ phát triển, bảo vệ tài sản trí tuệ, phát triển; hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, đào tạo khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp sáng tạo, quản trị DN hiện đại...

Sau Hội thảo này, Ban Kinh tế TW sẽ tập hợp các ý kiến để đề xuất chủ trương, đường lối ban hành các chính sách phát triển cho các lĩnh vực trong thời gian tới của Việt Nam…

Đọc thêm

Trị tận gốc hành vi chuyển giá trốn thuế

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 218/NQ-CP ngày 12/11/2024 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2024. Một trong các nhiệm vụ được nêu rõ phải quyết liệt thực hiện nhằm thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; là “thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý thu, chống thất thu, chuyển giá trốn thuế, đặc biệt trong hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh ăn uống… bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, mở rộng cơ sở thu”.

Thúc đẩy đầu tư tín dụng nông nghiệp công nghệ cao

Mô hình trồng rau trong nhà kính. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Để đẩy mạnh đầu tư tín dụng có hiệu quả phục vụ phát triển nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ phối hợp với các Bộ, ngành, đơn vị đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách, tạo thuận lợi tối đa cho đầu tư vào lĩnh vực này.

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan mới có văn bản chỉ đạo thực hiện Công điện của Thủ tướng về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, khẩn trương hoàn thành, đưa vào sử dụng, báo cáo Bộ trước ngày 20/11/2024.

Còn nhiều ý kiến với dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu mới

Nhiều chuyên gia cho rằng, không thể quy định mức lợi nhuận cụ thể cho từng mắt xích của hệ thống phân phối. (Ảnh: baodautu.vn).
(PLVN) - Đã nhiều lần tổ chức xin ý kiến cũng như nhận được các văn bản góp ý cho dự thảo Nghị định xăng dầu, thế nhưng dự thảo lần 4 vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh luận ở một số đề xuất mới, đặc biệt quy định thương nhân phân phối chỉ được lấy hàng từ đầu mối kinh doanh xăng dầu.

Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản: Quyết tâm 'cán' mốc kỷ lục 60 tỷ USD

Tăng tốc XK nông, lâm, thủy sản cán mốc 60 tỷ USD vào cuối năm 2024. (Ảnh minh họa: DNTT).
(PLVN) -  Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) thông tin, 10 tháng năm 2024, xuất khẩu (XK) nông, lâm, thủy sản đạt 51,74 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2023. Hai tháng cuối năm 2024 sẽ là thời gian tăng tốc quyết liệt của các ngành hàng với mục tiêu mới nhất là đưa kim ngạch XK cán mốc kỷ lục khoảng 60 tỷ USD.

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình
(PLVN) - Với những chính sách ưu đãi của tỉnh, ưu thế nổi trội về vị trí địa lý, Thái Bình thuộc nhóm các tỉnh, thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hàng đầu cả nước. Năm 2023, lần đầu tiên Thái Bình lọt top 5 cả nước về thu hút FDI. Từ 2021 đến nay, Khu kinh tế (KKT) tỉnh thu hút được 3,73 tỷ USD vốn FDI.

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn
(PLVN) - Ngày 12/11 hội thảo chuyên đề “Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn” đã diễn ra với sự có mặt của nhiều đại diện cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, các chuyên gia và doanh nghiệp . Sự kiện do Báo Đầu tư thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.

Họp 'nóng' về dự án thép ngàn tỷ bị 'trùm mền' nhiều năm

Dự án TISCO 2 - một "địa chỉ" của sự lãng phí về nguồn lực đầu tư.
(PLVN) - Ngày sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính có Công điện hỏa tốc số 112/CĐ-TTg về giải quyết các dự án tồn đọng, dừng thi công..., hôm 12/11, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã triệu tập cuộc họp xử lý Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (TISCO 2).

Tổng cục Hải quan yêu cầu ‘siết’ kỷ luật, kỷ cương công vụ

Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Để chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại và bảo đảm công tác quản lý công chức, xây dựng lực lượng, bảo vệ chính trị nội bộ, Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Dệt may sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD?

Đơn hàng của dệt may Việt Nam đang dồi dào. (Nguồn: VGP).
(PLVN) -  Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đang phục hồi theo đà phục hồi của kinh tế thế giới. Nhiều dự đoán cho thấy, năm nay, nhiều khả năng dệt may Việt Nam sẽ “về đích” với mục tiêu xuất khẩu đạt 44 tỷ USD.