Việt Nam sẵn sàng mọi biện pháp để góp phần duy trì an ninh khu vực

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình
(PLO) - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nhấn mạnh như vậy khi được đề nghị cho biết chuẩn bị của Việt Nam trước khả năng căng thẳng sẽ gia tăng ở Biển Đông sau phán quyết của Tòa trọng tài vụ kiện Philippines – Trung Quốc.

Các vấn đề liên quan đến tình hình Biển Đông sau khi Tòa trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 trên cơ sở đề nghị của Philippines đưa ra phán quyết cuối cùng hôm 12/7 là tâm điểm của cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao diễn ra chiều qua (14/7).

Trước một số lo ngại rằng Trung Quốc sẽ gây căng thẳng ở Biển Đông sau phán quyết của Tòa trọng tài, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam kêu gọi các bên kiềm chế, tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng DOC, không có những hành động làm phức tạp tình hình, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, an ninh ở Biển Đông và trong khu vực.

Trả lời câu hỏi đề nghị cho biết chuẩn bị của Việt Nam cho tình huống nêu trên, ông Bình nhấn mạnh Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân Việt Nam luôn sẵn sàng mọi biện pháp để góp phần vào duy trì hòa bình, ổn định và an ninh ở khu vực.

Về biện pháp tăng cường bảo vệ ngư dân trên Biển Đông để tránh nguy cơ gia tăng va chạm giữa các ngư dân và lực lượng thực thi pháp luật trên biển thời gian tới, ông Bình khẳng định, trong thời gian qua, Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã luôn có những biện pháp hỗ trợ ngư dân bám biển và duy trì đánh bắt thường xuyên tại các ngư trường truyền thống từ bao đời nay của Việt Nam.

Trả lời câu hỏi đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc ngày 12/7 hạ cánh máy bay dân sự xuống Đá Vành Khăn và Xu Bi và việc Bộ Giao thông Trung Quốc ngày 11/7 thông báo đã hoàn thành 4 hải đăng và động thổ xây hải đăng thứ 5 trên các đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình một lần nữa khẳng định có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với Trường Sa và Hoàng Sa. 

“Những hoạt động nêu trên của Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, là phi pháp và không thể làm thay đổi sự thực về chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động vi phạm chủ quyền của Việt Nam, nghiêm túc tuân thủ luật pháp quốc tế nhất là UNCLOS, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và không có thêm những hành động làm phức tạp tình hình trên Biển Đông” – ông Bình nhấn mạnh. 

Liên quan đến phán quyết của Tòa trọng tài, hãng tin Kyodo của Nhật ngày 14/7 cho rằng ASEAN sẽ không ra tuyên bố chung về phán quyết này. Bình luận về thông tin trên, ông Bình cho rằng duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải hàng không là lợi ích và trách nhiệm chung của các nước trong và ngoài khu vực.

“Như chúng ta biết, lập trường nhất quán của ASEAN là giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, bao gồm các tiến trình ngoại giao và pháp lý, trên cơ sở tôn trọng Hiến chương LHQ, luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS, nêu cao tinh thần đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN trong việc nỗ lực đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định và thúc đẩy quan hệ hợp tác với các đối tác” – Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói thêm.

Cũng tại cuộc họp báo, ông Bình nhắc lại chủ trương của Việt Nam là giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982 và thông tin một số nội dung chính trong tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi đến Tòa trọng tài ngày 5/12/2014. Tuyên bố khẳng định Việt Nam ủng hộ việc tuân thủ và thực thi đầy đủ tất cả các quy định và thủ tục UNLOS, kể cả việc giải quyết mọi tranh chấp có liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước bằng biện pháp hòa bình. 

Trong tuyên bố, Việt Nam bảo lưu các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam ở Biển Đông, trong đó có chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và các quyền và lợi ích ở các vùng biển được xác định theo UNCLOS 1982. Việt Nam mong rằng Tòa giải thích và áp dụng các quy định liên quan tới Công ước trong vụ kiện để đưa ra phán quyết công bằng và khách quan. Việt Nam đề nghị Tòa đặc biệt quan tâm đến các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam ở Biển Đông và Việt Nam sẽ xem xét các bước đi tiếp theo để bảo vệ quyền và lợi  ích quốc gia. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.