Việt Nam - Hàn Quốc ký chính thức Hiệp định thương mại tự do

Việt Nam - Hàn Quốc ký chính thức Hiệp định thương mại tự do
(PLO) -Trước sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, sáng 5/5/2015, tại Trụ sở Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc Yoon Sang-jick đại diện cho Chính phủ hai nước đã ký kết chính thức Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA).

Sau hơn 2 năm đàm phán với 8 vòng đàm phán chính thức và 8 vòng đàm phán cấp Trưởng đoàn, đàm phán giữa kỳ, hai Bên đã thống nhất toàn bộ nội dung Hiệp định VKFTA mang tính toàn diện, mức độ cam kết cao và đảm bảo cân bằng lợi ích.

Hiệp định gồm 17 Chương, 208 Điều, 15 Phụ lục và 01 Thỏa thuận thực thi quy định. Các nội dung chính của Hiệp định gồm Thương mại hàng hoá, Thương mại Dịch vụ (bao gồm các Phụ lục về Dịch vụ Viễn thông, Dịch vụ Tài chính, Di chuyển thể nhân), Đầu tư, Sở hữu trí tuệ, Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), Quy tắc xuất xứ, Thuận lợi hóa hải quan, Phòng vệ thương mại, Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), Thương mại Điện tử, Cạnh tranh, Hợp tác kinh tế, Thể chế và Pháp lý.

Hiệp định VKFTA là Hiệp định thương mại tự do đầu tiên trong số các Hiệp định FTA song phương giữa Việt Nam với các đối tác kinh tế đã cơ bản hoàn tất đàm phán năm 2014, được chính thức ký kết trong năm 2015. Với nội dung đã được thỏa thuận, dự kiến Hiệp định sẽ mang lại những tác động tích cực về nhiều mặt đối với Việt Nam. Về kinh tế, thương mại, đầu tư, tương tự như nội dung cam kết WTO hay các FTA khác mà Việt Nam đã tham gia hoặc đang đàm phán, việc ký kết Hiệp định VKFTA sẽ giúp hoàn thiện hơn nữa môi trường kinh doanh, phân bổ và sử dụng nguồn lực xã hội một cách hiệu quả hơn, từ đó thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững. 
Hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ được hưởng nhiều cơ hội thị trường mới nhờ các cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ của phía Hàn Quốc. Môi trường pháp lý minh bạch, thông thoáng sẽ góp phần khuyến khích đầu tư từ Hàn Quốc vào Việt Nam, kèm theo công nghệ cao, trình độ quản lý tiên tiến và cơ hội tiếp cận các thị trường thứ ba.
Trong quá trình đàm phán Hiệp định VKFTA, hai bên cũng đã thống nhất nội dung Thỏa thuận thực thi các cam kết hợp tác kinh tế, theo đó, phía Hàn Quốc hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực xây dựng, thực thi chính sách, nâng cao sức cạnh tranh của các lĩnh vực mà Hàn Quốc có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu hợp tác để cạnh tranh xuất khẩu bền vững như Nông nghiệp, Thủy sản và Lâm nghiệp; Công nghiệp điện tử, Công nghiệp lọc hóa dầu, Công nghiệp hỗ trợ...
Ngoài ra, theo kết quả Nghiên cứu chung do hai bên thực hiện, với nội dung toàn diện, Hiệp định VKFTA dự báo cũng sẽ đem lại những lợi ích xã hội tích cực nhờ tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho người lao động Việt Nam, nâng cao thu nhập, đặc biệt của nhóm lao động phổ thông, lao động không có tay nghề cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn.

Phát biểu trước báo giới hai nước, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng nhấn mạnh, VKFTA có được kết quả hôm nay trước hết là nhờ sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo cấp cao hai bên. VKFTA có những đặc điểm đáng quan tâm, trước hêt là thời gian đàm phán cũng chỉ kéo dài hơn 2 năm, đây là một trong những hiệp định có thơi gian đàm phán tương đối ngắn so với các hiệp định khác mà Việt Nam đã ký kết và đang đàm phán; hiệp định giữa hai bên là hiệp định mang tính toàn diện, có mức độ cam kết cao và đảm bảo cân bằng lợi ích của 2 nước; bên cạnh văn kiện chính là hiệp định thương mại tự do giữa 2 nước, 2 bên còn ký kết bản thỏa thuận về hỗ trợ giữa Hàn quốc với Việt Nam để đảm bảo thực thi Hiệp định có hiệu quả nhất.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc Yoon Sang-jick tại Lễ ký kết. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc Yoon Sang-jick tại Lễ ký kết. Ảnh: VGP/Nhật Bắc 
Qua phân tích đánh giá, khả năng xuất khẩu các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam sang Hàn Quốc, đặc biệt là hàng nông thủy sản, công nghiệp chế biến sẽ có mức độ tăng trưởng nhanh trong thời gian tới và ngược lại  những hàng hóa mà Việt Nam đang có nhu cầu nhập khẩu, phục vụ cho ngành công nghiệp điện tử, công nghiệp chế tạo và cung cấp nguyên vật liệu cho lĩnh vực dệt may, da dầy, những mặt hàng mà Hàn Quốc có thế mạnh cũng sẽ gia tăng được khối lượng xuất khẩu vào Việt Nam, qua đó góp phần thúc đẩy công nghiệp chế biến, công nghiệp sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giầy của Việt Nam phát triển. 
Có thể nói về tổng thể, những đối tượng được hưởng lợi của Việt Nam thông qua Hiệp định này là khu vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân, khu vực công nghiệp chế biến, khu vực sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giầy. Đây là những lĩnh vực chắc chắn mà Hiệp định sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho người lao động hoạt động trong lĩnh vực này” - Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng cho hay, bên cạnh ký kết Hiệp định, hai bên cũng đã trao đổi về những biện pháp tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác thương mại, kinh tế, đầu tư giữa 2 nước, trong đó đặc biệt Hàn Quốc cam kết sẽ hợp tác, hỗ trợ Việt Nam phát triển triển ngành công nghiệp hỗ trợ, tạo điều kiện để các sản phẩm nông nghiệp như thủy sản, rau quả dễ dàng thâm nhập vào thị trường Hàn Quốc với khối lượng ngày càng tăng và với thuế suất ưu đãi. Phía Hàn Quốc cũng cam kết thúc đẩy các dự án về năng lượng. 
“Trong thời gian tới, khi hai bên thực thi Hiệp định chắc chắn quy mô và chất lượng trong hợp tác đối với lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư sẽ có những bước tiến nhảy vọt và chúng ta hoàn toàn có điều kiện để tin rằng mục tiêu kim ngạch xuất nhập khẩu của 2 nước đạt 70 tỷ USD vào năm 2020 là khả thi”, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng bày tỏ tin tưởng.
Về phần mình, Bộ trưởng Yoon Sang-jick cho rằng, VKFTA được ký kết sẽ là một bước ngoặt mới trong quan hệ hai nước; cho rằng Hàn Quốc và Việt Nam có cơ cấu công nghiệp, thương mại có thể bổ sung cho nhau nên tiềm năng hợp tác kinh tế giữa hai nước còn rất lớn và thông qua việc ký kết VKFTA, mối quan hệ hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực kinh tế sẽ ngày được thúc đẩy hơn nữa. 
Đồng thời tin tưởng thông qua việc ký VKFTA, hai nước cũng sẽ hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu kim ngạch thương mại hai chiều lên 70 tỷ USD vào năm 2020 theo như mục tiêu mà hai nước đã đề ra. Ngoài việc thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, VKFTA cũng sẽ thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực khác.

“Hàn Quốc chúng tôi có câu tục ngữ “Vượt núi thái sơn thấy đồng bằng”, tôi nghĩa rằng bằng sự nỗ lực vất vả và lâu dài trong thời gian qua, hai nước đã vượt qua ngọn núi thái sơn chính là kết thúc đàm phán VKFTA và bây giờ trải dài trước mắt chúng ta là  đồng bằng rộng lớn hay chính là  bước nhảy vọt trong lĩnh vực hợp tác kinh tế”, Bộ trưởng Yoon Sang-jick phát biểu, đồng thời nhấn mạnh để người dân hai nước có thêm nhiều cơ hội tốt hơn, được hưởng thụ cuộc sống chất lượng hơn thông qua VKFTA, hai bên sẽ tiếp tục dành sự quan tâm và nỗ lực để hoàn thành các thủ tục nội bộ cần thiết đưa VKFTA sớm đi vào thực thi.

Việc ký kết Hiệp định VKFTA là một bước đi cụ thể thực hiện chiến lược chủ động hội nhập, trong đó hội nhập kinh tế quốc tế là trọng tâm, hỗ trợ quá trình chuyển dịch cơ cấu, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đồng thời, góp phần tích cực phát triển quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Hàn Quốc, theo hướng ổn định, lâu dài, góp phần duy trì và củng cố môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.

Sau khi ký kết, hai nước sẽ tiến hành thủ tục phê chuẩn theo quy định pháp luật của từng nước. Theo cam kết, Hiệp định sẽ có hiệu lực từ ngày đầu tiên tháng thứ hai kể từ ngày hai Bên thông báo bằng văn bản qua kênh ngoại giao về việc hoàn thành các thủ tục nội bộ, hoặc từ ngày nào khác mà hai bên thống nhất.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa (Ảnh internet).

Hiệu quả chuyển đổi số

(PLVN) - Các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành được tập trung đẩy mạnh xây dựng, kết nối, chia sẻ dữ liệu; dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp (DN) đạt nhiều kết quả nổi bật; kinh tế số, xã hội số tiếp tục có bước phát triển tích cực... là một số thành công được nêu lên tại Văn bản 203/TB-VPCP ngày 6/5/2024 thông báo kết luận Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (CĐS).

Đọc thêm

Tiếp tục lập nên những kỳ tích ‘Điện Biên Phủ mới’ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Thủ tướng trình bày diễn văn tại Lễ kỷ niệm.
(PLVN) - Sáng 7/5/, trình bày diễn văn tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) tổ chức TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ quyết tâm phấn đấu cao nhất để tiếp tục lập nên những kỳ tích “Điện Biên Phủ mới” trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Thành phố Hồ Chí Minh: Phát huy cao độ vai trò của Hội đồng nhân dân trong thực hiện Nghị quyết 98

Một góc trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN)
(PLVN) - Xác định việc triển khai thực hiện Nghị quyết 98/2023/QH15 ngày 24/6/2023 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) là nhiệm vụ trọng yếu của toàn hệ thống chính trị TP, Hội đồng nhân dân (HĐND) TP đã ban hành nhiều nghị quyết chuyên đề nhằm thể chế hóa, cụ thể hóa các cơ chế, chính sách đặc thù theo thẩm quyền và nhiệm vụ được giao, đồng thời tổ chức giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết.

Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên Phủ

Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên Phủ
(PLVN) - Chiều 6/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đến đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm, tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia A1. Do điều kiện công tác, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không lên dự được lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ nên đã gửi vòng hoa tri ân các anh hùng liệt sĩ.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 6/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn, Hà Nội.

Phòng, chống tác hại thuốc lá mới thế nào để bảo vệ thanh, thiếu niên khỏi chất gây nghiện?

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu đánh giá tác hại của các loại thuốc lá mới. (Ảnh: ĐBND).
(PLVN) -  Vừa qua, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Xã hội của Quốc hội chủ trì, phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức Phiên giải trình về trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Tái hiện bức tranh toàn cảnh về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng Kỷ niệm chương cho các cựu chiến sĩ Điện Biên. Ảnh: VGP
(PLVN) - Tối 5/5, cầu truyền hình trực tiếp “Dưới lá cờ quyết thắng” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, Đài Truyền hình Việt Nam VTV thực hiện diễn ra tại 5 điểm cầu. Các nội dung chương trình đã ghép lại một bức tranh toàn cảnh về Chiến thắng Điện Biên Phủ hào hùng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Việt Nam lên tiếng về việc triển khai dự án kênh đào Funan Techo

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - Việt Nam mong rằng Campuchia tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Việt Nam và các nước trong Ủy hội sông Mekong chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo đối với nguồn nước, tài nguyên nước và môi trường sinh thái của khu vực tiểu vùng sông Mekong.