Vi trùng có thể sống ở bên ngoài cơ thể trong bao lâu?

Vi trùng có thể sống ở bên ngoài cơ thể trong bao lâu?
(PLVN) - Vi trùng bao gồm các loại vi khuẩn, virus gây nhiễm trùng. Một số mầm bệnh gần như chết ngay lập tức khi ở môi trường bên ngoài cơ thể, trong khi một số khác có thể tồn tại hàng giờ, hàng ngày, thậm chí hàng thế kỷ.

Vi trùng sống được bao lâu phụ thuộc vào bản chất của sinh vật và môi trường của nó. Nhiệt độ, độ ẩm và loại bề mặt là những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến thời gian tồn tại của chúng. Dưới đây là tóm tắt nhanh về thời gian sống của vi khuẩn và virus thông thường và những gì bạn có thể làm để bảo vệ mình khỏi chúng.

Virus sống được bao lâu?

 

Virus thường lây nhiễm lâu nhất trên bề mặt cứng, vì vậy, virus trên nhựa, thủy tinh và kim loại hoạt động tốt hơn vi rút trên vải. Bên cạnh đó, ánh sáng mặt trời thấp, độ ẩm thấp và nhiệt độ thấp kéo dài khả năng tồn tại của hầu hết các loại vi rút.

Tuy nhiên, virus tồn tại chính xác trong bao lâu tùy thuộc vào chủng loại. Vi rút cúm hoạt động khoảng một ngày trên bề mặt, nhưng chỉ khoảng năm phút trên tay. Calicivirus, gây bệnh cúm dạ dày, có thể tồn tại trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần trên bề mặt. Virus herpes có thể tồn tại ít nhất hai giờ trên da. Virus HIV chết gần như ngay lập tức bên ngoài cơ thể và gần như ngay lập tức nếu tiếp xúc với ánh sáng mặt trời...

Vi khuẩn sống được bao lâu?

Trong khi virus hoạt động tốt nhất trên bề mặt cứng, vi khuẩn có nhiều khả năng tồn tại trên các vật liệu xốp hơn. Nói chung, vi khuẩn có khả năng lây nhiễm lâu hơn virus. Vi khuẩn sống bên ngoài cơ thể bao lâu phụ thuộc vào điều kiện bên ngoài khác nhau như thế nào đối với môi trường ưa thích của chúng và vi khuẩn có khả năng sinh bào tử hay không. Ví dụ, bào tử của vi khuẩn Bacillus anthracis có thể tồn tại hàng chục năm, thậm chí hàng thế kỷ.

 

Escherichia coli (E.coli) và salmonella, hai nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc thực phẩm, có thể sống bên ngoài cơ thể vài giờ đến một ngày. Staphylococcus aureus (S. aureus), gây nhiễm trùng vết thương, hội chứng sốc nhiễm độc có thể gây chết người, tạo thành bào tử cho phép nó tồn tại hàng tuần trên quần áo.

Các loại vi trùng khác

Vi khuẩn và virus không phải lý do duy nhất gây ra nhiễm trùng và bệnh tật. Nấm, động vật nguyên sinh và tảo cũng có thể khiến bạn bị bệnh. Nấm có thể bao gồm nấm men, nấm mốc. Bào tử nấm có thể tồn tại hàng chục năm và có thể hàng thế kỷ trong đất. Trên quần áo, nấm có thể tồn tại trong vài tháng.

 

Nấm mốc sẽ chết nếu không có nước trong vòng 24 đến 48 giờ. Tuy nhiên, bào tử bền hơn nhiều. Bào tử có ở khắp mọi nơi. Cách bảo vệ tốt nhất là giữ độ ẩm đủ thấp để ngăn chặn sự phát triển đáng kể.

Giảm thiểu vi trùng
 

Miếng bọt biển nhà bếp của bạn là nơi sinh sản của vi trùng nhiều nhất vì nó ẩm ướt, giàu chất dinh dưỡng. Một trong những cách tốt nhất để hạn chế tuổi thọ của vi khuẩn và vi rút là giảm độ ẩm, giữ cho bề mặt luôn khô ráo. Virus có thể sống trên các bề mặt gia đình, nhưng nhanh chóng mất khả năng tự nhân đôi. Độ ẩm dưới 10% là đủ thấp để tiêu diệt vi khuẩn và virus.

Những việc nên làm để giảm thiểu vi trùng là: Rửa tay với xà phòng và nước là cách bảo vệ tốt nhất, khử trùng bề mặt với thuốc tẩy và cồn để tiêu diệt mầm bệnh không mong muốn, giặt các loại vải có thể bị nhiễm bẩn bằng nước nóng...

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.