Để loại bỏ được những “cái gai” như vậy, Washington đã sử dụng một loạt biện pháp từ can thiệp vào quá trình bầu cử đến ám sát.
Thách thức Hoa Kỳ
Tờ New York Times cũng thừa nhận rằng chính quyền Correa là một thách thức lớn đối với các nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ liên quan đến “Cuộc chiến chống ma túy" và sự hiện diện của tổ chức này ở Mỹ Latinh:
“Rõ ràng đang có một thách thức đặt ra với chính quyền Mỹ. Trong gần một thập kỷ, các cơ sở ở Manta có các tiền đồn quân sự nổi tiếng đã thực hiện khoảng 100 chuyến bay mỗi tháng để khảo sát Thái Bình Dương dưới một cái vỏ bọc là thực hiện cuộc chiến chống ma túy”.
“Cái vỏ bọc” của Mỹ đã khiến rất nhiều người dân Ecuado đã tỏ ra tức giận về luôn xem đây như thách thức về chủ quyền đất nước đối với chính quyền. Chính vì vậy, ông Correa đã cam kết trong chiến dịch tranh cử năm 2006 rằng sẽ đóng cửa tiền đồn này khi trúng cử.
Trong một bài báo của Reuter đăng năm 2007 đã đề cập tới vấn đề thay đổi việc cho thuê tiền đồn đối với quân đội Mỹ như sau:
“ Chúng tôi đồng ý thay đổi các căn cứ quân sự của Mỹ ở Ecuado với một điều kiện, họ để chúng tôi đặt 1 căn cứ quân sự ở Miami- một cơ sở quân sự của Ecuado”.
Trả lời phỏng vấn trước một chuyến công du Italia, ông Correa cũng thẳng thắn cho biết, “Nếu thấy không có vấn đề gì với sự có mặt của lính nước ngoài trên đất của một quốc gia khác, chắc chắn họ (Mỹ) sẽ cho chúng ta thành lập một cơ sở của Ecuado tại Hoa Kỳ”. Với phát biểu này, ông Correa đã ghi một điểm cộng với người dân khi đó.
Một lý do khác khiến cái tên Correa lọt vào danh sách “cần thanh trùng” của Mỹ đó là sự liên quan tới Wikileaks. Người sáng lập Wikileaks -Julian Assange đã được cấp tị nạn chính trị tại đại sứ quán Ecuador ở London để tránh phải đối mặt với phiên tòa bất công trong phòng xử án của Hoa Kỳ.
“Nghĩa cử” của Ecuado đã giúp nhân vật bị truy lùng số 1 của Mỹ vẫn còn sống sót cho đến ngày nay. Cựu ứng cử viên tổng thống Sarah Palin đã gọi Assange là một “ đặc vụ chống Mỹ với bàn tay đẫm máu ...và lẽ ra anh ta đáng bị thủ tiêu”.
Việc Ecuado chấp nhận bảo vệ cuộc sống và tự do cho “kẻ thù số 1” của tình báo Mỹ -Julian Assange cũng đồng nghĩa nước này đã thách thức Hoa Kỳ, và rõ ràng hành động này khiến Washington không thể xem nhẹ.
Correa cũng là “thủ phạm” ?
Rafael Correa luôn ủng hộ sáng kiến của người quá cố Hugo Chavez, theo đó cho phép các nước trong khu vực giảm bớt sự phụ thuộc vào Mỹ, phủ nhận Học thuyết Monroe ở Tây bán cầu, đảm bảo sự phối hợp hành động của các nước Mỹ Latinh với các trung tâm quyền lực khác.
Ecuador đã thiết lập sự hợp tác toàn diện với Trung Quốc, Nga trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế và quân sự. Sự hiện diện của Mỹ ở Ecuador đã giảm đi. Đây là xu hướng mà chính quyền của Tổng thống Obama không thể chấp nhận và đang cố gắng để đảo ngược.
Người biểu tình chống lại chính phủ của Tổng thống Ecuador Rafael Correa |
Tổng thống Correa cũng bị coi là thủ phạm chính làm cho các mối quan hệ Mỹ - Ecuador ngày càng xấu đi. Chính Rafael Correa là người khởi xướng một chiến dịch quốc tế chống lại Tập đoàn Năng lượng đa quốc gia Chevron.
Tranh tụng và nhiều vụ kiện của Ecuador chống lại Tập đoàn Chevron -Texaco đã diễn ra trong hơn hai thập kỷ xung quanh các hoạt động khoan dầu vào giữa năm 1972 và 1990 tại Amazon.
Hãng tin RT News đã đưa tin sự kiện này vào năm 2013 như sau: Bộ Ngoại giao Ecuador đã công bố rằng Mỹ đã từ chối cấp thị thực cho một phái đoàn 5 người tới Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York để làm việc về những tranh chấp đang diễn ra đối với Chevron-Texaco.
Theo thông báo chính thức của Bộ Ngoại giao Ecuado, thị thực cho đoàn 5 công dân Ecuador đã bị Đại sứ quán Mỹ tại Quito trả về “mà không có bất kỳ lời giải thích nào”. Nhóm 5 người này được cử đến diễn thuyết tại một sự kiện đặc biệt tại Liên Hợp Quốc liên quan đến các tác động sinh thái gây ra bởi các hoạt động khai thác của Tập đoàn dầu khí Chevron-Texaco ở vùng rừng nhiệt đới Amazon của Ecuador – nơi mà theo báo cáo của chính phủ đã bị ô nhiễm 2 triệu ha.
Công ty này đã bị một tòa án tại Ecuado buộc nộp một khoảng tiền trị giá 19 tỷ USD để dọn dẹp và giải quyết những thiệt hại về sinh thái tại khu vực này.
Sự kiện này đương nhiên được Mỹ hiểu rằng, chính Rafael Correa là người khởi xướng một chiến dịch quốc tế chống lại Tập đoàn Năng lượng đa quốc gia Chevron.
Tòa án Trọng tài Quốc tế tại Hague (Hà Lan) đã ra phán quyết cho công ty này không phải trả hàng tỉ USD tiền phạt vì đã gây ô nhiễm cho lưu vực sông Amazon trên lãnh thổ Ecuador. Tổng thống Correa không chấp nhận phán quyết có tính làm nhục và vô căn cứ như vậy. Và cho tới bây giờ sự việc vẫn chưa có hồi kết.
Washington muốn Correa từ bỏ quyền lực?
Kể từ năm 2009, thế giới đã chứng kiến những gì mà chính quyền Obama đã làm cho các quốc gia có chủ quyền nhân danh dân chủ. Libya, Honduras và Ukraine là những ví dụ gần đây cho thấy rõ nhất các chính sách đối ngoại của Mỹ.
Đây cũng là những minh chứng rõ nhất cho những thiệt hại trên nhiều cấp độ. Ecuador dự kiến cũng sẽ được bổ sung vào danh sách thay đổi chế độ của chính quyền Obama.
Đầu tiên, Correa là một đồng minh trung thành của chính phủ cánh tả Mỹ Latinh của Bolivia, Venezuela, Nicaragua, Argentina và Brazil, vốn là các quốc gia được xem là chống lại các chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, điều khiến cho Mỹ cảm thấy khó chịu hơn lại là lời hứa đóng cửa căn cứ không quân Manta của Mỹ trong năm 2009 trong chiến dịch tranh cử của Tổng thống Ecuador Rafael Correa vào năm 2006.
Washington đương nhiên mong muốn dựng một chính phủ mới ở Ecuador để mở lại các căn cứ không quân Manta để giúp Mỹ có thể giám sát cái được Mỹ gọi là "cuộc chiến chống ma túy".
Trong năm 2008, tờ New York Times đưa ra báo cáo cho rằng Tổng thống Correa đã đuổi một số quan chức quân sự có vai vế trong chính phủ vì cho rằng, đây là những đối tượng trung thành với Washington.
Thời điểm đó, ông Correa đã thẳng tay sa thải Bộ trưởng Quốc phòng, chỉ huy quân đội, không quân vì cho rằng hệ thống tình báo của Ecuador là “hoàn toàn bị xâm nhập và đã bị CIA chinh phục”. Ông Correa cho rằng, các quan chức quân sự cấp cao đã chia sẻ thông tin tình báo với Colombia, đồng minh hàng đầu của chính quyền Bush ở Mỹ Latinh…/.
(Mời xem tiếp trên Pháp luật 4 phương số 59, ngày 27/6/2016)