“Thần binh” Israel tập kích Uganda như thế nào?

Bộ trưởng Quốc phòng Peres (trái) và Thủ tướng Rabin
Bộ trưởng Quốc phòng Peres (trái) và Thủ tướng Rabin
(PLO) -Cách đây 40 năm, vào sáng sớm ngày 4/7/1976, gần 200 lính đặc nhiệm của Israel bất ngờ tập kích vào sân bay Enlebbe (Uganda), tiêu diệt không tặc và gần 200 lính Uganda, giải cứu toàn bộ con tin. Sự kiện ấy đã khiến dư luận thế giới hết sức ngỡ ngàng. 

Sáng 27/6/1976, Bộ trưởng Bộ vận tải Jacobi đến gặp và trình Thủ tướng Israel là Rabin bức điện khẩn: "Lúc 8 giờ 50 phút sáng hôm nay, một chiếc Air bus của hãng hàng không Pháp mang số 139 bị bắt cóc khi bay từ sân bay Almaza (Hy Lạp) đến Paris, hiện chưa có thông tin cụ thể". Ông Jacobi cho biết thêm, chiếc Airbus đã bị mất liên lạc khoảng 20 phút. 

Không tặc giấu mặt

Thủ tướng Rabin ra lệnh: "Nhanh chóng thu thập mọi thông tin". Ngay lập tức, cơ quan tình báo được sân bay Ben Gurion cho hay, chuyến bay gồm 245 hành khách, trong đó có 83 người Israel và 12 người của tổ lái. Họ phán đoán, chuyến bay 139 không bay đến Paris như dự định, mà bay về hướng Nam Phi. 

Lúc 15h30, Uỷ ban đối phó tình trạng khẩn cấp được thành lập do thủ tướng Rabin đứng đầu. Thủ tướng Rabin cho rằng: "Trên chiếc máy bay bị bắt cóc có gần một trăm người Do Thái, bọn không tặc có thể lấy đó làm chiêu bài áp lực với Chính phủ Israel, chúng ta phải có biện pháp đối phó thích hợp cần tăng cường thu thập tin tức tình báo". 

Đến gần tối, Ủy ban đối phó tình trạng khẩn cấp nhận được vài thông tin: Máy bay số hiệu 139 hạ cánh xuống Banghazi của Libya, sau đó không biết bay về đâu”.

Đề phòng máy bay quay trở lại sân bay Ben – Gurion, Thủ tướng Rabin quyết định đặt Bộ Tư lệnh tiền phương tại phòng kiểm soát không lưu và ông trực tiếp theo dõi mọi diễn biến, chỉ huy hành động.

Các khu vực xung quanh sân bay được bố trí lực lượng đặc nhiệm mặc quần áo bảo hộ của thợ máy. Tiếp đó, Thủ tướng Rabin nhận được một bức điện phát đi từ London: "Trong số hành khách trên máy bay bị bắt cóc có một người phụ nữ mang thai và có nguy cơ đẻ non.

Nhân viên trên máy bay đã thuyết phục bọn không tặc, cuối cùng, người phụ nữ này đã được thả tại sân bay Banghazi, sau đó được máy bay của Libya đưa về London". Những thông tin này do sở cảnh sát London khai thác từ người phụ nữ được thả là bà Patriliza Highman. 

Bà Highman kể lại: "Máy bay cất cánh từ Almaza khoảng 5 phút, thì bị khống chế bởi một nam, một nữ trông giống người Đức và 4 thanh niên giống người Ả Rập.

Bọn chúng đặt thuốc nổ được ngụy trang thành đồ hộp hoa quả vào vị trí cửa máy bay. Sau đó được tiếp dầu tại sân bay Banghazi, máy bay chỉ ở lại trong thời gian ngắn rồi bay tiếp, điểm đến có thể là một nước nào đó ở Trung Phi".

Vậy điểm đến cuối cùng của chiếc máy bay sẽ là nơi nào?. Điều này làm Thủ tướng Rabin và nội các Chính phủ Israel cũng như nhân dân nôn nóng 

Đục nước béo cò

3h ngày 28/6/1976, chiếc máy bay hạ cánh trong màn đêm xuống sân bay Entebbe tại thủ đô Kampala của Uganda, miền Trung Châu Phi. Sau vài tiếng đồng hồ, vào lúc hơn 7 giờ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Peres cũng nhận được tin tình báo, chiếc máy bay bị bắt đã hạ cánh xuống sân bay Enthbbe tại Kampala của Uganda. Hơn ai hết Peres là người hiểu rõ về Uganda và cá nhân Tổng thống Amin. 

Trong nhiều năm trước, để đổi lấy sự ủng hộ từ Uganda, Israel đã viện trợ cho Tổng thống Amin, không quân của Uganda do chính Israel bồi dưỡng huấn luyện. Cũng nói thêm rằng, ở thời kỳ đầu khi xây dựng Nhà nước Israel, người ta đã dự tính nếu không trụ được ở phần đất Palestin, Chính phủ Israel có thể lựa chọn Uganda làm địa điểm thay thế. 

Sau khi điều tra, Chính phủ Israel đã nắm được: “Kẻ chỉ huy kế hoạch bắt cóc máy bay lần này có thể là đồng bọn của phái quá khích Hamas trong Mặt trận giải phóng nhân dân Palestin, tên là Wadia Hadad".

Bốn năm trước, tháng 5/1972, đồng bọn của Hadad trong tổ chức Mặt trận giải phóng dân tộc Palestin đã bắt cóc một chiếc máy bay chở khách phản lực thuộc Công ty hàng không Sawana của Bỉ và ép hạ cánh xuống sân bay Ben - Gurion.

Lực lượng đặc nhiệm tinh nhuệ của Israel bằng tài trí, lòng quả cảm đã giành được quyền kiểm soát máy bay, giải cứu 97 hành khách và phi hành đoàn. Cuộc chiến đấu diễn ra chớp nhoáng trong 90 giây, hai tên khủng bố bị tiêu diệt, một tên bị thương.

Có tin khẳng định Wadia Hadad có dính dáng trực tiếp đến vụ khủng bố này. Sau khi phân tích các thông tin, cơ quan tình báo Israel khẳng định, chính Tổng thống Amin hậu thuẫn cho việc này vì các nước khác trong khu vực đều không có dấu hiệu khả nghi. 

Chiều 29/6, bọn không tặc đòi phóng thích 53 thành viên lực lượng du kích Ả Rập đang bị giam giữ, trong số đó có 40 người đang bị giam giữ tại Israel, số còn lại đang ở Đức.

Như vậy,  đây quả là một hành động khủng bố nhằm vào Israel. Và nhân cơ hội này, Tổng thống Amin của Uganda muốn đứng ra làm trung gian để “đục nước béo cò”, nâng cao vị thế của đất nước.

Sự việc lâm vào bế tắc, khi ngày 30/6, bọn khủng bố ra yêu sách: "Đến 2 giờ chiều ngày 1/7 giờ Israel (tức là 12 giờ trưa theo giờ GMT), nếu không thực hiện các yêu cầu trước đó, chúng sẽ giết chết con tin, phá hủy máy bay". Lúc này, chính phủ Israel đã bị dồn đến tình huống phải lập tức có quyết định dứt khoát.

Chiếc Airbus A300 của hãng Air France bị bắt cóc.
 Chiếc Airbus A300 của hãng Air France bị bắt cóc.

Níu kéo thời gian

Đến lúc này, Ủy ban đối phó tình trạng khẩn cấp của Israel đã nhận định chính xác rằng: Kế hoạch bắt cóc do chính Hadad chủ mưu nhưng hắn đang lẩn trốn tại Somali, không trực tiếp nhúng tay, lộ diện.

Thủ phạm chính của vụ bắt cóc là thành viên thái quá khích PFIP, Abuds Lahmu Jabel và một nam một nữ người Đức. Mục đích của chúng nhằm khuất phục chính phủ Israel, hạ nhục Israel, chứng minh tính đúng đắn của lý luận sử dụng vũ lực trong chủ trương của Jabel, qua đó tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. 

Trước những khó khăn này, để kéo dài thời gian, Chính phủ Israel đã triệu tập Thượng tá lục quân Baloke Balebu đã về hưu, người đã từng dẫn đầu đoàn cố vấn quân sự Israel gồm 400 người đến giúp đỡ Uganda xây dựng lực lượng quân sự.

Ông Baloke Balebu đã liên hệ, dò la tình hình, thăm dò thái độ của Tổng thống Amin, đồng thời tranh thủ kéo dài thời gian. Balebu đã khen ngợi thành tích và đóng góp trong lớn của Amin trong vai trò chủ trì hội nghị tổ chức thống nhất Châu Phi họp tại Padua, qua đó nhấn mạnh trách nhiệm của ông ta, cải thiện mối quan hệ làm thay đổi suy nghĩ của Amin. Rất may là, tuy Amin tuy không đồng ý giúp đỡ phía Israel song cũng kéo dài được thời gian. 

Cùng ngày hôm đó, một tin không tốt xảy ra vào buổi chiều, bọn khủng bố tuyên bố thả tự do cho 47 hành khách, bao gồm phụ nữ, người già và trẻ em không phải là người Do Thái. Những con tin được thả ra ngay trong đêm đó lên máy bay trở về Paris.

Theo họ thì động cơ thật của Tổng thống Amin trong vai trò trung gian hòa giải rất đáng ngờ, toàn bộ hành khách Do Thái bị tập trung lại trong một phòng, họ trở thành con bài để mặc cả trong tay bọn khủng bố. Có một người phụ nữ Do Thái lọt được vào số người được thả. 

Từ đây, thỏa thuận với bọn khủng bố hay sử dụng vũ lực giải cứu con tin là quyết định khó khăn, đè nặng Thủ tướng Rabin và Chính phủ Israel. Bởi, nếu thỏa thuận, khủng hoảng lập tức được tháo gỡ, nhưng hành động này cũng giống như sự khuyến khích bọn khủng bố, hậu quả sau này sẽ rất tai hại.

Nếu tiến hành giải cứu vấn đề đầu tiên là phải đối phó với những kẻ khủng bố liều mạng được chuẩn bị từ trước và vũ trang đầy đủ, nhiệm vụ giải cứu không thể hoàn thành nếu dựa vào lực lượng quân sự nhỏ, chỉ riêng vấn đề cơ động lực lượng đến mục tiêu đã là cả một bài toán hóc búa.

Hai là, nhằm giảm thương vong đến mức thấp nhất, giải pháp tốt nhất là tiến hành một cuộc tập kích, đánh nhanh rút gọn, nhưng một khi hành động bị tiết lộ thì sân bay Entebbe sẽ trở thành "cối xay thịt" thảm khốc, còn có thể dẫn đến nguy cơ bị cuốn vào một cuộc chiến tranh, kéo theo đó là những khủng hoảng chính trị, quân sự và xã hội khó có thể lường trước.

Ba là, lực lượng quân sự tham gia vào nhiệm vụ này phải trải qua hành trình hàng nghìn kilômét, bay qua những nước không thân thiện, hành động này hoàn toàn có thể bị coi là một cuộc xâm lược, các quốc gia đó có đủ lý do để bắn hạ những máy bay đó…./.

Đọc thêm

Những từ tiếng Anh nào có ảnh hưởng nhất trong 9 thập kỷ qua?

Những từ tiếng Anh nào có ảnh hưởng nhất trong 9 thập kỷ qua?
(PLVN) - Karaoke, virus, AI, deepfake… là một phần trong tập hợp 90 từ tiếng Anh nổi bật có ảnh hưởng định hình chín thập kỷ qua, phần nào phản ánh những phát triển xã hội, văn hóa, công nghệ, chính trị và môi trường đã định hình ngôn ngữ tiếng Anh từ năm 1934 đến năm 2024.

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'
(PLVN) - Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh vừa phối hợp với Trường Đại học TDTT Thượng Hải, Trung Quốc và Trường Đại học Sư phạm - Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc đồng tổ chức thành công Hội nghị Khoa học quốc tế với chủ đề “Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”.