Vì sao không thể để cán bộ tham vọng quyền lực lọt vào Trung ương?

Ông Phạm Thế Duyệt (Ảnh: Minh Hòa)
Ông Phạm Thế Duyệt (Ảnh: Minh Hòa)
Nhiều người đặt câu hỏi vì sao phải kiên quyết không để lọt vào Trung ương những cán bộ có tham vọng quyền lực?
Trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 11 khóa XI, khi nói về tiêu chuẩn nhân sự khóa XII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “Kiên quyết không để lọt vào Ban Chấp hành Trung ương những người có tham vọng quyền lực, xu nịnh, chạy chọt, vận động cá nhân, tư tưởng cục bộ, phe cánh, lợi ích nhóm, không dám đấu tranh bảo vệ lẽ phải…”.
Khái niệm “tham vọng quyền lực” được nhiều Đảng viên và nhân dân rất quan tâm chú ý. Nhiều người đặt câu hỏi vì sao phải kiên quyết không để lọt vào Trung ương những cán bộ có tham vọng quyền lực?
Không có quyền lực thì không thể tham nhũng
Theo ông Vũ Quốc Hùng - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, quyền lực là quyền được quyết định, quyền được phán xét, ra lệnh. Như bố mẹ có quyền lực đối với con cái, bắt con phải làm việc này, việc khác. Thủ trưởng cơ quan có quyền quyết định nhiều vấn đề của cơ quan và đối với từng cơ quan thì đều có quyền lực riêng. Những người lãnh đạo đất nước cũng có quyền được quyết định, phán xét như vậy.
“Nếu quyền lực không được giám sát thì dễ dẫn đến quyền lực không có giới hạn. Mà quyền lực không có giới hạn thì sẽ gây ra tình trạng lộng quyền, chuyên quyền độc đoán, rất nguy hiểm trong công tác lãnh đạo quản lý, phản dân chủ. Quyền lực thường gắn với quyền lợi hay nói thẳng ra là gắn với tiền. Chính vì vậy, Tổng Bí thư lưu ý điều này là rất thỏa đáng”, ông Vũ Quốc Hùng nói.
PGS.TS Phạm Xanh (Ảnh: Thanh Hà)
 PGS.TS Phạm Xanh (Ảnh: Thanh Hà)
PGS.TS Phạm Xanh (Khoa Lịch sử, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội) thì cho rằng: Khái niệm “tham vọng quyền lực” lần đầu tiên được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu ra cho thấy Đảng hiểu rõ vấn đề tham vọng quyền lực và những vấn đề đằng sau khát vọng quyền lực. Người không có quyền lực không thể tham nhũng, người có chức nhỏ thì tham nhũng nhỏ, có quyền lực lớn tham nhũng lớn.
“Một đất nước không thể thiếu những cán bộ có tham vọng quyền lực, nhưng biết sử dụng quyền lực để phục vụ dân tộc. Nếu thiếu họ đất nước sẽ không thể tiến xa, tiến nhanh hơn được. Chúng ta cần cổ vũ những người dám xả thân, dám nhận trách nhiệm để phục vụ nhân dân.
Tuy nhiên, phải phân biệt rành mạch giữa tham vọng quyền lực với việc sử dụng quyền lực vào những mục đích khác nhau. Những người có tham vọng quyền lực không trong sáng thì họ cũng sẽ sử dụng quyền lực có được không trong sáng, chủ yếu sử dụng quyền lực cho mục đích cá nhân, cho gia đình, chứ không sử dụng cho mục đích chung”, PGS.TS Phạm Xanh nhận định.
Làm sao để loại bỏ cán bộ có tham vọng quyền lực?
Những phương hướng, tiêu chuẩn về công tác nhân sự BCH Trung ương khóa XII đã rõ ràng, nhưng, để lựa chọn được những cán bộ ưu tú vào Trung ương, theo ông Vũ Quốc Hùng cùng với trách nhiệm của các tổ chức Đảng và đảng viên, việc hỏi người dân, nghe người dân là rất cần thiết.
“Ví dụ người A được ứng cử, đề cử vào khu vực nào thì phải niêm yết danh sách tại trụ sở Đảng ủy phường, xã hay cơ quan để mọi người được biết và nên có thùng thư bên cạnh để người nào có ý kiến thì gửi vào đó và không cần phải ký tên. Hoặc cũng có thể gửi thư góp ý trực tiếp cho thủ trưởng, Đảng ủy cơ quan.
Bởi vì người nào được giới thiệu vào Trung ương, thì Đảng ủy cơ quan đó cũng có trách nhiệm, thậm chí Chi bộ cũng phải có trách nhiệm. Nếu để một người ngồi nhầm vị trí, có quyền lực và “vui thú” với quyền lực dễ dẫn đến sai lầm, gây hại cho đất nước và cá nhân ấy sẽ bị nhân dân khinh ghét.
Theo đó, lấy tinh thần nhân ái, thương yêu đồng chí một cách khách quan để góp ý, phát hiện những người có phẩm chất tốt, có tâm, có tầm để giới thiệu vào Trung ương. Còn những người khéo léo, mị dân, dùng mọi cách mua chuộc, bỏ tiền chạy chức chạy quyền thì phải loại bỏ”, ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương nói.
Cán bộ giàu nhanh bất thường: Phát hiện đâu khó?
PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện lịch sử Đảng (Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh) hoàn toàn ủng hộ những tiêu chí, chuẩn mực đặt ra đối với các Ủy viên Trung ương khóa XII tới. Tuy nhiên, ông cho rằng giữa tiêu chuẩn đặt ra và thực hiện trong thực tế có khoảng cách, đòi hỏi nỗ lực, vai trò lãnh đạo kiên quyết của Đảng từ cấp Trung ương đến cơ sở. Đồng thời, trên cơ sở kỷ luật Đảng và pháp luật thì mới phát hiện được những người không đủ tiêu chuẩn vào Trung ương.
“Một vấn đề rất quan trọng là phải lắng nghe ý kiến nhân dân. Dân phát hiện cán bộ tốt hay không tốt, giỏi hay không giỏi rất chính xác, nên phải làm thế nào lắng nghe ý kiến của dân để họ góp ý chọn những người vào các vị trí lãnh đạo từ cấp cao nhất cho tới cơ sở. Vì xét đến cùng, như Bác Hồ đã nói: lãnh đạo này là để lãnh đạo dân và dân chịu sự lãnh đạo ấy. Người lãnh đạo tốt thì dân được nhờ, người lãnh đạo kém thì người dân sẽ phải chịu hậu quả của sự kém cỏi đó”, PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc bày tỏ.
Lựa chọn nhân sự là một vấn đề khó, ông Phạm Thế Duyệt, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam thừa nhận như vậy, đồng thời cho rằng về phương pháp, phải làm thế nào tạo được sự dân chủ, đồng thuận, ý thức trách nhiệm cao trong phê bình và tự phê bình. Chỉ có dân chủ mới tạo được đồng thuận, chỉ có đồng thuận mới tạo được sự đoàn kết để lựa chọn, xem xét.
“Con người thì không thể toàn vẹn được, nhưng bao giờ cũng phải biết lựa chọn những người toàn tâm toàn ý, kiên quyết hành động, hành động có ý thức trách nhiệm, có tính Đảng, có trách nhiệm với dân, biết phát huy dân chủ trong nội bộ cơ quan, nội bộ tổ chức của Ban Chấp hành Trung ương, của Bộ Chính trị, trong nội bộ các đồng chí lãnh đạo các thế hệ, trong hệ thống tổ chức cấp trên và cấp dưới. Làm thế nào để những ý kiến đúng đắn đều được lắng nghe, chứ không chỉ những ý kiến xuôi chiều.
Về trách nhiệm lựa chọn Trung ương, giới thiệu vào Bộ Chính trị, tôi muốn đề xuất đối với cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, ngoài người đứng đầu tổ chức chịu trách nhiệm, còn có tổ chức, cá nhân cấp trên chịu trách nhiệm. Chẳng hạn, người theo dõi nhân sự của tỉnh nào, họ phải có trách nhiệm về việc theo dõi nhân sự được giới thiệu và Trung ương và Bộ Chính trị trước toàn Đảng. Nếu chọn sai, thì tổ chức, cá nhân theo dõi, kể cả khi đã nghỉ hưu vẫn phải chịu trách nhiệm về nhân sự ấy. Như thế công tác nhân sự mới nghiêm, không đi vào con đường chạy chọt, đổ trách nhiệm cho dưới”, ông Phạm Thế Duyệt đề nghị.
PGS.TS Phạm Xanh cũng mong mỏi Trung ương sẽ làm thật tốt công tác nhân sự: “Tôi nói một cách thẳng thắn, chân thành rằng, chưa bao giờ, chưa lúc nào người dân quan tâm đến bộ máy lãnh đạo của Trung ương như bây giờ. Bởi vì đường lối chính trị đúng đến mấy, nhưng cũng phải qua sự thực thi của hệ thống cán bộ, những người có trách nhiệm. Điều này quyết định tất cả. Cho nên, nếu chọn đúng cán bộ, nghĩa là Nghị quyết của Đảng sẽ đi vào cuộc sống, đường lối của Đảng sẽ được giữ vững, vai trò lãnh đạo của Đảng sẽ được xác định và Đảng tiếp tục được nhân dân tin cậy”.

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Tô Lâm và Tư lệnh Ahmad Reza Radan ký “Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Tư lệnh Thực thi pháp luật Iran”. (Ảnh: Khồng Hà).

Việt Nam - Iran: Phối hợp xử lý các loại tội phạm xuyên quốc gia

(PLVN) - Ngày 14/5, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì Lễ đón và hội đàm với Chuẩn tướng Ahmad Reza Radan, Tư lệnh Thực thi pháp luật Iran cùng Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Tư lệnh Thực thi pháp luật Iran đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.

Đọc thêm

Đề xuất thí điểm thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.
(PLVN) - Chính phủ đề xuất quy định 2 nhóm cơ chế, chính sách đặc thù với 30 cơ chế, chính sách cụ thể phát triển TP Đà Nẵng. Trong đó có quy định thí điểm thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng gắn với Cảng biển Liên Chiểu để thực hiện thí điểm các cơ chế, chính sách nhằm mục tiêu thu hút đầu tư.

Thủ tướng: Kinh tế xanh, kinh tế số sẽ là đột phá trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính tọa đàm với các doanh nghiệp Trung Quốc tiêu biểu trong lĩnh vực phát triển kinh tế xanh, kinh tế số. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Sáng 14/5, phát biểu tại tọa đàm với đoàn 19 Tập đoàn hàng đầu của Trung Quốc về phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tin tưởng hợp tác kinh tế - đầu tư - thương mại Việt Nam - Trung Quốc, nhất là trong lĩnh vực phát triển kinh tế xanh, kinh tế số sẽ là động lực quan trọng, đột phá, giúp đưa mối quan hệ giữa hai nước tiếp tục phát triển lên tầm cao mới.

'Siết' kiểm soát, xử lý vi phạm để ngăn chặn tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Việc sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng diễn biến phức tạp, tỷ lệ sử dụng có xu hướng gia tăng nhanh trong cộng đồng, nhất là giới trẻ và có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sử dụng. Để ngăn chặn kịp thời, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành tăng cường kiểm soát, xử lý nghiêm trường hợp buôn bán, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá điện tử.

Cần quản lý chặt chẽ thị trường, không để giá vàng “nhảy múa”

Hình ảnh tại phiên họp.
(PLVN) -  Đây là ý kiến được nhấn mạnh tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng nay, 13/5, cho ý kiến về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024.

Chỉ rõ 5 nhóm giải pháp tại Hội thảo Văn hóa năm 2024

Ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, phát biểu bế mạc hội thảo.
(PLVN) -Sau một buổi làm việc tích cực, khẩn trương và trách nhiệm cao, Hội thảo Văn hóa năm 2024 diễn ra tại TP Hạ Long (Quảng Ninh), đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra và bế mạc, chỉ rõ 5 nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện thể chế, chính sách và bảo đảm nguồn nhân lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao.

Kiểm toán Nhà nước phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội trong thực hiện nhiệm vụ

Thường trực Ủy ban TCNS của Quốc hội và KTNN làm việc nhằm trao đổi, thảo luận về kế hoạch, nội dung tổ chức Phiên giải trình “Việc thực hiện các kết luận, kiến nghị KTNN đến hết niên độ ngân sách Nhà nước năm 2021” vào tháng 8/2023. Ảnh: Cổng TTĐT KTNN
(PLVN) - Xuất phát từ việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan theo quy định của pháp luật, thực tiễn hoạt động thời gian qua cho thấy, công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ giữa Ủy ban Tài chính, Ngân sách (TCNS) của Quốc hội và Kiểm toán nhà nước (KTNN) ngày càng chặt chẽ, hiệu quả, góp phần quan trọng vào việc thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mỗi cơ quan.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Ngày hội Khởi nghiệp Quốc gia

Thủ tướng Phạm Minh trao đổi, hỏi thăm sinh viên tại gian hàng khởi nghiệp.
(PLVN) - Sáng 12/5/2024, tại thành phố Cần Thơ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đến dự Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp Quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VI. Ngày hội do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ tổ chức.

Đẩy mạnh công tác thu hút nguồn lực kiều bào tại các địa phương

Đoàn công tác làm việc với tỉnh An Giang.
(PLVN) - Từ ngày 8-11/5, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) Lê Thị Thu Hằng dẫn đầu Đoàn công tác gồm lãnh đạo một số đơn vị liên quan trong Bộ Ngoại giao đã đến thăm các tỉnh/TP Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang, làm việc về công tác đối ngoại của địa phương, công tác NVNONN và hỗ trợ cộng đồng người gốc Việt tại một số địa bàn.

Khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2024

Khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2024.
(PLVN) - Tối 11/5, tại sân vận động Làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2024. Tham dự buổi lễ có Đại tướng Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công An.