Về miền ru của mẹ

 Hiện nay, các bà mẹ trẻ có rất nhiều cách để hát ru. (Nguồn: Pinterest)
Hiện nay, các bà mẹ trẻ có rất nhiều cách để hát ru. (Nguồn: Pinterest)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - “Cánh cò bay lả bay la/Bay từ ruộng lúa, bay ra cánh đồng”, một lời ru tưởng như đã quá quen thuộc, nhưng cứ mỗi khi nghe thấy, biết bao người con Việt Nam lại được trở về tuổi thơ bình dị và tràn ngập tình thương yêu của bà, của mẹ.

Không gian ký ức

Một trong những niềm hạnh phúc giản dị, thuần khiết, mộc mạc nhất mà con người có được ngay từ thuở còn nhỏ là ngủ yên trong vòng tay người mẹ. Bởi mẹ là chốn nương tựa bình an, là người luôn che chở, vỗ về, yêu thương đứa con thơ của mình. Mặc cho mưa bão, nắng gắt ở bên ngoài, chỉ cần một cái cựa mình, mẹ sẽ lại ôm con vào lòng mà vỗ về, ngân nga những lời ru đã có từ thuở xa xưa.

Dù thời gian có trôi qua bao lâu, đối với mỗi người, lời ru của mẹ đã trở thành “ngọn gió” đưa tâm hồn quay trở về với ký ức làng quê, thôn xóm, với những trò nghịch ngợm giữa trưa hè. Ngay cả thế hệ trẻ ngày nay, dù sống trong thời kỳ công nghệ hiện đại, nhưng lời ru “ầu ơ” vẫn gợi cho họ nhớ về những kỷ niệm an yên nhất thuở ấu thơ.

Nguyễn Hải Anh (30 tuổi, sinh sống ở Anh quốc) chia sẻ, thời còn nhỏ, gia đình cô sống ở Hoài Đức (Hà Nội) với ông bà nội. Lúc bấy giờ, ngoại ô Hà Nội cuộc sống còn bình yên, mộc mạc chứ chưa sầm uất, phát triển như hiện nay. Nhà của cô như bao gia đình ở quê khác, bà nội vẫn giữ tục nhai trầu, mẹ đun nước bồ kết mỗi chiều gội mái tóc dài chấm eo: “Khi tôi biết ghi nhớ, tôi thường được mẹ hoặc bà nội hát ru vào những buổi trưa. Đó là những lời ca đầu tiên mà tôi nghe trong cuộc đời này”. Ngày còn bé, đối với Hải Anh, lời ru của bà, của mẹ giúp cô cảm thấy an toàn, thoải mái và nhanh chóng chìm vào giấc ngủ bình yên không mộng mị. Nhưng khi đã trưởng thành, cứ mỗi lần bất chợt nghe thấy khúc hát “Bà còng đi chợ trời mưa. Cái tôm cái tép đi đưa bà về”, hay là “Cái cò đi đón cơn mưa. Tối tăm mù mịt ai đưa cò về”, trái tim của Hải Anh lại nao nao nhớ về quê hương Việt Nam, nhớ về cánh đồng xanh tít tắp, nhớ về bố, về mẹ, về tình yêu thương gia đình đã nuôi dưỡng cô gần ba mươi năm ở Việt Nam: “Dù đã lập gia đình ở nước Anh, nhưng mỗi khi cho con đi ngủ, tôi vẫn tự mình ngân nga những bài hát ru của Việt Nam”, Hải Anh chia sẻ.

Lời ru không chỉ là sợi dây kết nối đưa tâm hồn con người trở về với quê hương, với ký ức tuổi thơ bình yên, ngọt ngào. Nhà thơ Nguyễn Duy, khi nhớ về mẹ mình đã khẳng định: “Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn”. Trong lời ru còn ẩn chứa những bài học, mơ ước của ông bà ta từ bao đời này, gửi gắm hy vọng đứa trẻ sẽ tiếp thu điều hay, lẽ phải. Đó là bài học giáo dục âm nhạc đầu tiên đó được ghi vào bộ nhớ của các em để khi khôn lớn nên người, tình yêu thương mẹ sẽ gắn liền với tình yêu thi ca âm nhạc dân gian.

Đào Bích Ngọc (25 tuổi, Hà Nam) cho biết, bài học đầu đời mà cô được nghe từ chính những lời hát ru. Bố của Bích Ngọc mất sớm, mẹ vò võ nuôi hai đứa con thơ. Mỗi trưa hè nóng bức, nhà bạn bè có kem mát để ăn, điều hòa để bật, mẹ cô thương con vừa hát ru, vừa kể những câu chuyện cổ tích nhằm đưa hai chị em vào giấc ngủ thoải mái nhất. Mẹ cô hay hát những câu “Cái cò, cái vạc, cái nông,…” có những đêm mưa giông, nhà dột, mẹ cô vừa hát, vừa khóc, khiến cho Bích Ngọc thương mẹ hơn bao giờ hết. “Lúc ấy, tôi đã nghĩ mẹ sao mà giống con cò phải đi kiếm ăn nuôi con đến như vậy. Khung cảnh ông cha ta khi xưa khắc họa người đàn bà góa chồng, khiến cho tôi hiểu được mẹ đã vất vả như thế nào dù bà chẳng bao giờ nói ra”.

Không chỉ truyền tải những bài học nhân văn, khúc hát ru còn cho mỗi đứa trẻ vốn tri thức về di sản văn hóa của dân tộc. Nguyễn Hà Ly (27 tuổi, Hà Nội) cho biết, cô sinh ra và lớn lên ở Bắc Ninh, cái nôi của những làn điệu dân ca quan họ. Ngay từ khi còn nhỏ, cô đã được “tắm” mình trong những làn điệu dân ca quan họ Bắc Ninh thông qua lời ru của mẹ: “Mẹ tôi trong đội ca vũ của xã, mẹ rất thích hát quan họ, thay vì ru tôi bằng những bài ca quen thuộc, mẹ sẽ ngân nga một vài câu “Người ơi người ở đừng về/Người về em vẫn khóc thầm/Đôi bên vạt áo ướt đầm như mưa” hay “Bây giờ kẻ Bắc, người Nam/Trăm năm chỉ có một ngày/Đàn cầm ai nỡ dứt dây cho đành/Quan họ nghỉ chúng em ra về…”, tôi cứ vậy mà chìm vào giấc ngủ trong làn điệu dân ca của quê hương”. Ngày còn bé, đôi lúc, Hà Ly cũng “nhõng nhẽo” đòi mẹ phải hát ru những bài quen thuộc như “Con mèo mà trèo cây cau” hay “Con cò bay lả bay la” để được giống bạn bè trong xóm. Đến khi trưởng thành, Ly mới thấy may mắn, vì hiện giờ, cô vẫn có thể nhớ và ngân nga được rất nhiều làn điệu quan họ.

Tiếp nối lời ca “âu ơ, ru hời”

Trong nhịp sống hiện đại ngày nay, những khúc hát ru đang dần trở nên xa vắng. Nhiều người cho rằng những bài hát ru đã cũ, song điều này không hoàn toàn đúng. Vì hiện nay, rất nhiều người trẻ thuộc thế hệ 8x, 9x đã chứng minh, dù trải qua bao nhiêu năm tháng, nhưng những câu hát ru của mẹ, của bà thì vẫn còn mãi như một phần đẹp nhất của thời thơ ấu luôn theo ta trong suốt cuộc đời.

Khúc hát ru đưa con người về một miền ký ức tuổi thơ bình yên, hạnh phúc. (Nguồn: Hải Anh)

Khúc hát ru đưa con người về một miền ký ức tuổi thơ bình yên, hạnh phúc. (Nguồn: Hải Anh)

Thực tế, hiện nay, vẫn còn những người trẻ đã và đang tiếp tục cất lên lời hát ru vỗ về, đưa con mình. Tuy nhiên, hát ru được các bà mẹ thuộc thế hệ Gen Z có ít nhiều thay đổi để phù hợp hơn với thời gian, công việc và thời đại. Như Nguyễn Hải Anh (30 tuổi), hiện đang sinh sống ở nước Anh cho biết, cô vẫn ru con bằng bài hát quen thuộc của người Việt Nam. Nhưng đồng thời, cô cũng kết hợp việc ru con bằng cả những bài hát tiếng Anh: “Từ tháng thứ 4, thai nhi đã bắt đầu nghe được giọng mẹ. Khi chào đời, lời hát ru của mẹ lại càng trở nên thân thuộc hơn bao giờ hết. Lúc sơ sinh là khoảng thời gian con trẻ bước đầu phát triển vốn ngôn ngữ, trí não. Khoa học cũng đã chứng minh, nhờ những bài hát ru được lặp đi lặp lại với vần điệu nhịp nhàng đã giúp củng cố khả năng nghe âm thanh của bé, thậm chí trẻ có thể dự đoán và hiểu được nội dung bài hát”. Cho nên, Hải Anh muốn con nghe được song song cả hai thứ tiếng, để có cảm nhận về cả tiếng Việt và tiếng Anh. Mong muốn của cô sau này, dù bé có quốc tịch là người Anh, nhưng bé vẫn luôn nhớ được mình có một nửa dòng máu người Việt Nam.

Đối với rất nhiều người mẹ trẻ vẫn coi việc hát ru là một cách để kết nối tình cảm với con mình. Vì đó là những câu chữ đầu tiên mà người mẹ dùng để truyền tải tình yêu thương dành cho con. Nhiều bà mẹ trẻ dù bận trăm công nghìn việc, nhưng mỗi ngày đều ru con ngủ. Tuy nhiên, thị hiếu âm nhạc hiện nay cũng rất đa dạng không đơn thuần là âm nhạc mang âm hưởng dân ca và truyền thống như trước nữa. Các bà mẹ trẻ cũng có rất nhiều lựa chọn, có người hát những ca khúc thiếu nhi, có người vẫn giữ nguyên giai điệu truyền thống, có người lại ngân nga những bài hát hiện đại.

Như Đào Bích Ngọc (25 tuổi, Hà Nam) cho biết, cô là một dược sĩ, công việc ở nhà thuốc khiến cô rất bận rộn, nhưng từ khi con cô sinh ra đến nay đã gần một tuổi, cô thường xuyên hát ru cho con nghe. “Quả thật, tôi không thuộc nhiều bài hát ru như các mẹ, các bà thời xưa. Nhưng tôi vẫn biết hát một số bài, ngoài ra, tôi còn dùng máy tính để bật vài ca khúc thiếu nhi có giai điệu nhẹ nhàng, vừa cho con ngủ, vừa học thuộc để tự mình có thể ru con”. Đối với Bích Ngọc, cô cho rằng việc hát ru như một “bản năng” của người mẹ để “trò chuyện” với đứa con thơ của mình.

Nhiều người mẹ trẻ đã thay hát ru bằng những câu ca dao, bài thơ lục bát, Truyện Kiều, thơ Tố Hữu... Hoặc hát bài hát hiện đại, câu chuyện cổ tích, tâm tình cho con nghe. Nguyễn Hà Ly (27 tuổi) chia sẻ: “Thực sự, nếu ai đã ru con mới thấy tình cảm thiêng liêng của cha/mẹ dành cho con. Bởi khi ru, ta được ôm con vào lòng, vỗ về, nựng con. Khi con ngô nghê, “bi bô” trả lời lại mới thấy cực kỳ đáng yêu. Tôi đã ru con từ lúc con mới lọt lòng, đến nay, con đã 4 tuổi, đi học mẫu giáo. Nhưng con vẫn thích được bố mẹ ru trước khi đi ngủ. Ở trên lớp mẫu giáo, các cô thường khen con có khả năng giao tiếp và vốn ngôn ngữ rất tốt”.

Việc ru con từ bao đời nay vẫn vậy, là sợi dây kết nối giữa cha mẹ và con cái. Đồng thời cũng tạo nên ký ức tuổi thơ, dạy những bài học đầu đời cho mỗi đứa trẻ. Nhưng theo thời gian, để phù hợp với cuộc sống hiện đại của nhiều người phụ nữ, những câu hát ru đã được tiếp nối truyền thống và có sự đổi mới.

Tin cùng chuyên mục

"Hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự"

"Hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự"

(PLVN) - Với mục đích giúp bạn đọc hiểu thêm về thực trạng pháp luật đối với hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, cung cấp tài liệu tham khảo cho các luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên, những người làm công tác nghiên cứu, công tác thực tiễn, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn “Hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự” của TS Ngô Thị Ngọc Vân.

Đọc thêm

Thị trường nhạc Việt trỗi dậy mạnh mẽ

Thị trường âm nhạc Việt Nam có tiềm năng rất lớn để thu hút thế hệ trẻ. (Ảnh: Mai Trang)
(PLVN) - Vừa qua, tại sân vận động Mỹ Đình, Hà Nội, show diễn “Anh trai say hi” đã thu hút hàng chục nghìn người tham dự, theo số liệu theo Ban Tổ chức công bố. Đây là một hiện tượng đặc biệt, khi phần lớn người đến tham dự đều trong độ tuổi rất trẻ. Trong hai đêm diễn nhận được sự quan tâm lớn của nhiều người hâm mộ. Hàng nghìn khán giả xếp hàng trước cổng sân vận động từ tờ mờ sáng nhằm giành một vị trí đẹp. Vé xem chương trình liên tục cháy hàng trên mọi mức giá từ vé phổ thông đến vé hạng nhất.

Hấp dẫn Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Đà Lạt

Hấp dẫn Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Đà Lạt
(PLVN) - Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Đà Lạt năm 2024 diễn ra ngày 13/12 tại Quảng trường Lâm Viên (TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) với nhiều chương trình hấp dẫn như trải nghiệm làm kim chi, mặc hanbok, làm diều thủ công Hàn Quốc, đêm ca nhạc do nhóm B-boy Hàn Quốc SDG Crew, nhóm nhạc nữ Hàn Quốc Queen biểu diễn…

Bảo vệ quyền trẻ em theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam

Bảo vệ quyền trẻ em theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam
(PLVN) - Với mong muốn cung cấp thêm nguồn tài liệu cho những nhà chuyên môn, những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy, sinh viên, học viên và bạn đọc quan tâm đến vấn đề, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn “Bảo vệ quyền trẻ em theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam” của TS Nguyễn Thị Hạnh.

Sôi động mùa du lịch cuối năm

Tuần lễ Du lịch TP HCM lần thứ 4 năm 2024 diễn ra sôi nổi với đa dạng hoạt động vui chơi, giải trí, ẩm thực, tạo sức hút người dân và du khách. (Ảnh: DNTT)
(PLVN) - Chỉ còn vài tuần nữa sẽ kết thúc năm 2024, đây là thời điểm mùa du lịch, lễ hội chuẩn bị bắt đầu. Ngành du lịch các tỉnh, địa phương đang chuẩn bị hàng loạt các sự kiện, hoạt động hấp dẫn thu hút du khách trong kỳ nghỉ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán sắp tới.

Tạo đột phá để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa

Hai đêm concert của chương trình “Anh trai say hi” và “Anh trai vượt ngàn chông gai” tại TP HCM thu hút hàng chục nghìn khán giả. (Ảnh: BTC)
(PLVN) - 2024 là năm ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong phát triển công nghiệp văn hóa của Việt Nam. Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024, concert của các chương trình “Anh trai vượt ngàn chông gai”, “Anh trai say hi”, chương trình Jazz quốc tế 2024… đã tạo được hiệu ứng tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa.

“Du lịch nông thôn thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng”

“Du lịch nông thôn thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng”
(PLVN) - Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Hồ An Phong cho rằng, du lịch nông thôn không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn mà còn bảo tồn các giá trị cảnh quan, sinh thái, môi trường, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp góp phần thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng giữa người dân nông thôn và đô thị.

Giải Taekwondo Cảnh sát Châu Á mở rộng 2024 tại Việt Nam thành công tốt đẹp

Trao giải tại Lễ bế mạc.
(PLVN) - Ngày 9/12, Giải Taekwondo Cảnh sát châu Á mở rộng năm 2024 đã bế mạc sau 4 ngày diễn ra nhiều giải đấu sôi nổi. Giải Taekwondo Cảnh sát châu Á mở rộng năm 2024 do Bộ Công an đăng cai, Hiệp hội Thể thao CAND Việt Nam và Liên đoàn Taekwondo Cảnh sát thế giới phối hợp tổ chức, diễn ra từ ngày 6 - 9/12 tại Khu liên hợp thể thao tỉnh Quảng Ninh.

Trung tướng Phùng Khắc Đăng- những dòng hồi ức trân quý trong “Những điều còn lại”

Thượng tướng Đỗ Căn - nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (trái) tặng hoa chúc mừng Trung tướng Phùng Khắc Đăng tại lễ ra mắt sách.
(PLVN) - Trung tướng Phùng Khắc Đăng - nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam vừa cho ra mắt cuốn sách “Những điều còn lại”. Nổi bật trong cuốn sách là những ký ức sống động, trân quý về cuộc đời binh nghiệp, về đồng đội, về những chiến dịch, những trận đánh mà ông đã trải qua.