Cho những người phụ nữ

"Thiếu phụ bên bình hoa" - tranh sơn dầu của Lê Phổ.
"Thiếu phụ bên bình hoa" - tranh sơn dầu của Lê Phổ.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Còn hai ngày nữa mới tới ngày thành lập Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, vẫn cứ được gọi ngắn gọn là ngày Phụ nữ Việt Nam, nhưng hoa đã bày bán khắp dọc các nẻo đường đi.

Tôi vẫn gọi những ngày kiểu như thế là những ngày phù phiếm. Những bó hoa được bày bán dọc đường cũng như những bó hoa trưng sau cửa kính của những tiệm hoa đắt tiền, rồi sau vài bữa sẽ đều ngụ nơi thùng rác. Rồi sẽ lại nhìn thấy, những người phụ nữ lui cui ở đống rác, bới lấy những bó hoa vừa được ném ra khỏi nhà để thu chút ít nilon, thấy trong lòng hẫng đi một nhịp, thương những người phụ nữ có lẽ chưa bao giờ được nhận món quà nào.

Có lẽ họ cũng không cần đến những bó hoa lộng lẫy đó, thực ra vẻ lộng lẫy bởi giấy bóng kiếng thôi chứ những bông hoa có khi không tươi đẹp bằng mấy bông hồng mua nhanh ngoài chợ để về trưng trong nhà. Có lẽ họ cần những thứ thiết thực hơn, tấm áo manh quần, bữa trưa hay cốc nước, hoặc một khoản tiền nho nhỏ để thêm thắt vào các khoản chi tiêu. Có lẽ họ cũng không cần những lời chúc rằng hãy xinh đẹp, trẻ trung; họ cần một sức khỏe để có thể cáng đáng muôn việc ngày thường; họ muốn những tháng ngày êm ả, có cơm ăn, áo mặc, nhà cửa thuận hòa, gia đình êm ấm, với phụ nữ, không có điều gì đáng mong hơn những điều đó.

Những người phụ nữ đã tự tìm đến những bó hoa được vứt bỏ để kiếm phần “quà” cho chính mình có khác gì những người mẹ như mẹ tôi, người chưa bao giờ được tôi tặng quà hay chúc mừng đúng dịp, thường là sớm quá hoặc là muộn quá hay là quên cả đi. Nhưng chẳng bao giờ đòi hỏi hay giận dỗi, chỉ nghe con cái gọi là chạy tới vô điều kiện.

Hay một mẹ của người bạn, đã hơn tám mươi tuổi vẫn sống một mình lặng lẽ trong căn nhà nơi ngõ nhỏ, ngóng về những đứa con, ở cách xa đến cả chục nghìn cây số… Người mẹ làm tôi cảm động vì nỗi cô đơn mà đem cả những chuyện trong nhà ra kể với một người không mấy thân cận ấy là tôi.

Nên tôi vẫn không ngừng tự vấn, rằng sao người ta có thể cầm súng bắn vào nhau, bởi như ai đã nói, dù ở phía bên nào, đó cũng là một con người, phía sau họ cũng là một người mẹ. Sao có thể làm được điều ác với ai hay nghĩ điều gì độc địa cho họ, bởi dẫu thế nào, họ cũng là con của một người mẹ, mà với những người mẹ thì con cái muôn đời bé bỏng, có thể giận nhưng không bao giờ ghét bỏ, xa lánh.

Những người phụ nữ nhỏ bé như nhiều bạn bè, tôi, dù sức lực có thể kém xa các đấng nam nhi, những sức chịu đựng thì vượt xa nhiều cây số, dù đau khổ nhưng không bao giờ đánh mất niềm tin, không chỉ kiên cường vượt qua nhiều gian khó của đời sống, mà còn truyền cho người khác sức lực để sống sót.

Cũng như nhiều phụ nữ bất hạnh khác, đã cam chịu, đã nín nhịn, đã hy sinh rồi rốt cuộc vẫn phải đương đầu với đổ vỡ; những người phụ nữ đã sống gần như cả cuộc đời mình cho người khác, luôn đứng ở phía sau, làm hậu trường, làm bệ phóng, không cần được nhớ mặt kể tên.

Tôi muốn những người phụ nữ vĩ đại ấy luôn nhớ đến câu nói cũ mỗi khi cuộc đời quá đỗi nhọc nhằn, đại khái rằng đàn bà sao phải so đo với đàn ông chứ, bởi họ ưu việt hơn nhiều: đưa cho họ một mớ thực phẩm, họ biến thành một bữa ăn ngon, đưa cho miếng vải, lập tức họ biến thành manh áo... Hay như những vần thơ rất hóm hỉnh của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh trong “Thơ vui về phái yếu”:

Chúng tôi là những người đàn bà bình thường trên Trái đất.

Quen với việc nhỏ nhoi bếp núc hằng ngày

Chúng tôi chẳng có tàu ngầm, tên lửa, máy bay

Càng không có hạt nhân nguyên tử

Chúng tôi chỉ có chậu có nồi có lửa

Có tình yêu và có lời ru...

Tôi không phải là kẻ thích đứng ra hô hào đấu tranh vì chủ nghĩa công bằng, và bình quyền nam nữ trong xã hội; cũng không thích cổ súy phụ nữ vứt bỏ cuộc sống gia đình để tự do; nhưng tôi luôn muốn họ biết tận hưởng cuộc sống, biết cân bằng giữa hy sinh và lợi ích cá nhân. Nhất là cho đến ngày nay, khi trong xã hội, có quá nhiều gánh nặng trút lên vai người phụ nữ.

Hơn tất cả, tôi mong cho mọi người phụ nữ đều hạnh phúc, nhưng có lẽ, để đạt được điều ấy, tôi phải quay lại chúc ngược những người đàn ông, là hãy sống cho đáng sống, khi thì bánh mì khi thì hoa hồng, hãy biết dâng tới bên người đàn bà của họ!

Đọc thêm

Gặp lại người thầy

Gặp lại người thầy
(PLVN) - Chợ sớm tấp nập, cảnh bán hàng rổn rảng. Tiếng mời mọc, mặc cả, cười đùa làm cái tinh sương trở nên ấm áp. Mấy bác bán rau vừa hạ xong xe hàng, ngồi hút thuốc lào sòng sọc.

Về một cuộc chia ly diễm lệ

Trong những giây phút ngắn ngủi, Marina đã vươn người lên và nắm chặt lấy tay của Ulay. (Ảnh: TL)
(PLVN) - Hành trình 2500km để chia ly giữa Vạn lý trường thành, và cuộc hội ngộ đầy nước mắt sau 22 năm, câu chuyện tình của 2 người nghệ sĩ nổi tiếng thế giới đã khiến hàng triệu trái tim rung cảm.

Nhớ về Litang

Nhớ về Litang
(PLVN) - Nhân dịp em Huyền gửi cho chiếc video tôi quay chọc em trong chuyến đi năm ngoái, ngồi nhớ về Litang.

Người dưng

Người dưng
(PLVN) - Chúng tôi sinh đôi nhưng dường như giữa hai đứa có sự khác biệt rất lớn về tính cách. Nếu tôi là một người có phần nóng tính và kiệm lời thì em tôi lại là người thân thiện và lương thiện.

Tạm biệt tháng 3...

Tạm biệt tháng 3...

Giờ thì tao thoải mái khóc rồi, mày cũng hết đau đớn rồi. Tạm biệt nhé tháng 3... Tạm biệt một người bạn thân, tạm biệt Hà Sơn Bình - một nhà báo với nụ cười hiền tỏa nắng...

Dưới bóng xanh có đôi mắt đẹp

Điệu múa uyển chuyển trong trang phục của phụ nữ dân tộc Mường. (Ảnh: Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam)
(PLVN) - Ngẩn ngơ dưới cây tếch đầu bản, Lương như người bị bắt mất hồn. Chân anh chạm vào những vụn li ti trắng như sữa của hoa tếch. Hương đào núi đã phảng phất trong gió. Hoa đào không biết lòng Lương đang bồn chồn đợi chờ. Anh giật mình khi nghe tiếng bà Tơi gọi.

"Ngày hôm nay tôi mất đi một người bạn..."

"Ngày hôm nay tôi mất đi một người bạn..."
(PLVN) - Bình không còn ở lại căn phòng đó nữa, không còn ở lại với vợ con, bạn bè, đồng nghiệp và những dự định dang dở nữa. Cây vạn niên thanh vẫn tốt tươi, nhưng một chiếc lá xanh tên là Hà Sơn Bình vừa rơi xuống…

Hạnh phúc là đi trên mặt đất

Thế hệ ngày nay luôn miệt mài tìm câu trả lời cho câu hỏi về hạnh phúc. (Nguồn ảnh: Youtube)
(PLVN) - Hạnh phúc là gì? Hàng triệu con người trên trái đất này, ngày đêm vẫn luôn đặt ra cho mình, cho nhau câu hỏi ấy. Nhưng làm gì có một khái niệm cụ thể, bất biến, chính xác cho hạnh phúc bây giờ? Mỗi một người mưu cầu khác nhau và giá trị của hạnh phúc đối với họ cũng khác nhau. Ở mỗi một thời đại, tiêu chuẩn sống thay đổi, giá trị hạnh phúc cũng đổi thay theo.

Điều anh không nói

Điều anh không nói
(PLVN) - Cô đốt một điếu thuốc rồi rít một hơi thật sâu, tiếng rít làm cho màn đêm yên tĩnh bỗng như bị xé toạc bởi thanh âm nặng nề của khói thuốc.

Nghe radio với ba

Nghe radio với ba
(PLVN) - Bữa Tết rồi tôi chở ba tôi đi chơi. Ba nói mở Ngọc Tân nghe hát đi. Tôi mở lại cho ba bài “Hà Nội và tôi” của Lê Vinh. Ông nghe say sưa và kết luận: “Ca sĩ chả có ai hát hay hơn Ngọc Tân”.

Gió về ngang căn bếp

Gió về ngang căn bếp
(PLVN) - Liên và Dũng là đôi bạn từ nhỏ, họ yêu nhau bình lặng, về chung một nhà, không ồn ào, biến cố, không trắc trở cấm ngăn.

Khai mạc Triển lãm ảnh “Tổ quốc bên bờ sóng”

Khuôn viên nơi tổ chức triển lãm.
(PLVN) - Ngày 15/3, tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ Thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức triển lãm ảnh “Tổ quốc bên bờ sóng” nhân dịp kỷ niệm 71 năm ngày Truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam (15/3/1953 - 15/3/2024).

'Sống' - liên kết sợi dây cội nguồn

Cuốn sách khắc họa hình ảnh của hai người phụ nữ của hai thế hệ. (Ảnh: NXB Kim Đồng)
(PLVN) - “Sống” là câu chuyện về một người mẹ kể cho con gái về những kí ức li kì xuyên suốt khoảng thời gian bà sống và làm việc trong chiến khu. Với hai tuyến thời gian quá khứ - hiện tại cùng các nhân vật đan cài, cuốn sách khắc họa hình ảnh của hai người phụ nữ của hai thế hệ.

Người đến sau

Tranh minh họa.
(PLVN) - Gió đêm rít từng cơn, dẫu nghe dịu nhẹ nhưng cũng đủ làm lạnh lẽo những hình nhân đang khẽ đắm chìm trong cô tịch.