Vật nuôi có lây COVID-19 cho người?

 Mối liên hệ và khả năng truyền lây của SARS-CoV-2 giữa người và động vật.
Mối liên hệ và khả năng truyền lây của SARS-CoV-2 giữa người và động vật.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đến nay chưa có bằng chứng rõ ràng về việc chó, mèo hay vật nuôi khác là vật chủ trung gian truyền bệnh COVID-19 cho người, song đã có những công bố xét nghiệm cho thấy virus SARS-CoV-2 trong chó, mèo và nguy cơ lây lan theo cơ chế qua đường hô hấp của vật nuôi là thấp.

Nhận định trên được PGS-TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, Bộ Y tế trả lời trên báo chí.

Theo đó, nguy cơ lây bệnh COVID-19 từ chó, mèo là có nếu như người mắc COVID-19 ôm ấp, vuốt ve, chăm sóc chó, mèo. Khi đó, người nhiễm có thể ho, hắt hơi dính nước bọt mang virus SARS-CoV-2 lên lông, da của vật nuôi. Từ đó, người không mắc bệnh ôm ấp chó, mèo thì có thể lây dính virus lên tay, đưa lên mũi, miệng và có thể lây nhiễm COVID-19 hoặc lông chó, mèo mang virus có thể lây dính lên các đồ vật khác và có nguy cơ lây sang người khác.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh - Cố vấn chuyên môn Khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cũng thông tin, hiện nay chưa có nghiên cứu nào nói virus SARS-CoV-2 có thể lây từ người sang động vật hay ngược lại. Về lý thuyết, dòng virus ở người và ở động vật rất khác nhau. Thụ thể trên tế bào người và động vật cũng khác nhau rất xa. Virus ở người không thể nhiễm cho động vật và virus ở động vật không lây sang người được vì khi virus của người “nhảy sang” động vật gặp thụ thể khác không bám lại được sẽ bị đẩy ra. Do đó động vật (chó mèo) không thể lây bệnh COVID-19 cho người được.

Trên thế giới, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, đến nay, nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2 từ động vật là thấp. Bản thân virus SARS-CoV-2 ban đầu cũng rất khó lây cho người. Theo thời gian, loại virus này tiến hóa qua nhiều lần tới khi rất thuần với con người mới có thể lây từ người sang người và chỉ trong tế bào người mới phân hóa thành nhiều biến thể để lây lan thành dịch. Tuy nhiên, con người thể truyền SARS-CoV-2 sang động vật, đặc biệt là khi tiếp xúc gần. Các động vật từng được ghi nhận mắc COVID-19 bao gồm chó, mèo, chồn hương, một số loại thú trong khu bảo tồn như rái cá, linh trưởng. Nhiều bang tại Mỹ cũng phát hiện hươu đuôi trắng nhiễm SARS-CoV-2.

Các nhà khoa học đã tiến hành nhiều nghiên cứu để tìm hiểu cách virus ảnh hưởng đến các loài động vật khác nhau. Những nghiên cứu này thường có quy mô nhỏ, không cho thấy liệu động vật có nguy cơ truyền bệnh ngược lại cho con người hay không. Theo các chuyên gia y tế, hầu hết các trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 ở vật nuôi là do chúng có tiếp xúc gần với chủ hoặc các thành viên mắc COVID-19 trong gia đình. Vật nuôi bị nhiễm virus có thể bị bệnh hoặc không.

Để bảo vệ thú cưng khỏi virus, chủ vật nuôi cần đảm bảo bản thân và các thành viên đủ điều kiện trong hộ gia đình được tiêm phòng đầy đủ. Những người mắc COVID-19 không nên tiếp xúc vật nuôi. Không nên để vật nuôi tiếp xúc những người chưa được tiêm phòng bên ngoài hộ gia đình. Theo Hướng dẫn chăm sóc người mắc COVID-19 tại nhà, Bộ Y tế ban hành ngày 28/8/2021 nếu có dấu hiệu mắc COVID-19, chủ vật nuôi nên tránh tiếp xúc với thú cưng của mình và các động vật khác, giống như cách chúng ta làm với người. Nếu có thể, hãy nhờ một thành viên khác trong gia đình chăm sóc chúng. Tránh các hành vi tiếp xúc thú cưng bao gồm vuốt ve, ôm ấp hoặc hôn, ăn chung và ngủ chung giường. Nếu phải chăm sóc thú cưng của mình hoặc ở gần động vật khi đang mắc COVID-19, các chủ vật nuôi nên đeo khẩu trang và rửa tay trước và sau khi tiếp xúc với chúng.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.