Văn hóa tâm linh sẽ là chủ lực của du lịch tỉnh Bắc Giang

Hình ảnh du khách tham gia tour Theo dấu chân Phật Hoàng.
Hình ảnh du khách tham gia tour Theo dấu chân Phật Hoàng.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Vị Phó Giám đốc Sở Văn Hóa, Thể thao du lịch tỉnh Bắc Giang cho biết, Bắc Giang sẽ ưu tiên tập trung xây dựng và phát triển một số sản phẩm du lịch chủ lực, trong đó số 1 là du lịch văn hóa - tâm linh gắn với “Con đường Hoằng dương Phật pháp của các Phật tổ Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử”.

Vùng đất nhiều tiềm năng du lịch

Sáng 8/12, tại Huyện Lục Ngạn – Bắc Giang, đã diễn ra Hội nghị xúc tiến điểm đến du lịch Bắc Giang năm 2022.

Đến dự buổi lễ có ông Đỗ Tuấn Khoa – Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao, Du lịch tỉnh Bắc Giang; ông Trương Văn Năm – phó chủ tịch thường trực huyện Lục Ngạn; Liên minh hành trình tâm linh, Đại diện Hiệp hội lữ hành Unessco; Cơ quan xúc tiến thương mại, du lịch một số địa phương.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Đỗ Tuấn Khoa cho biết: Bắc Giang có vị trí địa lý gần thủ đô Hà Nội và các Trung tâm kinh tế lớn của vùng. Bắc Giang là phên dậu của kinh thành Thăng Long xưa. Trong những năm gần đây Bắc Giang là một điểm sáng trong phát triển kinh tế xã hội với nhiều chính sách thu hút đầu tư trên nhiều lĩnh vực, trong đó có du lịch. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đứng trong top đầu cả nước.

Bắc Giang đã được du khách trong và ngoài nước biết đến như điểm du lịch Chùa Vĩnh Nghiêm, khu khởi nghĩa Yên Thế, chùa Bổ Đà, làng cổ Thổ Hà, điểm du lịch chiến thắng Xương Giang, khu du lịch Tây Yên Tử huyện Sơn Động… và gần đây vùng cây ăn quả huyện Lục Ngạn đang được biết đến như một điểm du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng thu hút được khá nhiều du khách quan tâm.

Ông Đỗ Tuấn Khoa – Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao, Du lịch tỉnh Bắc Giang - phát biểu khai mạc Hội nghị.

Ông Đỗ Tuấn Khoa – Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao, Du lịch tỉnh Bắc Giang - phát biểu khai mạc Hội nghị.

Vị Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao du lịch tỉnh Bắc Giang khẳng định: Bắc Giang là địa phương có khá nhiều tiềm năng để khai thác du lịch. Theo thống kê, đến nay, toàn tỉnh có 746 di tích xếp hạng các cấp, trong đó có 05 di tích và cụm di tích Quốc gia đặc biệt (với 34 điểm); 95 di tích quốc gia; 617 di tích cấp tỉnh; có 04 hiện vật được công nhận bảo vật quốc gia. Bắc Giang cùng với các địa phương khác có Quan họ, Ca trù, tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ và thực hành nghi lễ Then người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đến nay đã có 11 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Toàn tỉnh cógần 800 lễ hội được tổ chức, trong đó có 12 lễ hội cấp huyện, còn lại là lễ hội cấp xã.

Với địa hình phong phú và đa dạng, Bắc Giang còn có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp có thể khai thác xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng như Hồ Cấm Sơn, Khuôn Thần, Rừng nguyên sinh Khe Rỗ, Bản Ven, khu du lịch sinh thái Suối Mỡ. Đặc biệt hiện nay, xu hướng trải nghiệm du lịch nông nghiệp nông thôn phát triển thì vùng cây ăn quả của Bắc Giang đang là một điểm đến vô cùng hấp dẫn.

“Riêng tại huyện Lục Ngạn, nơi hôm nay chúng ta tổ chức Hội nghị, là một địa danh được nhắc đến với thương hiệu Vải thiều được xuất khẩu đi khắp các nước Âu, Mỹ, thương hiệu vùng cây có múi gồm các giống bưởi, cam nổi tiếng đang tạo tiền đề để Lục Ngạn trở thành điểm đến hấp dẫn cho xu hướng du lịch trải nghiệm của du khách trong và ngoài nước." – ông cho biết.

Lãnh đạo ngành Văn Hóa, thể thao du lịch tỉnh Bắc Giang cũng cho biết Bắc Giang định hướng phát triển các không gian du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, văn hoá, thể thao giải trí gắn với các danh lam thắng cảnh, di tích văn hóa lịch sử của tỉnh để phục vụ phát triển du lịch và nhu cầu trong tỉnh, vùng Thủ đô Hà Nội, các khu vực xung quanh: Ưu tiên phát triển các khu du lịch theo hướng liên kết không gian du lịch vùng, các địa phương xung quanh, kết nối hình thành các tuyến, tour du lịch liên vùng Hà Nội- Bắc Ninh- Bắc Giang- Lạng Sơn, Hà Nội- Bắc Giang- Quảng Ninh- Hà Nội, Hà Nội- Quảng Ninh- Bắc Giang- Hà Nội, Thái Nguyên- Bắc Giang- Quảng Ninh,.

Bắc Giang sẽ ưu tiên tập trung xây dựng và phát triển 4 sản phẩm du lịch chủ lực gồm: Du lịch văn hóa - tâm linh: Tiếp tục xây dựng, bảo tồn và phát triển di sản văn hóa hiện có gắn với “Con đường Hoằng dương Phật pháp của các Phật tổ Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử”; và phục dựng các điểm di tích theo dấu chân Phật Hoàng qua đó, xây dựng phát triển “Du lịch Tây Yên Tử” thành thương hiệu du lịch của Bắc Giang.

Du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng; Du lịch vui chơi, giải trí gắn với thể thao golf; và du lịch cộng đồng gắn với vùng cây ăn quả, sản phẩm nông nghiệp nông thôn tại huyện Lục Nam, Lục Ngạn và Sơn Động và Yên Thế.

Để đạt được mục tiêu này, ông Khoa cho biết, định hướng của Bắc Giang trong thời gian tiếp theo là tiếp tục bảo tồn các giá trị văn hoá, kiến trúc, cảnh quan, môi trường sinh thái; xây dựng hệ thống giao thông thủy, bộ; Gắn kết với các danh thắng, di tích, di sản văn hoá phi vật thể tạo thành hệ thống tuyến điểm du lịch góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, thương mại, chuyển dịch cơ cấu sản xuất tiểu thủ công nghiệp theo hướng chú trọng phát triển các mô hình làng nghề , sản xuất nông nghiệp hữu cơ, phát triển các mô hình liên kết du lịch nội, ngoại tỉnh. Mục đích là tạo ra các sản phẩm phù hợp, đặc trưng hướng xuất khẩu và phục vụ dịch vụ du lịch, làm cơ sở cho phát triển du lịch xuyên suốt các tuyến nội tỉnh, liên tỉnh và liên vùng....

Ông Trương Văn Năm – phó chủ tịch thường trực huyện Lục Ngạn cho biết: “Lục Ngạn đang xây dựng đề án là tập đoàn cây ăn quả lớn nhất miền Bắc...”

Ông Trương Văn Năm – phó chủ tịch thường trực huyện Lục Ngạn cho biết: “Lục Ngạn đang xây dựng đề án là tập đoàn cây ăn quả lớn nhất miền Bắc...”

Phát biểu tại Hội nghị, ông Trương Văn Năm – phó chủ tịch thường trực huyện Lục Ngạn cho biết: Huyện Lục Ngạn có một sự ưu đãi tuyệt vời của thiên nhiên- là điểm hội tụ của thiên nhiên của đất trời. Đất, nước, khí hậu ở nơi này đã giúp cho ra đời những đặc sản của từng làng, xã, thôn bản mà không nơi nào có được.

Ông cũng khẳng định Lục Ngạn có nhiều tiềm năng văn hóa du lịch, như đền chùa, vùng cây ăn quả lớn nhất miền Bắc thời gian thu hoạch quanh năm. “Lục Ngạn đang xây dựng đề án là tập đoàn cây ăn quả lớn nhất miền Bắc...” – ông cho biết.

Huyện đang xây dựng một số điểm đến: Vườn cây ăn quả quanh năm hồ Cấm Sơn, hồ Khuôn Thần, làng nghề mì Chũ, bản Bắc Hoa xã Tân Sơn...

Ông Năm cũng thừa nhận một số điểm còn hạn chế ở Lục Ngạn nói riêng và Bắc Giang nói chung là Hạ tầng giao thông còn hẹp, hệ thống mạng Internet và cơ sở lưu trú còn yếu.

"Các tuyến đường vào điểm đến phải rộng ít nhất 5,5m lúc đó mới có cơ hội để phát triển kinh tế" - ông Năm nói.

"Theo dấu chân Phật Hoàng" sẽ là sản phẩm du lịch trọng điểm của Bắc Giang

Cũng tại Hội nghị xúc tiến điểm đến du lịch Bắc Giang năm 2022, Liên minh Hành trình tâm linh đã trao tặng tỉnh Bắc Giang sản phẩm du lịch mang tên: Theo dấu chân Phật Hoàng.

Du khách tham gia tour Theo dấu chân Đức Phật Hoàng

Du khách tham gia tour Theo dấu chân Đức Phật Hoàng

Theo lịch sử, nếu sườn Đông Yên Tử (Quảng Ninh) là nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông tu tập, thì sườn Tây Yên Tử (Bắc Giang) là con đường hoằng dương Phật pháp của Phật hoàng. Ngài lên Yên Tử tu hành từ sườn Đông và nhập niết bàn tại am Ngọa Vân. Sau này, các đệ tử của Ngài cũng theo con đường phía Tây Yên Tử này mà hành đạo Phật sự của Thiền phái Trúc Lâm, mở mang xây dựng chùa tháp, phát triển đạo Phật rộng khắp ở vùng Bắc Giang. Các di tích của Phật giáo Trúc Lâm vùng Tây Yên Tử không nằm rải rác, đơn lẻ mà cùng nằm trên một tuyến hành trình trải dài từ chùa Vĩnh Nghiêm đến điểm cuối cùng chính là Khu du lịch Tâm linh – Sinh thái Tây Yên Tử. Tham gia tour du lịch "Theo dấu chân Phật hoàng", du khách sẽ được lên đỉnh thiêng của lòng thiền tâm và trải nghiệm vẻ đẹp của giang sơn gấm vóc nghìn năm...

Ông Nguyễn Xuân Quỳnh - Đại diện liên minh Hành trình tâm linh cho biết - Nhóm Liên minh Hành trình tâm linh gồm 6 công ty du lịch có nhiều kinh nghiệm. Nhóm Liên minh đã thực tế trải nghiệm để xây dựng chương trình Theo dấu chân Phật Hoàng, trước khi triển khai thực tế. Đến thời điểm này các khách tham gia tour Theo dấu chân Phật Hoàng đều hài lòng đó là sự trải nghiệm thực sự có giá trị, chuyển hóa nội tâm khách hàng. "Tour trải nghiệm luôn rất khác biệt và khó làm. Đây thực sự là một tuor trải nghiệm rất có giá trị đối với du khách." - ông Quỳnh khẳng định.

Ông Quỳnh cũng mong sau khi nhận sản phẩm này, Bắc Giang sẽ có sự đầu tư thích đáng để phát triển sản phầm du lịch này để Theo dấu chân Phật Hoàng sẽ là sản phẩm thu hút không chỉ khách trong nước mà cả du khách quốc tế.

Lễ ký kết bàn giao chương trình Theo dấu chân Phật hoàng

Lễ ký kết bàn giao chương trình Theo dấu chân Phật hoàng

Phát biểu trong Hội nghị, ông Vũ Văn Tuyên - Giám đốc công ty du lịch Travelogy Việt Nam - Phó chủ tịch hội du lịch cộng đồng VN - đánh giá cao tiềm năng về điều kiện tự nhiên của Bắc Giang. Ông hy vọng trong thời gian tới, Bắc Giang không chỉ là địa chỉ của các tuor du lịch tâm linh, mà còn là nơi đến của những tuyến du lịch miệt vườn của miền Bắc. Chúng tôi có thể đưa du khách đi thăm các miệt vườn của Lục Ngạn thay vì phải vào miệt vườn ĐB Sông Cửu Long, chúng tôi có thể tổ chức các tuyến du lịch chữa lành tại đất Phật, có thể nghỉ lại tại các điểm lưu trú....

Ông Tuyên cho biết có thể hỗ trợ Bắc Giang trong việc kết nối, tạo ra các điểm đến, các sản phẩm du lịch của Bắc Giang.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Cần có tour du lịch thân thiện dành cho người khuyết tật

 Những người khuyết tật mong có nhiều điểm du lịch tiếp cận thân thiện để họ dễ dàng đi du lịch, trải nghiệm. (Ảnh: Hải Vân)
(PLVN) - Việt Nam đang tích cực phấn đấu trở thành một trong những điểm đến du lịch thân thiện hàng đầu thế giới. Để thực hiện được mục tiêu này, ngành du lịch Việt khó thể bỏ sót một số lượng lớn du khách tiềm năng là người khuyết tật (NKT) và cả người cao tuổi cần hỗ trợ.

Đà Lạt mộng mơ qua ống kính nhiếp ảnh gia

Đà Lạt mộng mơ qua ống kính nhiếp ảnh gia
(PLVN) - 50 tác phẩm ảnh đặc sắc từ các góc máy được đầu tư bài bản, tư duy sáng tạo của các nhiếp ảnh gia, nghệ sĩ yêu mến Đà Lạt vô bờ bến tại triển lãm ảnh nghệ thuật “Những sắc màu thành phố ngàn hoa” đã làm nổi bật lên vẻ đẹp thiên nhiên, di sản, con người Đà Lạt trong cuộc sống đời thường, mang đến cho người xem những cung bậc cảm xúc thú vị.

Nông thôn - “mỏ vàng” du lịch Việt

Du khách hồ hởi khi được trải nghiệm làm nông dân trong tour du lịch nông nghiệp. (Ảnh: B.C)
(PLVN) - Với hơn 60% người dân sống ở nông thôn, việc phát triển du lịch nông thôn không chỉ tạo việc làm, nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống của bà con nông dân mà còn là phương thức gìn giữ, bảo vệ thiên nhiên, truyền thống văn hóa, bản sắc dân tộc của các vùng nông thôn Việt Nam.

Thành phố Huế thúc đẩy du lịch văn hóa với mạng lưới trạm tương tác thông minh

Du khách trải nghiệm trạm tương tác thông minh khi vào tham quan Điện Kiến Trung (Đại nội Huế).
(PLVN) - Huế đang ứng dụng công nghệ mới nhất vào công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản trong phát triển du lịch, nổi bật là xây dựng thí điểm mạng lưới các trạm tương tác thông minh -TapQuest kết nối với nhau để tạo thành một bản đồ văn hóa và di sản, mang lại trải nghiệm độc đáo cho du khách.

Hoa, cây cảnh Đà Lạt 'khoe sắc'

Hoa, cây cảnh Đà Lạt 'khoe sắc'
(PLVN) - Sáng nay, 5/12, UBND TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) khai mạc “Trưng bày triển lãm hoa, cây cảnh quốc tế” và “Không gian hoa đường phố”.

Gìn giữ truyền thống, đưa ẩm thực Hà Nội vươn xa

Du khách nước ngoài thưởng thức ẩm thực Việt. (Ảnh: Vũ Cường)
(PLVN) - Ẩm thực Hà Nội từ xưa đến nay vốn nổi tiếng với sự phong phú, tinh tế, mang đậm hương sắc truyền thống của người Tràng An. Mặc dù có tiềm năng lớn về văn hóa ẩm thực, nhưng Hà Nội cần đầu tư quy mô, bài bản hơn nữa để phát huy thế mạnh này.

Du lịch biển Việt Nam 'về đích' sớm trong năm 2024

Du lịch biển Việt Nam có những bước phát triển vượt bậc trong năm 2024. (Ảnh minh họa: Hồ Tùng Phương)
(PLVN) - Cuối năm 2024, ngành du lịch biển Việt Nam nhận về nhiều tin vui. Hàng loạt các địa phương có thế mạnh về du lịch “về đích” sớm, hoàn thành mục tiêu năm 2024 với kết quả kinh doanh “bội thu”. Một số địa phương đã và đang lên kế hoạch khai thác các sản phẩm du lịch mới nhằm thu hút khách trong và ngoài nước.

Cà Mau: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Cà Mau: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
(PLVN) - Là miền đất tận cùng ở cực Nam Tổ quốc, Cà Mau "xứ sở diệu kỳ" được mệnh danh là nơi đất biết nở, rừng biết đi và biển biết sinh sôi, Cà Mau đã và đang có rất nhiều dự án để tập trung xây dựng, phát huy và khai thác tốt lợi thế, tiềm năng du lịch của địa phương, nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước.

Quảng Ninh sức hút mạnh mẽ mùa du lịch tàu biển

Tàu Viking Orion cập Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long ngày 21/10/2024, đưa vị khách quốc tế thứ 3 triệu đến với Quảng Ninh.
(PLVN) -  Tỉnh Quảng Ninh hiện là địa phương đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam có Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long là cảng tàu khách chuyên biệt dành cho du lịch, có thể đón cùng lúc nhiều tàu biển quốc tế quy mô lớn. Nhờ vậy, Quảng Ninh đang có sức hút mạnh mẽ từ thị trường du lịch đặc biệt này.

Ẩm thực xứ Lạng níu chân du khách

Các món nướng ở phố đi bộ Kỳ Lừa hấp dẫn du khách. (Ảnh trong bài: Thùy Dương)
(PLVN) - Đến với Lạng Sơn, du khách không chỉ được ngắm nhìn cảnh sắc non xanh hùng vĩ, nên thơ, với các danh lam thắng cảnh đẹp mà còn được thưởng thức nhiều món ăn đặc sản, đong đầy hương vị núi rừng Đông Bắc dung dị mà tinh tế.

Những phản ứng 'bất ngờ' của khách nước ngoài lần đầu thưởng thức chả rươi

Món chả rươi thường ăn kèm với bún, nước chấm, đôi khi thêm chả cốm và nem. (Nguồn: SCM)
(PLVN) - Đặc sản của Hà Nội nói riêng hay ẩm thực Việt Nam nói chung vô cùng đa dạng, phong phú và độc đáo. Đặc biệt, những món ăn đường phố chắc chắn có thể làm bất ngờ và hài lòng những thực khách khó tính nhất. Trong đó phải kể đến món chả rươi, mặc dù có hình thù khiến nhiều người sợ hãi, nhưng hương vị tuyệt vời sau khi nếm thử luôn làm thực khách bất ngờ.