Vẫn đau đầu bài toán tái chế bao bì

Chất thải nhựa từ bao bì đang là bài toán đau đầu đối với ngành môi trường.
Chất thải nhựa từ bao bì đang là bài toán đau đầu đối với ngành môi trường.
(PLVN) - Bao bì nhựa phát triển từ nhu cầu tất yếu của con người về chứa đựng vật phẩm, bảo vệ hàng hoá, nay lại trở thành “cơn ác mộng” đối với môi trường tự nhiên. Chất thải bao bì nhựa không được thu gom, tái chế có mặt tại hầu hết các quốc gia gây ô nhiễm môi trường đô thị, nông thôn và “rò rỉ” thành rác thải biển. 

Trách nhiệm tái chế, xử lý bao bì nhựa

Từ xa xưa, con người đã tận dụng các loại lá cây, vỏ cây, da thú để tạo ra các bao bì thô sơ để chứa đựng các vật phẩm. Cùng với thời gian và sự phát triển khoa học công nghệ hiện đại, bao bì ngày càng đa dạng về chất liệu, mẫu mã, đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của con người; từ các loại bao bì bằng gốm sứ, thuỷ tinh xuất hiện đến các bao bì bằng chất liệu giấy, nhựa, nilon, carton, gỗ…

Đáng nói, ngành công nghiệp bao bì nhiều năm nay hầu như bị “thống trị” bởi bao bì nhựa bởi những ưu thế về độ bền và chi phí rẻ. Tuy nhiên, tính tiện lợi của bao bì nhựa mang tới một “gánh nặng” to lớn về ô nhiễm môi trường, khiến giới chức trách nhiều quốc gia phải ban hành quy định thắt chặt quy trình sản xuất và xử lý bao bì nhựa. 

Tại Việt Nam, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định hai trách nhiệm của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu gồm: Trách nhiệm tái chế (Điều 54) và trách nhiệm xử lý chất thải (Điều 55). Theo đó, dự kiến trong năm 2021, Chính phủ sẽ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2020, trong đó có nội dung về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu về tái chế và xử lý sản phẩm, bao bì là chất thải. Nói cách khác, trách nhiệm của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu đối với sản phẩm của mình được mở rộng đến giai đoạn thải bỏ của vòng đời sản phẩm, bao bì.

Về trách nhiệm tái chế, nhà sản xuất, nhà nhập khẩu có trách nhiệm tái chế bao bì do mình sản xuất, nhập khẩu theo một tỷ lệ tái chế bắt buộc và theo quy cách tái chế bắt buộc. Để thực hiện trách nhiệm của mình, nhà sản xuất, nhập khẩu được lựa chọn một trong bốn hình thức: Tự mình thực hiện tái chế; Thuê các đơn vị có chức năng tái chế; Liên kết với nhau thành lập tổ chức đại diện thực hiện trách nhiệm của nhà sản xuất để tổ chức hoạt động tái chế; Đóng góp kinh phí cho Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để tổ chức tái chế.

Mục tiêu chính sách của quy định này nhằm thúc đẩy, hỗ trợ các hoạt động tái chế, tăng tỷ lệ tái chế; từng bước thiết lập ngành công nghiệp tái chế và phát triển nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.

Về trách nhiệm xử lý, tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu phải có trách nhiệm đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ trực tiếp các hoạt động thu gom, xử lý, nghiên cứu, sáng kiến quản lý chất thải sinh hoạt.

Theo đó, các loại bao bì không có khả năng tái chế bao gồm: Bao bì chứa thuốc bảo vệ thực vật, bao bì sản xuất, nhập khẩu có sử dụng nhựa như một thành phần nguyên liệu...  Mục tiêu chính sách của quy định này nhằm thay đổi hành vi sản xuất, tiêu dùng theo hướng thân thiện môi trường; đồng thời chia gánh nặng tài chính của Nhà nước trong công tác quản lý rác thải rắn tại Việt Nam.

Vì sao người dân thờ ơ?

Việc gắn trách nhiệm tái chế chất thải bao bì đối với đối với doanh nghiệp đã được quy định lần đầu tiên tại Luật Bảo vệ môi trường 2005. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên quy định này gần như chưa được triển khai trên thực tế.

Một số chuyên gia môi trường cho rằng, để triển khai được mô hình này, cần nâng cao ý thức của người dân, doanh nghiệp, cùng sự hỗ trợ của các chính sách thuế phù hợp. Trong đó, có hai câu hỏi lớn nhất cần được giải quyết. Một là, tính chi phí tái chế vào giá bán sản phẩm như thế nào để hài hoà lợi ích giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng? Hai là, bao bì có khả năng tái chế sẽ được thu gom như thế nào?

Quả thực, bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều phải cân đối bài toán giữa lợi nhuận và việc thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm đối với những sản phẩm, bao bì trong quá trình sản xuất, nhập khẩu. Song, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh lo ngại, quy định về trách nhiệm mở rộng có thể làm “đội” giá bán, ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của sản phẩm. 

Theo đó, quá trình xác định chi phí tái chế để cộng vào giá bán sản phẩm cần phải do một cơ quan trung gian tính toán để có thể xác định mức giá phù hợp, đảm bảo sự công bằng cho người tiêu dùng và tránh tình trạng các doanh nghiệp lợi dụng chính sách trên để tính giá sản phẩm cao hơn. Không dừng ở mục tiêu thu hồi rác thải mà các nhà sản xuất cùng cần hướng tới giải pháp chuyển đổi sang công nghệ sản xuất bao bì thân thiện với môi trường để có giá thành cạnh tranh hơn. 

Trong khi đó, phần lớn người tiêu dùng hiện nay chỉ quan tâm tới giá thành sản phẩm chứ không quan tâm tới bao bì tái chế hay không tái chế. Điều quan trọng đối với họ là bao bì tái chế được có tốt hơn so với bao bì không tái chế hay không, có tăng thêm giá trị cho người dùng hay không. Nếu vì tái chế mà giá thành sản phẩm gia tăng, người tiêu dùng có thể từ chối mua sản phẩm và hướng đến những sản phẩm rẻ tiền hơn. 

Mặt khác, hầu hết người tiêu dùng vẫn cho rằng vứt đi một, hai bao bì cũng không ảnh hưởng gì đến môi trường, hoặc sẽ có ai đó phân loại và xử lý. Ví dụ một số vật dụng hàng ngày không thể thiếu của phái nữ như sữa rửa mặt, sữa tắm, dầu gội, nước hoa, phấn phủ, son môi… đều đi kèm với những loại bao bì khác nhau. Tuy nhiên, ít thấy bao bì của những sản phẩm này được thu hồi để tái chế. 

Lâu nay rác tái chế đa phần được thu gom, phân loại qua những người bán “đồng nát” và thu gom phế liệu. Một tín hiệu tích cực là các tổ chức, doanh nghiệp đã bắt tay với nhau để thúc đẩy công tác thu gom chất thải bao bì từ người dân, đơn cử như Liên minh tái chế bao bì (PRO Việt Nam). Tuy nhiên, rác tái chế thu gom tại các tỉnh, thành trên toàn quốc vẫn chưa thấm vào đâu so với thực tế sử dụng. 

Để phát triển nền kinh tế tuần hoàn nói chung và hoạt động tái chế rác thải nói riêng, thúc đẩy phân loại rác tại nguồn là điều kiện tiên quyết. Tuy nhiên, điều này sẽ chỉ thực hiện được khi người dân, doanh nghiệp đã nhận thức được trách nhiệm của họ đối với môi trường, khi cơ quan quản lý về môi trường địa phương sát sao trong việc xây dựng những mục tiêu, kế hoạch cụ thể. 

Đọc thêm

Hành động vì khí hậu sau COP29: Hành trình mới và cam kết mạnh mẽ

COP29 đánh dấu một cột mốc quan trọng với việc thông qua khuôn khổ thị trường carbon toàn cầu. (Ảnh: UNFCCC)
(PLVN) - Hội nghị lần thứ 29 của các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) tại Baku (Azerbaijan) đã đánh dấu một cột mốc quan trọng với việc thông qua Khuôn khổ thị trường carbon toàn cầu. Đây được coi là một thành tựu đáng kể, mở ra cơ hội cho việc giảm phát thải khí nhà kính hiệu quả hơn về mặt chi phí. Tuy nhiên, bên cạnh những hứa hẹn, thị trường carbon toàn cầu cũng đối mặt với nhiều thách thức cần được giải quyết để bảo đảm tính hiệu quả và công bằng.

Kiến nghị dừng dự án trồng và phục hồi rạn san hô ngoài biển Thừa Thiên Huế

Dự án phục hồi tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản được thực hiện trên vùng biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có văn bản đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) dừng triển khai hợp phần trồng, phục hồi san hô thuộc dự án phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản ngoài vùng biển Thừa Thiên Huế; do một số khó khăn trong công tác xây dựng định mức và tình hình thời tiết tại địa phương.

Bão số 9 suy yếu dần, miền Bắc chuyển lạnh

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, cơn bão số 9 đang có xu hướng suy yếu dần. Trên đất liền, do tác động của không khí lạnh, khu vực Bắc Bộ đêm và sáng mai trời lạnh, vùng núi có nơi trời rét...

Bão giật cấp 14 đổ bộ biển Đông

Dự báo vị trí,m hướng di chuyển của bão số 9. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - 7h hôm nay 18/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,2 độ Vĩ Bắc; 118,3 độ Kinh Đông, khu vực vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. Trên đất liền, khoảng chiều tối và đêm nay, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến một số nơi ở khu Đông Bắc Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng các nơi khác...

Công bố Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030

 Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -  Quy hoạch xác định mục tiêu tổng quát là chủ động phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm và suy thoái môi trường; phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; ngăn chặn suy giảm và nâng cao chất lượng đa dạng sinh học, nhằm bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành của Nhân dân.