Xử lý tận gốc vấn nạn ô nhiễm

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí ở một số đô thị lớn, từ Hà Nội đến TP HCM, ngày càng nhức nhối trong những năm gần đây. Đã là ô nhiễm, ai cũng có thể bị ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống.

Đó là lý do cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa tổ chức, cho ý kiến kế hoạch và đề cương của Đoàn giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường (BVMT) từ khi Luật BVMT 2020 có hiệu lực; được dư luận cả nước quan tâm.

Theo kế hoạch, Đoàn giám sát sẽ tập trung đánh giá việc bố trí và sử dụng nguồn lực cho BVMT; quy hoạch BVMT Quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; việc lập, thẩm định, phê duyệt đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường.

Đoàn cũng giám sát hoạt động kiểm soát ô nhiễm chất lượng môi trường nước, không khí; chống ngập úng ở các đô thị; việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt, nước thải đô thị, chất thải nông nghiệp, y tế và xây dựng. Ngoài ra, giám sát công tác thanh, kiểm tra, kiểm toán, giám sát việc chấp hành pháp luật về BVMT và xử lý vi phạm, đấu tranh phòng, chống tội phạm; phát triển thị trường carbon.

Tại cuộc họp, nhiều ý kiến rất sát thực tế, rất trăn trở, đã được nêu ra. Một ý kiến đề nghị Đoàn giám sát đánh giá tổng thể nguyên nhân và nguồn ô nhiễm không khí; rà soát nguồn phát thải công nghiệp; việc đốt rơm rạ, phế phẩm nông nghiệp; công trình xây dựng gây bụi.

Cũng tại cuộc làm việc, chúng ta kỳ vọng những giải pháp quyết liệt để BVMT sẽ được Đoàn giám sát kiến nghị để Quốc hội xem xét thông qua. Một đại biểu lấy ví dụ một TP lớn ở nước ngoài từng ô nhiễm nặng nề, nhưng sau khi chính quyền chuyển hết ngành công nghiệp ra ngoài TP, tổ chức trồng cây xanh, thì không khí TP này đã trong lành trở lại; từ đó gợi ý những đô thị lớn ở nước ta có thể cân nhắc áp dụng. Một ý kiến khác nói rõ “chúng ta cần có hành động quyết liệt hơn”, như kinh nghiệm một số nước trên thế giới đã đánh phí và không cho ô tô đi vào khu vực ô nhiễm nghiêm trọng hay tắc nghẽn giao thông.

Một đại biểu khác cho rằng, xử lý vấn đề môi trường cần theo nguyên tắc “ai làm ô nhiễm, người đó phải trả tiền xử lý”. Ví dụ về xử lý nước thải, một hộ dùng 100m3 nước/tháng, tức là nhà đó thải ra 100m3 nước thải, nên số tiền hộ này phải trả không chỉ tiền nước sạch mà còn là tiền xử lý nước thải. Tiền đó sẽ được thu để tái đầu tư xử lý ô nhiễm môi trường.

Tại cuộc họp, một lãnh đạo Bộ TN&MT nhận định, để khắc phục tình trạng ô nhiễm, cần bắt đầu từ việc sửa đổi luật, nghị định, kèm theo đó là ý thức người dân và hành động quyết liệt của chính quyền địa phương. Về phía lãnh đạo Quốc hội, đề nghị qua lần giám sát này, Quốc hội ban hành được nghị quyết, làm cơ sở pháp lý để cấm các hành vi gây ô nhiễm. Đó mới là cái đích chúng ta hướng tới, để giải quyết vấn đề tận gốc, để chấm dứt tình trạng phải chịu đựng cảnh sống chung với ô nhiễm.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Đắk Nông 'quay quắt' trong nắng hạn

Đắk Nông 'quay quắt' trong nắng hạn
(PLVN) - Tình trạng nắng nóng kéo dài, hạn hán tại Đắk Nông ngày càng khốc liệt khiến hàng chục hồ, đập chứa nước trên địa bàn cạn kiệt nguồn nước. Trước tình trạng trên, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đắk Nông đề nghị Trung ương hỗ trợ hơn 1.900 tỷ đồng để nâng cấp, sửa chữa và đầu tư các công trình thủy lợi mới.

Hình thành khu đô thị phát thải thấp - cần tìm giải pháp đột phá

Quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) có nhiều thuận lợi để triển khai thí điểm vùng phát thải thấp. (Ảnh: Phạm Hùng)
(PLVN) - Trong nỗ lực cải thiện chất lượng không khí và thúc đẩy phát triển bền vững, các đô thị như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã bước đầu hình thành các khu vực phát thải thấp. Những vùng này được thiết kế nhằm hạn chế sự lưu thông của các phương tiện phát thải cao và tạo điều kiện cho giao thông xanh phát triển. Dù vậy, để các chính sách đi vào thực tiễn hiệu quả, cần có những giải pháp tổng thể và đột phá hơn.

Thầy thuốc đông y trên hành trình bảo vệ động vật hoang dã

Đại biểu tham dự hội thảo “Y học cổ truyền và bảo tồn động vật hoang dã - Hướng đi từ Dược liệu thay thế”. (Nguồn: Choice)
(PLVN) - Từ lâu, các thành phần từ động vật hoang dã đã được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền (YHCT) để điều trị bệnh. Tuy nhiên, việc này đã và đang góp phần đẩy nhiều loài động vật hoang dã đến bờ vực tuyệt chủng, đặc biệt là khi nhu cầu tiêu thụ ngày càng gia tăng. Do đó, việc tìm kiếm và thúc đẩy các giải pháp thay thế bền vững trong YHCT trở nên vô cùng cấp thiết. Và hơn ai hết, vai trò của các nhà khoa học, bác sĩ đông y, các công ty dược phẩm, lương y và người hành nghề YHCT rất quan trọng.

Chung tay dọn rác bãi biển nhân Ngày Trái đất 2025

Chung tay dọn rác bãi biển nhân Ngày Trái đất 2025
(PLVN) - Ngày 19/4, lần đầu tiên Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia tổ chức chương trình "Làm sạch Trái Đất", hưởng ứng Ngày Trái Đất (22/4) 2025, nhằm thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp và cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường. Chương trình khởi xướng tại biển Phước Hải (TP Vũng Tàu)...

Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5/2025, thời tiết trên phạm vi toàn quốc nhìn chung thuận lợi, không xuất hiện các hiện tượng thiên tai bất thường, tạo điều kiện thuận tiện cho các hoạt động du lịch, vui chơi, tổ chức sự kiện ngoài trời.