Vẫn có thể bị viêm màng não dù đã ngừa viêm não Nhật Bản

Bệnh nhi nhập viện điều trị viêm não Nhật Bản tại BV Nhi đồng 1, TP HCM
Bệnh nhi nhập viện điều trị viêm não Nhật Bản tại BV Nhi đồng 1, TP HCM
(PLO) - Viêm màng não và viêm não Nhật Bản là hai bệnh khác nhau, dù đã chích ngừa viêm não Nhật Bản thì trẻ vẫn có thể bị viêm màng não.
Nếu không cấp cứu kịp, bé có thể tử vong hoặc để lại di chứng như điếc, mù, động kinh, yếu liệt tay chân...
Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM, hiện tiếp nhận điều trị 4 bệnh nhi viêm màng não là hai cặp anh em. Đây là lần đầu khoa tiếp nhận hai đôi anh em ở cùng nhà cùng bị viêm màng não. Trường hợp này khá hiếm vì viêm màng não không giống sởi, thủy đậu..., không thể lây cùng nhau trong một gia đình, vì thế phải có nguồn lây đặc biệt. Căn cứ vào dịch tễ và triệu chứng thì rất có thể các bé bị viêm não do virus. Các bác sĩ đang lấy mẫu xét nghiệm để xác định tác nhân gây bệnh.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM) cho biết, điều quan trọng phụ huynh cần biết là viêm màng não và viêm não Nhật Bản là hai bệnh khác nhau. Dù đã chích ngừa viêm não Nhật Bản thì trẻ vẫn có thể bị viêm màng não và dù đã chích ngừa HIB thì trẻ vẫn có thể bị viêm màng não vì viêm màng não có thể do nhiều loại vi trùng và siêu vi trùng gây ra.
Theo bác sĩ Khanh, viêm màng não là bệnh viêm nhiễm của màng não, nguyên nhân gây bệnh có thể là vi trùng hay siêu vi trùng. Các vi trùng hay siêu vi trùng gây bệnh này thường từ vùng tai mũi họng bị viêm nhiễm đi vào màng não và gây viêm. Bệnh thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi, nhưng trẻ lớn và người lớn cũng có thể mắc.
Bệnh có thể gặp quanh năm, hay gặp nhiều sau những đợt dịch cảm cúm. Viêm màng não là loại bệnh nặng cần được điều trị cấp cứu, nếu không hoặc điều trị trễ bệnh có thể gây tử vong hay để lại di chứng như điếc, mù lòa, động kinh, yếu liệt tay chân hay nặng hơn trẻ không còn nhận biết được người thân dù đã điều trị khỏi bệnh. Nếu điều trị kịp thời trẻ sẽ khỏi bệnh và hoàn toàn bình thường.
Dấu hiệu của bệnh viêm màng não có thể xuất hiện rất nhanh ngay trong ngày đầu tiên của bệnh hay xuất hiện sau một vài ngày sốt, ho, sổ mũi bằng các triệu chứng như sau:
- Trẻ lớn: sốt cao, than đau đầu, đau gáy, ăn kém, nôn ói, cổ cứng.
- Trẻ nhỏ: sốt cao, bỏ bú, biếng chơi, ngủ nhiều, nôn ói, cổ cứng, trẻ còn thóp có thể thấy thóp phồng căng.
- Riêng trẻ dưới 3 tháng tuổi có thể không sốt mà chỉ có biểu hiện bỏ bú, khóc thét hay ngủ nhiều.
- Khi nặng hơn trẻ sẽ bị động kinh, co giật, li bì, hôn mê.
Các triệu chứng trên sẽ xuất hiện ngày càng nặng hơn nếu không được điều trị.
Diễn tiến của bệnh tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu nguyên nhân là vi trùng bệnh sẽ gây tử vong hay để lại di chứng nặng khi trẻ không được điều trị kịp thời, còn nếu nguyên nhân là siêu vi trùng thì đa số trẻ sẽ tự khỏi cũng như các trường hợp nhiễm siêu vi trùng khác (như nhiễm siêu vi trùng đường hô hấp gây ra cảm cúm, ho, sổ mũi; nhiễm siêu vi trùng đường tiêu hóa gây ra tiêu chảy, ói).
Bệnh viêm màng não dù do nguyên nhân vi trùng hay siêu vi trùng đều cần điều trị và theo dõi tại bệnh viện để phát hiện và điều trị kịp thời các biến chứng. Ngoài ra, để có thể biết được viêm màng não là do vi trùng hay do siêu vi trùng thì cần phải làm những xét nghiệm, đặc biệt là xét nghiệm nước màng não (nước não tủy) và theo dõi cẩn thận tại bệnh viện. Một số phụ huynh không đồng ý cho bác sĩ lấy nước màng não xét nghiệm có thể gây chậm trễ cho việc chẩn đoán bệnh.
Để điều trị khỏi và không có di chứng một trẻ mắc bệnh viêm màng não do vi trùng (còn gọi là viêm màng não mủ) thì cần phải cho trẻ nhập viện sớm, sử dụng kháng sinh mạnh và phải nằm viện nhiều ngày, trong khi viêm màng não do siêu vi trùng thì không cần thiết phải điều trị kháng sinh và thời gian theo dõi điều trị tại bệnh viện cũng chỉ kéo dài từ 3 đến 5 ngày.
Để phát hiện kịp thời bệnh viêm màng não mủ phụ huynh nên mang trẻ đến bác sĩ khám khi có các dấu hiệu nghi ngờ như: sốt cao, nôn ói, đau đầu, bỏ ăn, bỏ bú, biếng chơi, thóp phồng và cần mang trẻ đến bệnh viện ngay khi có các dấu hiệu bệnh nặng như: co giật, li bì, hôn mê.
Bác sĩ Khanh khuyến cáo, đối với trẻ có triệu chứng nghi ngờ viêm màng não mà chưa thể đến khám được thì việc điều trị tại nhà chủ yếu là hạ sốt bằng Paracetamol và quan trọng nhất là theo dõi tình trạng bệnh của trẻ, nếu trẻ bị viêm màng não thì các triệu chứng sốt, nôn ói, đau đầu, biếng ăn, biếng chơi sẽ diễn biến ngày càng nặng hơn. Do đó khi thấy các triệu chứng trên không giảm sau một ngày hay mỗi lúc mỗi nặng hơn thì nên mang trẻ đến bệnh viện ngay.
Vì bệnh viêm màng não là bệnh rất nguy hiểm và điều trị rất tốn kém nên việc phòng bệnh là rất quan trọng. Để phòng ngừa bệnh viêm màng não nên giữ ấm cho trẻ, chăm sóc tốt trẻ những lúc thời tiết thay đổi và nhất là lúc có dịch cảm cúm xảy ra. Cần điều trị kịp thời, tránh để trẻ bị viêm mũi họng kéo dài cũng như cần điều trị ngay khi trẻ bị chảy mủ tai.
Khi có điều kiện nên cho trẻ chích ngừa văcxin phòng viêm màng não do HIB (Hémophillus influenza type B). Đây là loại vi trùng gây trên 70% các trường hợp viêm màng não ở trẻ em. Có thể bắt đầu chích ngừa cho trẻ lúc 2-3 tháng tuổi hay bất kỳ thời điểm nào ở trẻ dưới 5 tuổi theo lịch sau:
- Trẻ từ 2 tháng đến 6 tháng: Chích  3 liều mỗi liều cách nhau một tháng, có thể chích nhắc lại lúc 18 tháng.
- Trẻ từ 7 tháng đến 11 tháng: Chích  2 liều cách nhau một tháng, có thể chích  nhắc lại lúc 18 tháng.
- Trẻ từ 12 tháng đến 14 tháng: Chích một liều và chích nhắc lại một liều lúc 18 tháng.
- Trẻ 15 đến 59 tháng: Chích một liều duy nhất.
Trẻ trên 5 tuổi không cần thiết phải chích ngừa loại văcxin này vì vi trùng này rất ít khi gây viêm màng não mủ ở trẻ trên 5 tuổi.

Tin cùng chuyên mục

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Đọc thêm

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.

Suy hô hấp cấp vì mắc sởi

Sau 4 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo, giảm sốt, mức độ tiêu chảy giảm nhiều. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam, 56 tuổi ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh nhập viện trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.

Quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh

TP Cần Thơ đẩy mạnh quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh trên địa bàn. (Nguồn: Sở GD&ĐT TP Cần Thơ)
(PLVN) -  Việc hầu hết các em học sinh (HS) khi gặp vấn đề tâm lý không biết phải gặp ai, làm gì để giúp các em vượt qua là phản ánh rõ nét cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khoảng trống.

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.