Bùng phát nguy cơ viêm màng não do virus ở trẻ nhỏ

Từ đầu tháng 5 đến nay, khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) tiếp nhận 20 trẻ nghi ngờ viêm màng não do virus, kết quả có đến 15 bé mắc bệnh. Trước đó, thỉnh thoảng mới có một vài ca.

Từ đầu tháng 5 đến nay, khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) tiếp nhận 20 trẻ nghi ngờ viêm màng não do virus, kết quả có đến 15 bé mắc bệnh. Trước đó, thỉnh thoảng mới có một vài ca.

 Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm màng não

Cô con gái gần 4 tuổi bị sốt, nôn, chị Hoa (Hà Nội) chỉ nghĩ đơn giản con bị viêm họng đơn thuần như trước. Hôm sau, thấy con cứ giơ tay lên trán chỉ đau, vợ chồng vội vã đưa con đi khám, bất ngờ khi bác sĩ yêu cầu chọc dịch não tủy để xem cháu có bị viêm màng não hay không.

"Tôi không ngờ là con bị viêm màng não do virus thật. May mà vợ chồng đưa con đi viện sớm. Đến giờ cháu nằm viện hơn 10 ngày, chắc là cũng sắp được xuất viện. Các bác sĩ bảo nếu phát hiện muộn có thể để lại nhiều di chứng, thậm chí là bại não, liệt, nếu không thì sau này học hành kém", chị Hoa cho biết.

Bé Mai Anh, con gái chị Hoa là một trong những trường hợp được phát hiện sớm bệnh. Ảnh: N.P.
Bé Mai Anh, con gái chị Hoa là một trong những trường hợp được phát hiện sớm bệnh. Ảnh: N.P.

Phó giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) khuyến cáo, hiện bắt đầu vào mùa dịch viêm màng não do virus vì thế cha mẹ cần hết sức cảnh giác. Bệnh gặp nhiều nhất ở trẻ 2-14 tuổi, biểu hiện lâm sàng rất đa dạng và thay đổi tùy theo lứa tuổi.

Khởi đầu, trẻ thường bị sốt, một số đau đầu, nôn không rõ nguyên nhân. Trẻ trong cơn sốt mà đau đầu, nôn thì chưa nghi ngờ, nhưng hết sốt rồi mà vẫn còn các biểu hiện này thì đó có thể là dấu hiệu sớm của bệnh. Trường hợp nặng thì co giật, rối loạn thần kinh như lờ đờ, mệt, li bì, nặng hơn thì hôn mê.

Tác nhân gây bệnh có thể do virus viêm não Nhật Bản, thường gặp ở trẻ chưa được tiêm phòng hoặc tiêm không đẩy đủ. Nhóm nguyên nhân thứ hai là các virus đường ruột, bệnh diễn biến bất thường, có trường hợp nhẹ, sau một tuần khỏi bệnh mà không để lại di chứng gì.

Bác sĩ khuyến cáo trong vụ dịch như hiện nay, cha mẹ khi thấy con sốt cao liên tục không rõ nguyên nhân đến ngày thứ 3 không đỡ thì nên đến bệnh viện kiểm tra. Bên cạnh đó, trẻ sốt kèm nôn, đau đầu, co giật, mệt lả, ngủ li bì, ăn uống kém... thì cũng nên đến bệnh viện

Ngược lại có trẻ lại diễn biến nặng, tử vong rất nhanh. Nhóm virus này hiện chưa có văcxin phòng. Ngoài ra, trẻ bị viêm não, màng não có thể là biến chứng của các bệnh truyền nhiễm thường gặp như thủy đậu, quai bị... Hiện nay hay gặp nhất là các trẻ bị viêm não do virus đường ruột, phó giáo sư Dũng cho biết.

Theo phó giáo sư, mấy năm gần đây khoa nhi đã đưa ra chiến lược phát hiện sớm các trẻ bị viêm màng não chứ không đợi đến khi có đầy đủ các biểu hiện bệnh như trước. Lý do vì một khi bệnh đã có đầy đủ các dấu hiệu điển hình thì nghĩa là đã nặng, co giật, hôn mê, liệt... Việc điều trị rất phức tạp, khó có thể khỏi hoàn toàn mà không để lại di chứng.

"Vì thế, bất kể trường hợp nào sốt, nôn, đau đầu không rõ nguyên nhân thì chúng tôi đều khuyến cáo xét nghiệm dịch não tủy sớm. Trước cha mẹ rất sợ cho con chọc dịch não tủy, nhưng với kỹ thuật tốt như hiện nay, kim nhỏ thì việc này thường ít đau, tỷ lệ lấy được cao hơn trước nhiều, an toàn", phó giáo sư Dũng nói.

Cũng theo bác sĩ, phát hiện sớm, chữa kịp thời thì hiệu quả điều trị cao hơn. Phần lớn trong một tuần là khỏi, có trẻ thì 10 ngày. Điều đáng nói là nhờ chữa sớm mà trẻ hầu như không có biến chứng gì. Nếu không được điều trị sớm sẽ để lại nhiều di chứng nặng nề như bại não, liệt chân, tay, bị mắc động kinh, điếc, trí nhớ kémm, ảnh hưởng đến kết quả học tập…

Viêm màng não do virus thì không cần dùng kháng sinh, chữa triệu chứng, chống phù não, bù nước, điện giải, hạ sốt, chống co giật....

Bác sĩ khuyến cáo trong vụ dịch như hiện nay, cha mẹ khi thấy con sốt cao liên tục không rõ nguyên nhân đến ngày thứ 3 không đỡ thì nên đến bệnh viện kiểm tra. Bên cạnh đó, trẻ sốt kèm nôn, đau đầu, co giật, mệt lả, ngủ li bì, ăn uống kém... thì cũng nên đến bệnh viện. Để phòng bệnh, cha mẹ cần đưa con đi tiêm vắcxin viêm não Nhật Bản đầy đủ. Với nhóm virus đường ruột thì cần chú ý đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, chế biến sạch, ăn chín và rửa tay trước khi ăn.

Theo Vnexpress

Tin cùng chuyên mục

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Đọc thêm

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.

Suy hô hấp cấp vì mắc sởi

Sau 4 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo, giảm sốt, mức độ tiêu chảy giảm nhiều. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam, 56 tuổi ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh nhập viện trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.

Quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh

TP Cần Thơ đẩy mạnh quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh trên địa bàn. (Nguồn: Sở GD&ĐT TP Cần Thơ)
(PLVN) -  Việc hầu hết các em học sinh (HS) khi gặp vấn đề tâm lý không biết phải gặp ai, làm gì để giúp các em vượt qua là phản ánh rõ nét cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khoảng trống.

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.