Vai trò nòng cốt của Mặt trận trong công tác hòa giải ở cơ sở

Vai trò nòng cốt của Mặt trận trong công tác hòa giải ở cơ sở
(PLVN) -Việc làm tốt công tác củng cố, kiện toàn tổ chức và hoạt động của Tổ hòa giải, hòa giải viên là một trong những tiền đề để Mặt trận làm tốt công tác hòa giải ở cơ sở.

Công tác hòa giải ở cơ sở có dấu ấn sâu đậm của những người làm công tác Mặt trận. Theo bà Phạm Thị Hồng, Phó Trưởng ban Dân chủ và Pháp luật (UBTƯ MTTQ Việt Nam) khi Mặt trận và các tổ chức thành viên làm tốt vai trò nòng cốt trong tham gia công tác hòa giải thì những mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ được giải quyết kịp thời ngay từ cơ sở, hạn chế được đơn thư, khiếu nại vượt cấp, tiết kiệm thời gian, tiền bạc của cơ quan nhà nước và nhân dân, tạo nên không khí vui vẻ, gắn kết trong cộng đồng dân cư.

-Theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013, MTTQ Việt Nam đóng vai trò nòng cốt trong công tác hòa giải ở cơ sở. Bà đánh giá như thế nào về kết quả, đóng góp của Mặt trận trong công tác hòa giải ở cơ sở?

Bà Phạm Thị Hồng: Thời gian qua, thực hiện Nghị quyết Trung ương 7/NQTW ngày 17/11/1993 của Bộ Chính trị và các quy định của pháp luật về hoạt động hòa giải ở cơ sở, MTTQ Việt Nam các cấp đã chủ động phối hợp với ngành tư pháp cùng cấp triển khai thực hiện thống nhất pháp luật về hòa giải ở cơ sở từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt là ở địa bàn dân cư.

Qua 6 năm phối hợp triển khai thực hiện bước đầu đã có những chuyển biến tích cực được thể hiện qua các mặt cơ bản như: Tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân chấp hành pháp luật. Trong đó, MTTQ Việt Nam các cấp đã chủ động hướng dẫn, lồng ghép trong các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước do MTTQ Việt Nam chủ trì và phát động như cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”;” Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; “Xây dựng gia đình văn hóa”; phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo” ...đây là những hoạt động rất sôi động, thiết thực đưa công tác hòa giải ở cơ sở đi vào cuộc sống một cách tự nhiên.

Bên cạnh đó, việc làm tốt công tác củng cố, kiện toàn tổ chức và hoạt động của Tổ hòa giải, hòa giải viên là một trong những tiền đề để Mặt trận làm tốt công tác hòa giải ở cơ sở.

Theo đó, Luật Hòa giải ở cơ sở và Nghị quyết liên tịch số 01 năm 2014 giao Trưởng ban Công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố chủ trì phối hợp với tổ trưởng tổ hòa giải tiến hành rà soát, đánh giá về tổ chức, hoạt động của tổ hòa giải và kiến nghị Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã để đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã kiện toàn tổ hòa giải.

Việc bầu hòa giải viên được thực hiện dưới sự chủ trì của Trưởng ban Công tác Mặt trận bằng một trong các hình thức biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín tại cuộc họp đại diện các hộ gia đình; phát phiếu lấy ý kiến các hộ gia đình.

Khi Mặt trận và các tổ chức thành viên làm tốt vai trò nòng cốt trong tham gia công tác hòa giải thì những mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ được giải quyết kịp thời ngay từ cơ sở, hạn chế được đơn thư, khiếu nại vượt cấp, tiết kiệm thời gian, tiền bạc của cơ quan nhà nước và nhân dân, tạo nên không khí vui vẻ, gắn kết trong cộng đồng dân cư.

-Theo bà đâu là những thuận lợi, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở của MTTQ Việt Nam?

Bà Phạm Thị Hồng: Trong triển khai thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở đã cho thấy nơi nào cấp ủy quan tâm, chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở, thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, tình hình nhân dân trên địa bàn thì nơi đó sẽ làm tốt công tác hòa giải ở cơ sở.

Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi, công tác hòa giải ở cơ sở của Mặt trận cũng gặp nhiều khó khăn vì còn một số nơi, cấp ủy, chính quyền chưa quan tâm đúng mức đến công tác hòa giải ở cơ sở. Trong đó, một số quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở chưa phù hợp với thực tiễn đặc biệt là quy trình bầu hòa giải viên còn rườm rà, hình thức, không khả thi nhất là việc tổ chức họp dân hoặc phát phiếu lấy ý kiến hộ gia đình theo quy định tại Điều 8 Luật Hòa giải ở cơ sở.

Cũng phải thừa nhận rằng, hiện nay, một số nơi hoạt động hòa giải còn mang tính hình thức, chiếu lệ hoặc bị hành chính hóa làm mất đi ý nghĩa và bản chất tự nguyện, tự thỏa thuận của hoạt động hòa giải. Nhiều vụ việc tranh chấp, mâu thuẫn thuộc phạm vi hòa giải chưa được phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Năng lực hòa giải viên một số nơi chưa đáp ứng được yêu cầu, ảnh hưởng đến kết quả hòa giải thành; một số vụ việc quá trình hoà giải chưa giải quyết triệt để dẫn đến tình trạng mâu thuẫn kéo dài và phải chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục tố tụng.

-Vậy đâu là giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở của MTTQ Việt Nam trong thời gian tới, thưa bà?

Bà Phạm Thị Hồng: Để phát huy những thuận lợi, khắc phục những khó khăn trong công tác hòa giải trong thời gian tới, cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, công tác quản lý của Nhà nước và vai trò nòng cốt của MTTQ Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận trong công tác hòa giải ở cơ sở, xác định để công tác hòa giải ở cơ sở là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Đồng thời, kiến nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị về tăng cường công tác hòa giải ở cơ sở.

Trong điều kiện chưa sửa Luật Hòa giải ở cơ sở, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam cần phối hợp với  Bộ Tư pháp tham mưu cho Chính phủ, UBTƯ MTTQ Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 01/2014/NQLT/CP-UBTWMTTQVN ngày 18/11/2014 của Chính phủ, UBTƯ MTTQ Việt Nam hướng dẫn phối hợp thực hiện một số quy định pháp luật về hòa giải ở cơ sở vào luật, trong đó quy định rõ hơn vai trò nòng cốt của MTTQ Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận; trách nhiệm của ngành tư pháp các cấp trong hoạt động hòa giải ở cơ sở.

Mặt trận cũng cần nghiên cứu xây dựng Chương trình phối hợp công tác giữa Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam với Bộ Tư pháp  trong đó có hoạt động phối hợp thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở. Đặc biệt cần xem xét nghiên cứu đưa tiêu chí chất lượng hòa giải (tỷ lệ hòa giải thành) là một trong các tiêu chí đánh giá chất lượng chính quyền và MTTQ, các tổ chức thành viên của Mặt trận hàng năm ở cơ sở.

Một trong những giải pháp rất quan trọng nữa là phải đảm bảo nguồn kinh phí thỏa đáng cho hoạt động hòa giải ở cơ sở đồng thời huy động các nguồn lực xã hội tham gia vào công tác hòa giải ở cơ sở, nhất là đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác pháp luật đã nghỉ hưu, người có uy tín, già làng, trưởng bản, các chức sắc tôn giáo tham gia công tác hòa giải ở cơ sở.

Trân trọng cảm ơn bà!

Đọc thêm

Đoàn Đại biểu Quốc hội Đồng Nai giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác thi hành án dân sự

Đoàn Đại biểu Quốc hội Đồng Nai giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác thi hành án dân sự
(PLVN) - Sáng 17/12, Đoàn giám sát của đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Đồng Nai do ông Quản Minh Cường – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh về việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác THADS từ ngày 1/10/2020 đến ngày 30/9/2024.

Ghi nhận những đóng góp tích cực của công tác tư pháp

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2025, nhiều đại biểu đánh giá công tác tư pháp ngày càng thể hiện được vai trò, vị thế, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của Bộ, ngành, địa phương đồng thời đưa ra các kiến nghị, đề xuất cụ thể để đưa công tác tư pháp tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực.

Chị Lưu Thị Thu Huyền: Hơn 20 năm tận tuỵ đưa pháp luật đến với người dân thành phố Cảng

Trưởng phòng PBGDPL Lưu Thị Thu Huyền (ngoài cùng bên trái) phát tờ gấp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU cho ngư dân tại cảng cá Trân Châu, huyện Cát Hải.
(PLVN) - Ở Hải Phòng nói đến công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, dù ở cấp xã hay cấp huyện, mọi người đều nhắc đến chị Lưu Thị Thu Huyền – Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật , Sở Tư pháp TP Hải Phòng . Người cán bộ với sự tận tâm, trách nhiệm trong công việc, nỗ lực hết mình để hoàn thành “sứ mệnh” đưa pháp luật đến với người dân.

Triển khai công tác tư pháp năm 2025

Triển khai công tác tư pháp năm 2025
(PLVN) - Sáng 17/12, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2025 với hình thức trực tiếp và trực tuyến. Đến dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ.

Luật sư công là lựa chọn phù hợp khi phát sinh các tranh chấp về kinh doanh, thương mại

Luật sư Bùi Bảo Ngọc tham gia trợ giúp pháp lý cho người dân tại trụ sở UBND xã Đông Sơn. (Ảnh: B.N)
(PLVN) - Do hoạt động kinh doanh, thương mại không nằm trong phạm vi của trợ giúp pháp lý nên đối với các vụ án có liên quan đến quyền lợi nhà nước, để giải quyết tình trạng khiếu nại tố cáo của người dân, đại diện cho cơ quan nhà nước có chuyên môn sâu để tham gia tranh tụng thì luật sư công là lựa chọn phù hợp hơn trợ giúp viên pháp lý.

Những định hướng quan trọng để Ngành Tư pháp tiếp tục hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao

Tổng Bí thư Tô Lâm và Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp tại buổi làm việc ngày 7.11
(PLVN) -Năm 2024, một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Bộ, ngành Tư pháp khi nhân Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024, đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp. Những chỉ đạo của Tổng Bí thư là những định hướng quan trọng để toàn Ngành tiếp tục nỗ lực, phấn đấu, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về pháp luật của người dân

Cảnh Hội thảo Đánh giá tình hình triển khai và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân”.
(PLVN) - Chiều 16/12, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo Đánh giá tình hình triển khai và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân”. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh và Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Lê Vệ Quốc chủ trì và điều hành Hội nghị.

Đội ngũ luật sư Chính phủ Canada: Bảo đảm quản lý các vấn đề công phải tuân thủ luật pháp Kỳ 2: Đôi nét về “công ty luật” lâu đời nhất và lớn nhất Canada

Các luật sư ở Canada. (Ảnh minh họa: montreallawyers.com).
(PLVN) - Ở Canada, cơ quan được mô tả là “công ty luật” lâu đời nhất và lớn nhất cả nước chính là Bộ Tư pháp Canada. Bộ này có khoảng 5.000 nhân viên thì trong đó có khoảng một nửa là luật sư. Nửa còn lại là các chuyên gia nhiều lĩnh vực, bao gồm trợ lý pháp lý, nhà khoa học xã hội, quản lý chương trình, chuyên gia truyền thông, nhân viên dịch vụ hành chính, chuyên gia dịch vụ máy tính và nhân viên tài chính.

Việt Nam: Bước đầu hình thành đội ngũ đảm nhiệm nhiệm vụ "luật sư Nhà nước"

Bộ Công an tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ pháp chế. (Ảnh: congan.com.vn).
(PLVN) -  Theo nghiên cứu của Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp), trong tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính Việt Nam hiện nay đã hình thành các cơ quan, đơn vị, đội ngũ pháp chế thực hiện các chức năng liên quan đến công tác pháp luật, trong đó có các nhiệm vụ có thể được coi là các nhiệm vụ của “luật sư Nhà nước”.

Hội nghị Tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Lào lần thứ 6: Điểm sáng trong hợp tác Việt – Lào về pháp luật và tư pháp

Đại biểu hai nước tham dự Hội nghị công tác tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam-Lào mở rộng lần thứ 5.
(PLVN) - Được sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh sẽ dẫn đầu Đoàn công tác của Bộ Tư pháp tham dự Hội nghị Tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Lào (mở rộng) lần thứ 6 tại Lào từ ngày 18-20/12/2024. Từ khi mở ra tổ chức hội nghị lần đầu tiên vào năm 2011 tới nay, cơ chế hợp tác này ngày càng phát huy hiệu quả thiết thực trong việc giải quyết các vấn đề quốc tịch, hộ tịch của người dân sinh sống tại khu vực biên giới giữa hai nước cũng như tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, thi hành án dân sự, tương trợ tư pháp về dân sự, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ pháp luật… góp phần xây dựng đường biên giới hoà bình, hữu nghị, tô thắm thêm tình hữu nghị anh em đặc biệt giữa hai dân tộc Việt – Lào.

Tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị Quyết 18-NQ/TW: Cần giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính, tiết kiệm chi phí cho người dân và doanh nghiệp

Tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị Quyết 18-NQ/TW: Cần giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính, tiết kiệm chi phí cho người dân và doanh nghiệp
(PLVN) -  Cải cách tinh gọn bộ máy hiện nay đang thực hiện mạnh mẽ từ trung ương xuống, do vậy, nên cải cách theo hướng phân quyền mạnh hơn cho cấp địa phương, còn Trung ương chỉ làm những việc điều phối xuyên quốc gia. Trung ương kiên quyết không làm các nhiệm vụ thuộc phạm vi của địa phương, nhằm giảm thiểu việc can thiệp hay chồng chéo nhiệm vụ. Đây là một nội dung trong bài viết của GS.TS Võ Xuân Vinh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh doanh (ĐH Kinh tế).

“Điểm tựa” cho người dân nghèo trên dải đất lửa Quảng Bình

“Điểm tựa” cho người dân nghèo trên dải đất lửa Quảng Bình
(PLVN) -  Nhờ triển khai hiệu quả Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư, tỉnh Quảng Bình đã đạt nhiều thành tựu nổi bật trong công tác giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội. Với hơn 283.000 lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách được vay vốn ưu đãi, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 6,52% xuống 4,05%. Các mô hình kinh tế hiệu quả đã góp phần cải thiện đời sống người dân, xây dựng nông thôn mới và tạo dựng niềm tin sâu sắc của nhân dân vào các chủ trương của Đảng và Nhà nước.