Vaccine Văn hóa doanh nghiệp trước đại dịch COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Bài học quan trọng từ đại dịch là khi cả xã hội phải thích nghi, ứng phó cùng dịch bệnh, từng bước tiến vào giai đoạn bình thường mới, văn hóa sẽ là nền tảng để doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi và vươn lên.

Diễn đàn "hybrid" trong bối cảnh đặc biệt

Vừa qua, Diễn đàn quốc gia thường niên “Văn hoá với doanh nghiệp” năm 2021 với chủ đề: Tiếp biến văn hoá – Nền tảng phục hồi và phát triển bền vững kinh tế do Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Tổ chức triển khai Cuộc vận động xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam, Bộ Công thương, Bộ Văn hóa thể thao và du lịch, Trung ương Đoàn, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam phối hợp tổ chức theo hình thức kết hợp giữa trực tiếp, trực tuyến và thực tế ảo.

Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng phát biểu tại Diễn đàn

Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng phát biểu tại Diễn đàn

Đây cũng là lần đầu tiên tại Việt Nam, một Diễn đàn quốc gia về văn hoá doanh nghiệp được tổ chức theo hình thức hỗn hợp (hybrid), kết hợp giữa trực tiếp, trực tuyến và thực tế ảo (virtual event) để vừa đảm bảo các quy định phòng dịch vừa để tiếp cận và lan toả rộng rãi nội dung và thông điệp cuả Diễn đàn tới xã hội. Đây được đánh giá là bước tiến mới về số hoá và chuyển đổi số so với các kỳ trước đó.

Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, cuộc sống của mỗi cá nhân và hoạt động của doanh nghiệp không tránh khỏi những đảo lộn và ngưng trệ, nhưng dòng chảy văn hóa không hề dừng lại. Nó vẫn luôn vận động và là nguồn sức mạnh quan trọng để gắn kết và thúc đẩy những con người trong mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp hành động vì mục tiêu chung, cùng vượt qua khó khăn, chiến thắng nghịch cảnh.

Nắm bắt được sự vận động đó, Diễn đàn quốc gia thường niên “Văn hoá với doanh nghiệp” năm 2021 (Culture & Business Forum - CBF) với chủ đề “Tiếp biến văn hoá – Nền tảng phục hồi và phát triển bền vững kinh tế” được tổ chức nhằm phân tích, nhận diện những giá trị của tiếp biến văn hóa trong việc dẫn dắt phục hồi kinh tế từ góc độ văn hóa kinh doanh.

Từ đó trả lời cho câu hỏi văn hoá tích cực có thể là liều vaccine cho doanh nghiệp trước khó khăn hay không?

Lần đầu tiên có một Diễn đàn quốc gia về văn hoá doanh nghiệp tổ chức theo hình thức hybrid

Lần đầu tiên có một Diễn đàn quốc gia về văn hoá doanh nghiệp tổ chức theo hình thức hybrid

Trong khuôn khổ Diễn đàn 2 phiên thảo luận chính là nội dung cốt lõi nhất. Các chuyên gia, nhà nghiên cứu và các lãnh đạo doanh nghiệp đã trao đổi, chia sẻ xoay quanh những câu chuyện về tiếp biến văn hóa và vai trò, ứng dụng của biến văn hóa với việc phục hồi và phát triển bền vững kinh tế.

Cụ thể, phiên 1 của Diễn đàn đi vào khai thác sâu khía cạnh “Tiếp biến văn hoá và những giá trị dẫn dắt trong phục hồi kinh tế từ góc độ văn hoá kinh doanh”.

Tham gia phiên thảo luận này là các diễn giả uy tín như Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng - Nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Tiến sĩ Giản Tư Trung - Hiệu trưởng trường doanh nhân PACE, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục (IRED), GS.TS Trần Thị Vân Hoa - Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, GS.TS Từ Thị Loan - Nguyên Viện trưởng viện VHNT QG Việt Nam, Phó chủ tịch Hiệp hội Phát triển Văn hoá Doanh nghiệp Việt Nam.

Phiên 1 được điều phối của Ông Lê Quốc Vinh - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Le Group of Companies; Phó chủ tịch Hiệp hội Phát triển Văn hoá Doanh nghiệp Việt Nam.

Phiên 1 khai thác khía cạnh “Tiếp biến văn hoá và những giá trị dẫn dắt trong phục hồi kinh tế từ góc độ văn hoá kinh doanh”.

Phiên 1 khai thác khía cạnh “Tiếp biến văn hoá và những giá trị dẫn dắt trong phục hồi kinh tế từ góc độ văn hoá kinh doanh”.

Phiên 2 của Diễn đàn với nội dung “Vaccine văn hoá doanh nghiệp trước đại dịch COVID-19” là câu chuyện mang tính thời đại cấp thiết, nóng hổi về vai trò của văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế hiện tại chịu nhiều tác động của dịch bệnh.

Diễn giả của phiên 2 đều là các doanh nhân, nhà lãnh đạo doanh nghiệp lớn như ông Hoàng Quốc Vượng - Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia PetroVietnam, bà Hà Thu Thanh - Chủ tịch Hội đồng Thành viên Deloitte Việt Nam, ông Lê Trí Thông - Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), bà Trần Trâm Anh, Tổng Giám Đốc Vùng Công ty TNHH Coats Phong Phú, bà Tiêu Yến Trinh - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty CP Kết nối Nhân tài (Talentnet).

Điều phối phiên 2 sẽ là Ông Lê Tấn Phước - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty CP Searefico, Phó chủ tịch Hiệp hội Phát triển Văn hoá Doanh nghiệp Việt Nam.

Phiên 2 nói về "Vaccine văn hoá doanh nghiệp trước đại dịch COVID-19"

Phiên 2 nói về "Vaccine văn hoá doanh nghiệp trước đại dịch COVID-19"

Nguyện vọng của cộng đồng doanh nghiệp

Với sự tham dự của lãnh đạo và đại diện các bộ, ban ngành liên quan cùng sự đồng hành của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp, văn hoá doanh nghiệp, Diễn đàn góp phần đưa Cuộc vận động "Xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam” đi sâu vào cuộc sống.

Đồng thời, hoạt động này cũng góp thêm một tiếng nói khẳng định quan điểm của Đảng, Nhà nước ta trong việc coi văn hóa là nền tảng tinh thần, là nguồn lực, động lực nội sinh của sự phát triển bền vững quốc gia, dân tộc; văn hóa doanh nghiệp trở thành hệ điều tiết cho sự phát triển kinh tế, xã hội.

Với mong muốn được làm cầu nối mang tiếng nói, nguyện vọng, của cộng đồng doanh nghiêp đến với Đảng và Nhà nước, thiết thực triển khai các Chương trình, Nghị quyết về văn hóa của Đảng và Chính phủ, để văn hoá doanh nghiệp trở thành Hệ điều tiết sự phát triển của kinh tế như tinh thần củ Hội nghị văn hoá toàn quốc ngày 24/11 vừa qua, Diễn đàn đã đề xuất một số kiến nghị sau:

Đối với Chính phủ:

- Đề nghị Thủ tướng Chính phủ ban hành hành chỉ thị về việc tiếp tục đẩy mạnh Cuộc vận động xây dựng Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam trên cả nước..

- Cho phép thiết lâp Quỹ hỗ trợ phát triển Văn hóa doanh nghiệp Việt nam

- Kiến nghị Chính phủ tập trung chỉ đạo quyết liệt liệt việc xây dựng và thực thi văn hoá công chức, trong đó lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, phụng sự Đất nước là trên hết. Văn hoá công chức chính là văn hoá của Bộ máy Nhà nước.

- Đối với các doanh nghiệp được công nhận đạt chuẩn văn hoá kinh doanh Việt Nam, có chủ trương, chính sách phù hợp để khuyến khích, động viên.

Đối với các Bộ, Ngành:

- Đề nghị các Bộ, Ngành, theo lĩnh vực quản lí nhà nước, căn cứ vào pháp luật và thẩm quyền, có các cơ chế quan tâm đến các doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá kinh doanh Việt Nam.

- Quy định đạt chuẩn Văn hoá kinh doanh là một tiêu chí để các doanh nghiệp được bình xét/bình chọn các danh hiệu quốc gia khác có liên quan.

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm "Sáng đạo trong đời" diễn ra từ ngày 21-28/11/2024 tại Trung tâm triển lãm Tràng Tiền (Hà Nội). (Ảnh: Thùy Dương)

51 tác phẩm độc đáo tại triển lãm 'Sáng đạo trong đời'

(PLVN) - Bằng những nét vẽ và cách thể hiện tinh tế trên các chất liệu hội họa, 12 hoạ sỹ tham gia triển lãm “Sáng đạo trong đời” đã tái hiện lại những hình ảnh, biểu tượng quen thuộc của Phật giáo theo cách riêng, đưa người xem vào một hành trình tâm linh độc đáo và cảm xúc.

Đọc thêm

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn
(PLVN) - Trong cuộc sống, tha thứ không chỉ là cách giúp người khác có cơ hội sửa sai, mà còn là liều thuốc giúp chính chúng ta nhẹ nhõm hơn, bớt đi những gánh nặng tâm hồn.

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đạo làm người – con đường khó nhất

Đạo làm người – con đường khó nhất
(PLVN) - Mỗi tôn giáo, mỗi đạo lý đều dạy chúng ta cách sống hiền lành, tử tế, biết yêu thương và đối xử tốt với nhau. Nhưng trong tất cả các đạo, có lẽ đạo làm người là con đường khó nhất để thực hành.

Lặng lẽ với chính mình

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau những đêm trắng sẽ luôn là ánh bình minh. Và đôi khi, chỉ cần một tia sáng nhỏ bé cũng đủ để soi rọi cả một đêm dài.

Huế thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam

Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” thu hút hàng nghìn người dân, du khách tham dự.
(PLVN) - Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong việc tổ chức một hình thái lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã khẳng định được thương hiệu trong lòng du khách gần xa. Festival Huế đã là một sự kiện văn hóa tiêu biểu, trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế, là dịp để giới thiệu và quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng một cách sinh động.

Hơn 300 doanh nghiệp Quảng Ninh tung gói kích cầu mùa du lịch cuối năm 2024

Một góc TP Hạ Long, Quảng Ninh điểm đến thân thiện và an toàn.
(PLVN) -  Ngày 20/11, Sở Du lịch Quảng Ninh phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh và Tập đoàn Sun Group tổ chức lễ công bố chương trình kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa”. Chương trình nhằm tăng sức hút du khách dịp cuối năm 2024. Thu hút h ơn 300 doanh nghiệp từ các lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, điểm tham quan, và du thuyền đã tham gia .

Nâng hình ảnh địa phương thu hút và hấp dẫn

Cuốn sách “Thương hiệu địa phương: Hình ảnh và bản sắc góp phần thu hút du lịch và môi trường văn hóa, kinh tế phát triển (ảnh T.T)
(PLVN) - Ngày 20/11/2024, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu cuốn sách “Thương hiệu địa phương: Hình ảnh và bản sắc” do Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung biên soạn. Cuốn sách tập trung làm rõ nhiều nội dung và phạm trù gắn với hình ảnh và bản sắc của địa phương cũng như cách thức vận hành để đạt đến một hình ảnh địa phương thu hút và hấp dẫn.