Uống một hộp sữa tươi tại bệnh viện, bệnh nhân tử vong

Người nhà tập trung yêu cầu bệnh viện làm rõ nguyên nhân cái chết của anh Sơn.
Người nhà tập trung yêu cầu bệnh viện làm rõ nguyên nhân cái chết của anh Sơn.
(PLO) - Đi chăm bố ốm nặng ở bệnh viện, anh Đặng Minh Sơn (SN 1974, ngụ xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) bất ngờ phải cấp cứu sau khi đau bụng, đi ngoài liên tục. Sau hai ngày điều trị, anh Sơn đã tử vong. Gia đình bức xúc đã “quây” bệnh viện đòi làm rõ nguyên nhân cái chết của người thân.

Bác sĩ đã tuân thủ đúng phác đồ điều trị?

Người nhà anh Sơn cho biết: Tối 12/3, khi đang ở Bệnh viện Đa khoa huyện Lộc Hà (tỉnh Hà Tĩnh) chăm sóc người bố đang điều trị tại đây, anh Sơn có uống một hộp sữa tươi. Sau đó, anh có biểu hiện đau bụng và đi ngoài nhiều lần, sáng hôm sau được đưa vào khoa cấp cứu của bệnh viện.
Bác sĩ xét nghiệm, chẩn đoán anh bị nhiễm độc thức ăn. Sau hai ngày điều trị, khoảng 14h ngày 15/3, anh Sơn đột ngột tụt huyết áp, tinh thần lơ mơ… Kíp trực vội cấp cứu nhưng đến 15h20 cùng ngày, bệnh nhân đã tử vong.
Sự việc quá đột ngột khiến người nhà anh Sơn “sốc” nặng. Rất đông người thân đã tập trung tại Bệnh viện yêu cầu giải thích rõ về cái chết đột ngột của anh.
Tại cuộc làm việc với đại diện gia đình bệnh nhân, có sự chứng kiến của Công an huyện Lộc Hà, đại diện Bệnh viện trình bày: Khoảng 5h40 ngày 13/3, anh Sơn nhập viện. Sau khi được tiêm kháng sinh, bù dịch điện giải, bệnh tình của anh diễn biến bình thường.
Tới khoảng 14h ngày 15/3, bệnh nhân đột ngột tụt huyết áp, tinh thần lơ mơ… Kíp trực (gồm một bác sĩ và hai điều dưỡng) đã cấp cứu bằng cách dùng thuốc vận mạch, truyền dịch, đặt nội khí quản bóp bóng nhưng không có kết quả.
Sau hơn một tiếng cấp cứu, khoảng 15h20 cùng ngày, bệnh nhân tử vong. Nguyên nhân do sốc nhiễm trùng, nhiễm độc thức ăn bởi chức năng gan kém (anh Sơn có tiền sử bệnh xơ gan). Bệnh diễn biến quá nhanh, còn các bác sĩ đã tuân thủ đúng phác đồ điều trị.
Lãnh đạo Công an huyện Lộc Hà cho biết, sau khi nhận được tin, đơn vị đã mời đại diện gia đình và phía bệnh viện, yêu cầu để tử thi cho cơ quan điều tra xử lý theo đúng pháp luật, nhưng gia đình từ chối, cho biết không có khiếu kiện gì nữa và chấp nhận nguyên nhân tử vong do bệnh tật, chỉ đề nghị bệnh viện hỗ trợ một phần chi phí mai táng vì hoàn cảnh khó khăn.
Bệnh viện đồng ý hỗ trợ gia đình bệnh nhân 15 triệu đồng. Khoảng 16h cùng ngày, gia đình đã đưa thi thể anh Sơn về nhà.
Sáng 16/3, lễ mai táng được tổ chức. Trong ngôi nhà cấp bốn tồi tàn, rất đông người thân và hàng xóm đến chia buồn. Nỗi đau quá đột ngột, vợ con anh Sơn đều suy sụp tinh thần. “Tai họa đến bất ngờ, gia đình tôi cũng không oán trách điều gì.
Tuy nhiên, chúng tôi chỉ buồn một điều. Hôm sự việc xảy ra, lãnh đạo bệnh viện nói sẽ cử người xuống thắp hương cho anh Sơn, nhưng trong quá trình làm đám tang, không thấy bất cứ một nhân viên nào của bệnh viện đến”, một người thân nạn nhân chia sẻ.
3 năm, 3 anh em trai qua đời
Gia đình anh Sơn có hoàn cảnh đặc biệt. Vợ chồng chỉ có duy nhất một con gái đang học lớp 9. Cuộc sống gia đình phụ thuộc chủ yếu vào nghề đi biển của anh, nhưng hai năm gần đây, anh chỉ ở nhà do sức yếu. Mọi chi phí lại dựa vào việc gấp vàng mã bán của người vợ, cặm cụi tối ngày cũng chưa được 500 ngàn mỗi tháng, không đủ học phí cho con và thuốc thang cho người cha 85 tuổi. Hàng xóm thương vợ chồng anh vẫn thường qua giúp đỡ bó rau, bát gạo.
Gia đình nạn nhân nhiều năm thuộc diện hộ nghèo của xã.
 Gia đình nạn nhân nhiều năm thuộc diện hộ nghèo của xã.
Chị Nguyễn Thị Thanh (42 tuổi, vợ anh Sơn) vẫn chưa hết bàng hoàng sau cái chết đột ngột của chồng. Chị nghẹn ngào: “Ngày 12/3, bố chồng tôi bị sốt nên hai vợ chồng vội đưa ông đến bệnh viện Đa khoa huyện Lộc Hà. Tối hôm đó, chồng tôi bảo không muốn ăn nên chỉ uống một hộp sữa.
Khoảng vài tiếng sau bỗng nhiên anh ấy kêu đau bụng rồi đi ngoài liên tục không cầm được, gia đình vội đưa anh vào Khoa cấp cứu của bệnh viện. Lúc đó anh ấy vẫn tỉnh táo bình thường. Vậy mà không ngờ đến trưa 15/3, bệnh tình chồng tôi chuyển biến xấu. Gia đình định chuyển lên bệnh viện thành phố nhưng không kịp...”.
Một người thân của nạn nhân cho biết: Anh Sơn là con thứ 3 trong sáu anh chị em (3 trai, 3 gái). Hoàn cảnh gia đình rất bi thương. Cách đây hai năm, anh trai thứ hai của anh bị ốm nặng không qua khỏi. Nửa năm sau, người anh đầu đi đánh cá ngoài biển bị tai nạn qua đời. Chưa hết tang hai anh, đến lượt anh Sơn ra đi.
Một người chị dâu của anh khóc than: “Trong vòng 3 năm mà có đến 3 cái tang liên tiếp khiến gia đình chúng tôi kiệt quệ. Sau khi hai anh trai mất, toàn bộ gánh nặng cũng như hi vọng của gia đình đều dồn cả vào Sơn. Không ngờ chú ấy lại ra đi đột ngột như vậy.
Trong nhà bây giờ toàn đàn bà, con gái, biết trông cậy vào đâu. Cũng chính vì đau buồn trước cái chết của hai con trai nên bố chồng tôi mới ngày càng ốm yếu. Giờ ông cụ mà biết chuyện người con trai thứ 3 của mình cũng qua đời, chắc ông không chịu nổi”.
Nhiều năm nay, gia đình anh luôn nằm trong diện hộ nghèo của xã. Ngôi nhà cũ nát xuống cấp trầm trọng, chỉ chực đổ bất cứ lúc nào. Họ hàng, làng xóm thấy gia cảnh anh quá bi đát nên không ai bảo ai đều ít nhiều sang giúp đỡ vợ con làm tang cho chồng.
Một người hàng xóm thương cảm:  “Lúc nghe tin, tôi hết sức sửng sốt bởi mới hôm trước còn thấy anh bảo đưa bố lên bệnh viện khám. Giờ đã nghe tin anh ấy mất. Anh Sơn xưa nay vốn sức yếu, anh vừa bị bệnh gan vừa bị bệnh dạ dày, do hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện chữa trị. Nếu có tiền chữa bệnh, có lẽ anh ấy không đến nỗi mất sớm như vậy”.
Trước đó, cũng tại bệnh viện trên, ngày 8/11/2014, anh Nguyễn Viết Minh (SN 1979, ngụ xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà) đưa vợ mang thai 39 tuần đến chờ sinh. Bác sĩ khám cho biết tình trạng sản phụ và thai nhi bình thường. Nhưng ngày 11/9, bé gái sơ sinh sức khỏe yếu phải chuyển lên tuyến trên, sau đó tử vong. Gia đình cho rằng nguyên nhân do bệnh viện tắc trách. 

Đọc thêm

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.