Uẩn khúc vụ mẹ con sản phụ đột tử tại Hà Tĩnh

Uẩn khúc vụ mẹ con sản phụ đột tử tại Hà Tĩnh
(PLO) - Những ngày qua, việc hai mẹ con sản phụ Vì Thị Trà (SN 1982, ở huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) đang khỏe mạnh nhưng đã tử vong sau khi thăm khám ở 3 bệnh viện địa phương đang gây xôn xao dư luận. Xung quanh cái chết đau lòng trên vẫn còn nhiều uẩn khúc cần được làm sáng tỏ.

Sáng bảo bình thường, chiều đã chết lưu?

Anh Nguyễn Đức Long (SN 1980, ngụ thôn Thượng Thiên, xã Sơn Kim 2, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) vừa tổ chức an táng cho vợ mình là chị Vì Thị Trà (SN 1982) cùng thai nhi 8 tháng tuổi chết lưu.

Vợ chồng anh Long có với nhau một con gái và chuẩn bị đón con thứ hai. Khi chị Trà mang thai tuần thứ 32 thường có triệu chứng tức ngực, khó thở. Sáng 3/10 vừa qua, anh Long chở vợ ra Bệnh viện Đa khoa khu vực cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo để khám, nhập viện và được đưa đến Khoa sản.

Một nữ bác sĩ ở đây đưa cho anh giấy giới thiệu đi gặp bác sĩ Hoàng Việt Hùng ở Khoa chẩn đoán hình ảnh để siêu âm. Sau khi siêu âm xong, bác sĩ Hùng bị cho rằng bảo “Thai nhi khỏe mạnh bình thường”, dặn chị Trà về nhà uống càng nhiều nước càng tốt để khắc phục tình trạng thiếu nước ối. 

Anh Long cho biết: “Khi nghe bác sĩ Hùng thông báo kết quả siêu âm tôi rất yên tâm và cầm kết quả rồi đưa vợ về lại Khoa sản đưa cho bác sĩ Hà Thị Minh Tuyết - Trưởng khoa. Bác sĩ Tuyết cũng kết luận thai nhi bình thường và kê đơn mua 30 viên sắt về uống. Trước khi ra về, tôi còn hỏi bác sĩ Tuyết cần làm gì thêm nữa không? Bác sĩ Tuyết bảo không, nói thai nhi bình thường, chỉ cần uống viên sắt là được…”.

Anh Long cho biết thêm, các bác sĩ còn căn dặn sau một tháng đi khám lại. “Tôi đưa vợ về nhà nằm nghỉ, sau đó đi ra đồi chè để làm cỏ. Đến 17h30 cùng ngày, khi vào đến nhà thì thấy vợ rất yếu nên tức tốc đưa vợ ra Bệnh viện Đa khoa khu vực cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo khám lại.

Sau khi siêu âm xong, bác sĩ Hùng nói với tôi rằng thai nhi bị nhiễm độc nên “chết lưu”?. Đồng thời khuyên tôi nên đưa vợ xuống Bệnh viện Đa khoa huyện Đức Thọ. Trên đường đi sức khỏe vợ tôi yếu dần. Khi đến nơi, một nữ y tá tên Ngọc ra dẫn vào đo huyết áp, siêu âm và cũng nói là thai bị lưu”, anh Long kể.

Mẹ con cùng tử vong

Anh Long bức xúc kể lại: “Khi nhập viện Đa khoa Đức Thọ, tôi có hỏi y tá Ngọc là giờ xử lý như thế nào? Có mổ để cứu tính mạng vợ tôi không? Y tá này trả lời, trường hợp này không cần phải mổ mà cứ để Khoa sản lo. Nghe vậy tôi cũng yên tâm, thế nhưng một lúc sau vợ tôi lại có biểu hiện tức ngực, khó thở ở mức trầm trọng nên tôi đã tìm gặp bác sĩ Nguyễn Minh Đức - Trưởng Khoa sản thì được ông này giải thích rằng đó là do tư tưởng lo lắng và mất ngủ mấy ngày nên vậy và dặn rằng, “sau khi lấy được thai lưu ra về nhà nghỉ ngơi là khỏe lại. Thai cao tuần tuổi nên dễ mất máu nhiều”. Vợ tôi được cho uống 2 viên thuốc bảo là để hạ nhiệt cho dễ ngủ, nhưng uống xong vẫn không ngủ được. Hỏi y tá Ngọc thì không trả lời”.

Sáng hôm sau (4/10), chị Trà được một y tá đo huyết áp và nói hơi thấp. Nghe vậy, anh Long đi tìm bác sĩ Trần Văn Nhân – Phó Giám đốc để trình bày, thì bác sĩ Nhân bảo cứ xuống trước, một lúc ông sẽ xuống. Thế nhưng, đến 9h30 thì ông Nhân mới xuống rồi bảo anh Long đưa vợ vào phòng khám, truyền dịch để kích thích mở tử cung.

Tuy nhiên, sau 3 giờ, thai vẫn không ra được, trong lúc đó chị Trà có triệu chứng liệt tay, chân bên phải nên anh Long hoảng sợ, hét lên. Sau đó, một số y tá, bác sĩ vào tiêm nên chị Trà đỡ hơn. Tiêm xong, bác sĩ Nhân dùng tay đưa vào cổ tử cung kiểm tra rồi bảo rằng thai nhi sắp ra và dặn anh Long đi mua đồ sẵn về đó để khâm liệm cho thai nhi. Nhưng khi anh Long quay về vẫn chưa lấy được thai ra. 

Đến 13h ngày 5/10, thai nhi mới được bác sĩ Nhân và ê kíp lấy ra và được thông báo phải chuyển chị Trà lên bệnh viện tuyến trên để cấp cứu. “Khi bác sĩ Nhân cùng ê kíp lấy thai nhi ra nói là con gái. Lúc này chị gái tôi lâm vào tình trạng nguy kịch, cả gia đình tôi như “chết đứng””, em gái chị Trà nói.

Đến 15h, chị Trà được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh cấp cứu trong tình trạng phải thở bằng ô xy và bơm bóng. Đến nơi, chị Trà được đưa thẳng vào phòng cấp cứu rồi đưa lên phòng mổ. 15 phút sau, anh Long được các bác sĩ ở đây thông báo là tình trạng của chị Trà rất xấu nên cần phải theo dõi. Trong tử cung của chị Trà có một mảnh xương dài 8cm và rộng 2,5cm.

Anh Long đau đớn: “Các bác sĩ bảo không biết đó là xương của mẹ hay xương của thai nhi. Tôi nghi ngờ đó là xương chậu của vợ bị các bác sĩ ở Bệnh viện Đa khoa Đức Thọ làm gãy trong lúc cố lấy thai nhi ra, bởi quá trình khâm liệm cháu vẫn bình thường”. 

Đến 20h, các bác sĩ thông báo ca mổ thành công, rồi đưa chị Trà đến Khoa hồi sức tích cực. “Tôi được một bác sĩ nam thông báo, tình trạng của vợ tôi rất xấu và cần phải lọc máu, nếu không sẽ tử vong và có lọc thì rủi ro vẫn cao. Để cứu vợ, tôi đồng ý ngay. Tuy nhiên, đến 21h30 thì các bác sĩ gọi thông báo rằng, vợ tôi đã tử vong và đề nghị gia đình đưa về nhà an táng”, anh Long kể.

Bệnh viện có làm hết trách nhiệm?

Trao đổi về sự việc, bác sĩ Trần Văn Nhân - Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đức Thọ, người trực tiếp thăm khám và thực hiện lấy thai lưu cho chị Trà, cho rằng: “Đối với trường hợp thai lưu không bao giờ ai mổ cả… Về phần chuyển lên viện tuyến trên là do liệt tay chân phải. Quá trình lấy thai nhi ra, do thai mới chết lưu còn chưa bong da. Khi sử dụng kẹp gắp thai cũng không bị trầy xước gì và còn nguyên vẹn”.  

Khi chuyển lời thắc mắc của gia đình tại sao lại có một mảnh xương ở trong cổ tử cung của chị Trà được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh phát hiện, ông Nhân cho rằng: “Làm gì có, xương chậu ai làm gì mà bong ra”.  

Bác sĩ Hoàng Việt Hùng, người trực tiếp siêu âm cho chị Trà giải thích: “Trong buổi sáng khi siêu âm cho chị Trà thì tôi thấy mọi chỉ số rất bình thường. Tuy nhiên, đến buổi chiều, khi chị này được đưa đến trong tình trạng rất yếu, qua siêu âm thì tim thai âm tính. Thai mới lưu rất gần, bởi nếu lưu lâu thì đã bị bong da đầu. Tôi thấy quá áy náy, trong khi chuyển viện, tôi còn bảo anh Long đưa chị Trà về phòng khám riêng của mình để siêu âm lại lần nữa với hy vọng kết quả ở bệnh viện là sai nhưng đều thất vọng. Việc thai nhi chết lưu rất khó tiên lượng…”.

Còn bác sĩ Hoàng Quang Trung - Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh, cho biết: “Bệnh nhân Trà nhập viện vào lúc 20h 5/10. Sau khi nhập viện, bệnh nhân được đưa vào phòng cấp cứu. Quá trình thăm khám cấp cứu các bác sĩ phát hiện một mẩu xương trong cổ tử cung. Nguyên nhân tử vong là do suy hô hấp, trụy tim mạch, hôn mê…”. 

Tin cùng chuyên mục

Bệnh nhân bị viêm phổi đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Thanh Thanh

Hàng loạt ca viêm phổi nặng nhập viện cấp cứu

(PLVN) - Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho gần 20 bệnh nhân viêm phổi, trong đó có những ca bệnh nặng phải thở máy và lọc máu liên tục. Các ca bệnh viêm phổi được ghi nhận ở nhiều độ tuổi khác nhau, từ người già, người có bệnh nền đến những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch và trẻ em.

Đọc thêm

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa
(PLVN) - Trong 3 tháng đầu tiên, Trung tâm Giảm cân BVĐK Tâm Anh đã đón tiếp hơn 1.000 khách hàng, trong đó nhiều nam giới đã không còn “bụng bia” nhờ giảm cân chuẩn y khoa quốc tế.

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.