Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Đắk Lắk tắc trách, bé sơ sinh mất mạng?

Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Đắk Lắk tắc trách, bé sơ sinh mất mạng?
(PLO) -Người nhà sản phụ tố rằng, phía bệnh viện tỉnh Đắk Lắk đã chậm trễ, không chịu mổ theo yêu cầu khiến cháu bé mới sinh ra đã gặp nhiều biến chứng... Dù các bác sĩ tại bệnh viện Nhi Đồng 2 đã cố gắng hết sức nhưng đứa trẻ đã không qua khỏi cơn nguy kịch.  

Cũng theo người nhà bệnh nhân, khi thấy đứa trẻ kiệt sức, người nhà yêu cầu cho chuyển lên tuyến trên thì các bác sĩ trong kíp trực liên tục gây khó dễ. Cho đến khi gọi vào đường dây nóng của bệnh viện để yêu cầu, cháu bé mới được đưa xuống TP HCM chữa trị. 

Bệnh viện tắc trách?

Theo trình bày của người thân, vào khoảng 20h ngày 18/8, chị Nguyễn Thị Gấm (SN 1988, ngụ TDP 10, thị trấn Ea Đrăng, huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk) có dấu hiệu trở dạ nên gia đình đã đưa sản phụ này đến bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk để chờ sinh. 

Tại bệnh viện, chị Gấm được đưa đi siêu âm, xét nghiệm theo yêu cầu của các bác sĩ và được biết tình trạng thai nhi bình thường, cháu bé trong bụng mẹ nặng 3,9kg. Sau đó, chị Gấm tiếp tục lên cơn đau bụng dữ dội nên được đưa vào phòng chờ sinh. Dù vậy, sau vài lần thăm khám, bác sĩ vẫn trả lời rằng, tử cung sản phụ mới mở 3 phân nên yêu cầu người nhà dìu ra ngoài tiếp tục theo dõi. 

Khi quá đau, không chịu được, chị Gấm van xin các bác sĩ cho mình được mổ. Tuy nhiên, các nhân viên y tế trong kíp trực trả lời rằng, phải theo dõi để chờ sinh thường, khi nào không tự sinh được thì mới mổ. 

Đến 7h ngày 19/8, thấy chị Gấm đã kiệt sức, gia đình lại vội vã tìm các bác sĩ, yêu cầu cho sản phụ này được sinh mổ. Dù vậy, mãi tới 9h cùng ngày, chị Gấm mới được đưa vào phòng mổ. Người nhà tiếp tục tố rằng, tại đây, sản phụ này vẫn phải  nằm chờ vì lý do “bác sĩ trưởng khoa hiện không có mặt trong bệnh viện nên không ai ký giấy mổ”.

Mãi đến 11h30 hôm đó, bé gái sơ sinh nặng 4,5 kg mới được các bác sĩ mổ, đưa ra khỏi bụng mẹ trong tình trạng tím tái, suy hô hấp, phải đưa vào phòng hồi sức sơ sinh cấp cứu, bóp bóng hỗ trợ thở. 

Nhận thấy sức khỏe cháu nhỏ rất yếu, phía gia đình đã yêu cầu chuyển cháu lên bệnh viện Nhi Đồng 2 TP HCM nhưng không được sự đồng ý của các bác sĩ trực.

Sau một hồi nài nỉ, thắc mắc, kíp trực tại bệnh viện tỉnh Đắk Lắk bị tố đã trả lời rằng, nếu muốn chuyển viện thì phải tự thuê xe có máy thở. Thế nhưng, khi gia đình tự liên hệ và thuê được xe như yêu cầu thì phía các nhân viên y tế lại trả lời: “Có thuê được cũng không cho xe vào bệnh viện”.

Đến trưa 20/8, gia đình thấy cháu bé có dấu hiệu co giật, sốt cao, dịch trào lên mũi, lên miệng nên vội cầu cứu bác sĩ. Dù vậy, kíp trực vẫn trả lời rất dửng dưng rằng: “Chúng tôi đã làm hết sức nhưng cháu không hạ nhiệt”. Hơn thế, các bác sĩ còn bảo phía gia đình nên chuẩn bị tinh thần vì cháu nhỏ bị suy gan, suy thận và bị một số biến chứng khác do “quá to”. 

Không thể chần chừ thêm, phía gia đình tiếp tục hối thúc các bác sĩ cho chuyển cháu nhỏ xuống TP HCM điều trị nhưng vẫn gặp khó khăn. Chỉ đến khi gia đình gọi điện vào đường dây nóng của bệnh viện thì mới được phía bệnh viện cho chuyển lên tuyến trên. 

Rạng sáng 21/8, bệnh viện Nhi Đồng 2 TP HCM tiếp nhận cháu nhỏ trong tình trạng hôn mê. Sáng 23/08, cháu có biểu hiện xuất huyết mũi, miệng. Dù các bác sĩ đã cố gắng hết sức để cứu chữa nhưng đến chiều cùng ngày cháu bé đã tử vong.

Theo kết luận của bệnh viện Nhi Đồng 2, nguyên nhân cháu bé tử vong là do: “Viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết, bệnh não thiếu oxy thiếu máu cục bộ, tổn thương đa cơ quan”.

Phản hồi của đơn vị bị tố cáo

Sau cái chết của con, chị Gấm suy sụp hẳn và hiện đang ở nhà cùng với cha mẹ tại huyện Ea H’leo. Những người thân của sản phụ này đã làm đơn gửi đến các cơ quan chức năng, đồng thời đăng những dòng trạng thái hết sức đau buồn lên trang facebook cá nhân, mong mỏi nhận được sự quan tâm của các cơ quan có thẩm quyền sớm làm sáng tỏ vụ việc và xử lý trách nhiệm của những bác sĩ  trong kíp trực tại bệnh viện tỉnh Đắk Lắk.

Theo người nhà sản phụ Gấm, việc cháu bé tử vong có hai nguyên nhân, thứ nhất là do các bác sĩ chậm ký mổ, thứ hai là chậm chuyển viện. Họ cũng cho rằng, các bác sĩ tại bệnh viện tỉnh Đắk Lắk nói dối rằng, bệnh viện Nhi Đồng 2 không tiếp nhận vì hết máy thở là rất vô lý. Bên cạnh đó, lý do cháu bé quá to, không được mổ kịp thời và xảy ra nhiều biến chứng là không đúng.

Tuy nhiên, theo bác sĩ Lê Ka Thủy, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk, vào thời điểm chuyển viện, cháu bé vẫn còn sống. Phía bệnh viện cũng mới nhận được thông tin cháu bé tử vong qua đường dây nóng của Bộ Y tế và đang tiến hành thành lập hội đồng kiểm tra, xem xét lại toàn bộ quá trình cũng như hồ sơ bệnh án. 

Liên quan đến vụ việc trên, bác sĩ Đoàn Sỹ Hoàng, Trưởng khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk trao đổi rằng, sau khi nhập viện, sản phụ Gấm được đưa đi khám, siêu âm, kết quả cho biết, thai nhi bình thường.

Nhận thấy thai nhi lớn, phía bệnh viện đã chỉ định cho sản phụ này sinh mổ. Nói về nguyên nhân tử vong của cháu bé, bác sĩ Hoàng cho biết, phía bệnh viện tỉnh Đắk Lắk chưa thể kết luận được vì cháu tử vong ở bệnh viện Nhi Đồng 2. 

Bác sĩ Hoàng thông tin: “Việc mổ cấp cứu là do bác sĩ trưởng ca mổ ký quyết định chứ không nhất thiết phải là lãnh đạo khoa. Bởi vậy, người nhà nói không có chữ ký của tôi mà không được mổ là sai. Hơn thế, không có trưởng khoa thì phó khoa ký, khi sản phụ có yêu cầu mổ thì chúng tôi cũng sẵn sàng ký mổ”. 

Sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh của người nhà sản phụ, Bộ Y tế, lãnh đạo Sở Y tế Đắk Lắk đã chỉ đạo, yêu cầu phía bệnh viện tỉnh Đắk Lắk thành lập Hội đồng y khoa, tiến hành làm rõ các nội dung liên quan để trả lời cho những người liên quan được biết.

Đọc thêm

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.

Suy hô hấp cấp vì mắc sởi

Sau 4 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo, giảm sốt, mức độ tiêu chảy giảm nhiều. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam, 56 tuổi ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh nhập viện trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.

Quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh

TP Cần Thơ đẩy mạnh quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh trên địa bàn. (Nguồn: Sở GD&ĐT TP Cần Thơ)
(PLVN) -  Việc hầu hết các em học sinh (HS) khi gặp vấn đề tâm lý không biết phải gặp ai, làm gì để giúp các em vượt qua là phản ánh rõ nét cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khoảng trống.

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.