Tuổi nhỏ làm việc nhỏ để phòng chống dịch

Tác phẩm thiêu nhi chung tay phòng, chống đại dịch COVID-19
Tác phẩm thiêu nhi chung tay phòng, chống đại dịch COVID-19
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Nhớ lời dạy của Bác Hồ “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”, nhiều trẻ em trong cả nước đã ủng hộ vật chất, tinh thần đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào công tác phòng, chống dịch... Những hành động đẹp ấy đã minh chứng cho tinh thần cả nước đồng lòng chống dịch không phân biệt tuổi tác.

Thiện nguyện đến từ trái tim

Họa sĩ nhí Xèo Chu (Phó Vạn An) là cái tên không mấy xa lạ với người yêu hội họa trong và ngoài nước. Cậu bé nổi tiếng với những bức tranh bán trừu tượng, tái hiện lại những khoảnh khắc giản dị mà cậu cảm nhận được trong cuộc sống thường ngày. Tuy mới 14 tuổi nhưng Xèo Chu đã có 10 năm vẽ tranh, với hơn 300 tác phẩm được triển lãm tại Việt Nam và nước ngoài.

Mới đây, Xèo Chu và các thành viên trong gia đình đã tổ chức buổi triển lãm tranh trực tuyến kết hợp giữa hội họa và công nghệ robot điều khiển từ xa để tham quan phòng tranh tại nhà. Tại buổi triển lãm tranh online, Xèo Chu đã giới thiệu 20 bức tranh gồm 3 series về hoa, mảnh đất Mù Cang Chải và hoàng hôn bên bờ biển mà cậu đã vẽ lại khi đi du lịch cùng gia đình.

Toàn bộ số tiền bán tranh đấu giá gần 3 tỷ đồng đã được Xèo Chu ủng hộ cho công tác phòng chống dịch COVID-19 thông qua Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM. Qua hoạt động này, “họa sĩ nhí” hi vọng chút sức nhỏ bé của mình sẽ tiếp thêm nguồn động lực cho các y bác sĩ nơi tuyến đầu chống dịch tiếp tục cố gắng.

“Em rất vui khi được giúp đỡ mọi người bằng chính đam mê của mình. Tất cả tiền bán tranh em đều dành làm từ thiện để giúp được nhiều mảnh đời kém may mắn vơi bớt khó khăn. Hiện nay, dịch bệnh tại Việt Nam vẫn còn rất nguy hiểm. Qua hoạt động này em muốn gửi lời chúc sức khỏe và bình an đến mọi người, đặc biệt là đội ngũ tuyến đầu chống dịch”, Xèo Chu phấn khởi nói.

Nhiều người không khỏi trân trọng hành động đáng quý của cô học trò tên Nguyễn Ngọc Minh ở xã Đông La, Hoài Đức hiện đang là học sinh lớp 5G3, Trường tiểu học Marie Curie II, Hà Đông, Hà Nội. Ngọc Minh đã đập lợn đất tiết kiệm trong suốt 3 năm với số tiền hơn 30 triệu đồng để ủng hộ toàn bộ cho Quỹ vắc xin phòng, chống COVID-19.

“Lúc làm việc đó em cũng chỉ suy nghĩ là mong muốn góp một phần nhỏ sức lực của mình cho công cuộc chống dịch của đất nước. Nếu sau này có một sự kiện gì có mức độ ảnh hưởng tương tự như dịch bệnh Covid và em có thể dành dụm được một khoản tiền tiết kiệm nữa em vẫn sẽ tiếp tục ủng hộ” – Ngọc Minh quả quyết.

Lương Vân Quỳnh sinh ra và lớn lên ở xóm Sơn Cẩm, xã Sơn Cẩm (TP Thái Nguyên). Là một cô bé giàu tình cảm, từ bé, Quỳnh đã biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Khi dịch COVID-19 bùng phát, sau thời gian học tập, Quỳnh thường dành thời gian xem tin tức và rất xúc động trước hình ảnh những y, bác sĩ kiệt sức, ngất đi khi thực hiện nhiệm vụ; các cô, chú đứng làm việc tại các chốt chống dịch ngoài trời khi nhiệt độ lên tới gần 40 độ C...

Nữ sinh Lương Vân Quỳnh.

Nữ sinh Lương Vân Quỳnh.

Quỳnh nói: Em nhớ lời dạy của Bác Hồ “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình” và mong muốn đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào công tác phòng, chống dịch. Em đã tâm sự điều này với bố và bố em đã kết nối với Ủy ban MTTQ tỉnh.

10,2 triệu đồng trong con lợn đất là số tiền không hề nhỏ đối với một cô bé còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Số tiền đó, Quỳnh tích cóp tiền để mua sắm đồ dùng cá nhân và quyết tâm không tùy tiện đập lợn. Nhưng sau đó, Quỳnh tạm gác những việc cá nhân chưa thực sự cần thiết, thời điểm này cả nước đang cần mỗi người dân chung tay ủng hộ cho Quỹ vắc xin phòng, chống COVID-19. Việc cá nhân để sau này thực hiện cũng chưa muộn.

Không may mắn khi sớm mất đi người cha thân yêu, nhưng em Đỗ Quốc Hưng học sinh Lớp 5A2, Trường TH và THCS Trần Quốc Toản, thành phố Bắc Ninh, luôn nỗ lực cố gắng trong học tập và tu dưỡng. Mới đây, em đã tình nguyện đóng góp hơn 22 triệu đồng là toàn bộ số tiền mà em đã tiết kiệm trong 3 năm để ủng hộ Quỹ Vắc xin phòng, chống COVID-19 của tỉnh Bắc Ninh. Đây là số tiền mà Hưng đã chắt chiu dành dụm trong 3 năm qua. Đó là tiền mừng tuổi, tiền ăn sáng, tiền tham gia trợ giảng tại trung tâm tiếng Anh...

Học sinh Đỗ Quốc Hưng.

Học sinh Đỗ Quốc Hưng.

Cùng mẹ mang chú lợn đất với toàn bộ số tiền tiết kiệm của mình đến Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bắc Ninh để ủng hộ, em Đỗ Quốc Hưng chia sẻ: “Em cảm thấy rất vui khi được ủng hộ số tiền này để đóng góp mua vắc xin cho mọi người. Em mong muốn dịch bệnh sớm bị đẩy lùi để cuộc sống trên quê hương em được trở lại bình thường; và em lại được đến trường cùng thầy cô và các bạn”.

Mong sớm tan dịch bệnh

Các em thiếu nhi tham gia cuộc thi vẽ tranh “Ngày hội sắc màu” năm 2021 trực truyến với chủ đề “Vững tin Việt Nam” do Hội đồng Đội Trung ương và một số đơn vị tổ chức đã đóng góp ủng hộ đợt 1 số tiền 110 triệu đồng vào Quỹ vắc-xin phòng, chống COVID-19 của Chính phủ. Mỗi bức tranh các em gửi dự thi tương ứng với 2.000 đồng được góp vào Quỹ vắc-xin.

Ban tổ chức đã nhận hơn 70.000 tác phẩm dự thi từ các em nhỏ ở khắp 63 tỉnh, thành. Với ý thức nhân văn sâu sắc, cuộc thi đã nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ với hàng ngàn tác phẩm độc đáo mỗi tuần. Không chỉ tăng cao về số lượng, chất lượng tranh tham dự cuộc thi năm nay cũng cho thấy sự sáng tạo không giới hạn, niềm cảm hứng và tinh thần ủng hộ nhiệt tình của thiếu nhi cả nước cho cuộc chiến chống dại dịch.

Nhiều em đã gửi không chỉ một mà rất nhiều tranh tham dự cuộc thi với hi vọng đóng góp nhiều hơn vào quỹ vắc-xin. Mỗi bức tranh đều được đầu tư về chất lượng, thể hiện thông điệp chống dịch quyết liệt, cổ động tinh thần chiến đấu chống COVID-19 của toàn xã hội và đặc biệt là sự sẻ chia, đồng cảm, tri ân lực lượng đang làm nhiệm vụ chống dịch nơi tuyến đầu.

Em Nguyễn Thế Vinh - học sinh lớp 6 (Tiền Giang) với 5 tác phẩm gửi về chương trình đã bày tỏ: “Tham dự cuộc thi, em vừa được vẽ tranh đúng với sở thích của mình, vừa được làm một việc ý nghĩa là đóng góp cho quỹ vắc-xin. Vì vậy, em cố gắng vẽ thật nhiều để cổ vũ tinh thần chống dịch trên cả nước”.

Hàng trăm học sinh hào hứng tham gia cuộc thi “Tuyên truyền viên “Chung tay phòng chống đại dịch COVID-19” do trường Thực hành sư phạm Đại học Vinh (Nghệ An) tổ chức. Với 3 hình thức chủ yếu là vẽ tranh, thuyết trình bằng tiếng Anh và làm thơ, văn, các em đã gửi hàng trăm tác phẩm. Những tác phẩm này sau đó được chia sẻ trên fanpage của trường. Ngoài điểm của ban tổ chức, điểm thi còn được cộng từ lượt thích, chia sẻ của cộng đồng mạng.

Nhiều học sinh từ lớp 1-5 đã tham gia, các em đều hướng về cộng đồng khi lên tiếng cùng nhau phòng chống virus corona; cảnh báo mọi người không tụ tập, nhớ đeo khẩu trang y tế khi ra ngoài và rửa tay thường xuyên, chia sẻ số hotline để gọi trong trường hợp khẩn cấp... Đặc biệt, ở phần thi thuyết trình bằng tiếng Anh, video của Trần Lê Khánh Chi, học sinh lớp 5A thu hút hơn 1,6 nghìn lượt chia sẻ. Trong video, Chi mặc áo blouse trắng với rất nhiều nguyên liệu để hướng dẫn mọi người cách làm nước rửa tay khô.

Không thua kém các anh chị lớp trên, video thuyết trình về dịch bệnh COVID-19 của Lê Khánh Tâm, học sinh lớp 1D cũng thu hút hơn 2 nghìn lượt xem và hơn 1,1 nghìn lượt chia sẻ. Dù mới lớp 1, Tâm đã nói tiếng Anh khá trôi chảy về những diễn biến của COVID-19 cũng như cách phòng bệnh.

Hành động của các em, tấm lòng của các em đã thể hiện tình cảm và trách nhiệm của một công dân nhỏ đối với quê hương và cộng đồng trong những ngày cả đất nước đang căng mình trong cuộc chiến chống COVID-19. Các em đã góp phần giúp cuộc chiến chống COVID-19 sớm đi đến thắng lợi.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.