Tục cưới oái oăm, cô dâu chú rể dài cổ chờ ngày “động phòng”

Tục cưới oái oăm, cô dâu chú rể dài cổ chờ ngày “động phòng”
(PLO) - Ở làng Suối Mây (thị trấn Vân Canh, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định) có một tập tục rất lạ: Sau đám cưới, đến ngày thứ tư, cô dâu và chú rể mới được “động phòng hoa chúc”.
Lễ cưới độc đáo 
Người Chăm H'Roi là một nhánh của dân tộc Chăm, sống tập trung chủ yếu ở các tỉnh Phú Yên, Bình Định có nhiều phong tục độc đáo, trong đó có tục cưới. Người Chăm H'Roi theo chế độ mẫu hệ. 
Vì thế, người con gái được phép “bắt chồng”, gọi đây là nghi thức cúng Pơ Sốp (cúng cưới). Nghi thức này được xem là nghi thức quan trọng nhất trong lễ cưới của người Chăm H'Roi. 
Trước khi cưới, thanh niên nhà trai tổ chức giấu chú rể ở một nhà nào đó trong vùng để thanh niên nhà gái đi tìm. “Nhờ có “thần linh” mách nước chỉ đường”, nhà gái tìm được chú rể, người em vợ cầm tay dắt anh rể lên nhà sàn làm lễ Pơ Sốp. 
Nghi thức này do những người mai mối nhà trai đảm nhiệm. Sau đó, bên nhà trai phải dẫn đủ chín người, còn nhà gái thì dẫn đủ bảy người đến nhà sàn. Khi đoàn nhà gái tới, nhà trai phải đứng chờ sẵn với những cồng chiêng, múa xoang dưới sân để chúc mừng lễ cưới. Các cô gái của nhà trai sẽ phải mời rượu nhà gái cho tới khi khách không uống nữa mới thôi. 
Cụ Rơ H’Ro.
 Cụ Rơ H’Ro.
Cụ Rơ H’Ro (80 tuổi), một người am hiểu về tục cưới Pơ Sốp, cho biết: “Lúc này, cô dâu và chú rể ngồi bên nhau, có một ông No (người mai mối - NV) ngồi giữa ngăn cách, một ông No khác của nhà trai đến cầm tay hai vợ chồng áp vào nhau, tròng vào tay cô dâu chiếc vòng sính lễ cầu hôn của chú rể và mang vào tay chú rể chiếc vòng đáp lễ ưng thuận của cô dâu”.
Theo cụ Rơ H’Ro, sau khi cha mẹ nhà gái sang nhà trai thì gia đình nhà trai sẽ tiến hành các nghi lễ cúng mừng báo cho ông bà, thần linh là “con về nhà vợ”, mừng cô dâu sang đón chồng. 
Cụ Rơ H’Ro nói tiếp: “Sau đó, cô gái sẽ nhờ người thân mang theo vòng đeo tay đến nhà chàng trai dạm hỏi. Nếu nhà trai đồng ý sẽ tiến hành nghi lễ cưới. Đặc biệt, trong mối giao tình, gia đình nhà trai nói chuyện thâm tình gửi gắm con cháu của họ cho nhà gái, nhờ nhà gái chăm sóc”.
Sau lễ cưới, thanh niên nam nữ hai họ trai gái đánh trống, cồng chiêng vui chơi  thâu đêm. Cô dâu và chú rể cũng phải thức để tiếp chuyện mọi người. Cho đến sáng hôm sau, hai họ và con cháu vẫn uống rượu ca hát vui vẻ suốt cả ngày. 
Đến khoảng chiều tối, họ nhà gái mới chào họ nhà trai để về. 
Hồi hộp chờ ngày “động phòng”
Một điều thú vị của tục cưới của dân tộc Chăm H’Roi, đó là cô dâu và chú rể sẽ không được “động phòng hoa chúc” ngay trong đêm tân hôn. Trước khi đón chú rể về, nhà gái phải làm lễ khấn thần linh, khấn tổ tiên và bưng khay trầu rượu đi ra cổng, đến nơi hẹn ở giữa đường để đón chú rể. Nếu không có lễ này, chú rể sẽ bị xem là “đi không ai đón, về không ai mời”.
Sau đó, cả cô dâu và chú rể sẽ trải qua những nghi thức bắt buộc xem như một lời chúc tốt đẹp cho đôi vợ chồng trẻ. Đến khi khách lần lượt ra về, cả cô dâu và chú rể vẫn phải thực hiện một số nghi thức khác. 
Lúc này, sẽ có một mâm cơm dọn lên để vợ chồng mới dùng. Họ chỉ được ngồi trò chuyện, ăn uống cùng nhau. Xung quanh đó, các mâm lễ vật, chiếu ngồi và lá bùa yểm dưới gối cũng phải được nằm nguyên ở vị trí cũ. 
Tiệc ăn uống trong một đám cưới của người Chăm H’Roi.
 Tiệc ăn uống trong một đám cưới của người Chăm H’Roi.
Những người thân trong nhà sẽ vào tặng quà cho cô dâu, chú rể. Trong ngày cưới, họ nhà trai không phải trao quà cho nhà gái. Khi nhận quà, cô dâu, chú rể sẽ rót rượu mừng đáp lễ. 
Cụ Rơ H’Ro cho biết: “Đến khi mọi người về hết, cô dâu chú rể trở lại phòng và thực hiện nghi lễ cuối cùng của người Chăm H'Roi trước khi chính thức làm vợ chồng. 
Mọi vật trong phòng giữ nguyên, cô dâu và chú rể phải ngồi đúng vị trí cũ của mình. Trước đó, do đã được dặn dò, nên họ biết phải làm gì và không được làm gì. 
Thế nên họ chỉ nằm bên nhau mà không được đi quá giới hạn. Cứ như thế, sau 3 ngày họ mới chính thức trở thành vợ chồng”.
Theo những người Chăm H'Roi lớn tuổi, sở dĩ có phong tục này là bởi ngày xưa, cha mẹ là người quyết định hôn nhân. Nhiều cặp đôi thậm chí chưa từng nói chuyện, quen biết nhau nên còn e dè, ngại ngùng cho nên thời gian ấy để họ quen biết và thân mật với nhau hơn. 
Tuy nhiên, một số ý kiến khác cũng cho biết phải nghỉ ngơi 3 ngày để giữ gìn sức khỏe, bởi lẽ, nhiều nghi thức khiến cô dâu chú rể mệt mỏi, khoảng thời gian nghỉ ngơi này giúp họ thư thái tận hưởng đêm tân hôn.
Cụ Rơ H’Ro cho biết: “Đến ngày thứ tư, sau khi vượt qua hết các quy định, cô dâu chú rể sẽ được người mai mối đến làm lễ động phòng. Lễ này cũng khá đặc biệt, mâm lễ gồm có 4 miếng trầu têm, 4 ly rượu. 
Sau khi khấn vái xong, người mai mối sẽ gỡ tất cả các bùa phép đã yểm trước đó. Những lá bùa từ gối, tóc cô dâu, vách tường được nhẹ nhàng lấy xuống. Sau đó, ông trải chiếu cho đúng chiều rồi mọi người uống ly rượu mừng cho cô dâu chú rể. 
Trước khi ra về, người mai mối sẽ dặn dò đôi vợ chồng mới những kiến thức trước khi động phòng, họ cũng không quên dặn những cách khắc phục sự cố để hai vợ chồng thêm phần trọn vẹn trong ngày cưới”.   
Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Xuân Nhân (ngụ tỉnh Bình Định), nhận xét: “Trước đây, phong tục cưới của đồng bào dân tộc Chăm H’Roi có một vài nghi lễ cầu kỳ, quy định khắt khe. Tuy nhiên, qua thời gian đã được “gạn đục khơi trong” để phù hợp với đời sống hiện đại. 
Phong tục cưới ở đây vừa nghiêm trang, linh thiêng vừa nhân văn, thể hiện quyền tự do yêu đương, tự quyết hôn nhân của đôi lứa hòa hợp trong vai trò của cha mẹ, cộng đồng”.
Với những nghi thức thiêng liêng, độc đáo, giá trị cộng đồng vượt ra ngoài phạm vi gia đình, không khí vui tươi mang bản sắc văn hóa, đám cưới của đồng bào thiểu số Chăm H’Roi mang dáng dấp như một lễ hội “mini”, lễ hội của tình yêu, hạnh phúc./.

Tin cùng chuyên mục

Phim khai thác đề tài tâm lý tội phạm. (Ảnh: BTC)

'Gương mặt vặn vẹo' - đối mặt nhiều vụ án ly kỳ, hóc búa

(PLVN) - Bộ phim xoay quanh hành trình điều tra và truy bắt tội phạm gian nan của “Đội 7”, đối mặt nhiều vụ án ly kỳ, hóc búa. Hình ảnh nhân vật phản diện được xây dựng từ những ám ảnh thời thơ ấu, tổn thương tâm lý cho đến những biến cố không thể lường trước trong cuộc sống. Chính những điều này đã biến họ từ con người bình thường thành những kẻ tội phạm đáng sợ, nhưng cũng khiến người xem ít nhiều hiểu và đồng cảm.

Đọc thêm

Hạn chế hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá để bảo vệ giới trẻ

Cảnh hút thuốc trong phim "Tháng năm rực rỡ", phim được dán nhãn cấm khán giả dưới 16 tuổi.
(PLVN) - Các diễn viên, ca sỹ sử dụng việc hút thuốc lá như một cách thể hiện tính cách nhân vật hoặc thể hiện tâm trạng trong quá trình biểu diễn. Chuyên gia cho rằng điều này ảnh hưởng rất lớn đến hành vi, lối sống của giới trẻ, do đó Thông tư 14/2024 được ban hành là kịp thời, góp phần thiết thực bảo vệ thể chất và tinh thần thế hệ tương lai của đất nước.

Hiện thực hóa giấc mơ nhạc kịch “made in Việt Nam”

Vở nhạc kịch Tấm Cám. (Ảnh: Khắc Duy)
(PLVN) - Sau nhiều năm vắng bóng tại Việt Nam, hàng loạt chương trình nhạc kịch đặc sắc mang đậm văn hóa Việt được đầu tư công phu với những tâm huyết của các nghệ sĩ nhằm thu hút khán giả yêu nghệ thuật và thực hiện hóa giấc mơ nhạc kịch Việt Nam vươn ra thế giới.

“Anh trai say hi” “Anh trai vượt ngàn chông gai” cùng dắt tay vào vòng bầu chọn Giải Mai Vàng 2024

“Anh trai say hi” đang là ứng cử viên của Giải Mai Vàng 2024 hạng mục Chương trình trên nề tảng số - truyền hình
(PLVN) -  Hội đồng Nghệ thuật Giải Mai Vàng đã chính thức công bố kết quả đề cử Giải Mai Vàng lần thứ 30. Sau hơn hai tháng tiếp nhận đề cử từ bạn đọc, từ 15/9 đến hết ngày 25/11/2024, cuộc họp của Hội đồng Nghệ thuật đã hoàn tất việc lựa chọn những ứng viên xuất sắc trong 14 hạng mục của Giải Mai Vàng năm nay.

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G
(PLVN) -  Toàn bộ phần sân khấu “đóng băng” 8WONDER Winter đã hoàn thiện những khâu setup cuối cùng để sẵn sàng chào đón ban nhạc hàng đầu thế giới Imagine Dragons và dàn Vpop Việt đình đám trước hàng chục ngàn khán giả Sài Thành. Ban nhạc hàng đầu thế giới dự kiến sẽ đến TP.HCM chiều hôm nay để sẵn sàng cho siêu nhạc hội tại đại đô thị Vinhomes Grand Park.

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Tượng Bà Chúa Xứ được đặt ở chánh điện.
(PLVN) - Ngày 4/12/2024, tại thủ đô Asunción, Paraguay, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 19 Uỷ ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam chính thức được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Có gì ở 'Lật mặt 8' của Lý Hải?

Có gì ở 'Lật mặt 8' của Lý Hải?
(PLVN) - Chiều 4/12, tại TP HCM, Lý Hải công bố dự án và dàn diễn viên đóng “Lật mặt 8: Vòng tay nắng”. Trong đó, TikToker nổi tiếng Lê Tuấn Khang được quan tâm khi đảm nhận một vai trong phim.

'Thối não' là từ nổi bật nhất năm 2024

"Brain rot" (tạm dịch: thối não) được Từ điển Oxford công bố là từ của năm 2024. Ảnh: Oxford University Press.
(PLVN) - "Brain rot" (tạm dịch: thối não) được Từ điển Oxford công bố là từ của năm 2024. Từ dùng để bày tỏ lo ngại về việc tiêu thụ quá nhiều nội dung trên mạng xã hội có thể làm sa sút trí tuệ, tinh thần.

'Giấc mơ Chí Phèo' - đậm màu sắc nhạc kịch Việt

Chất liệu văn học Việt Nam đi vào các tác phẩm sáng tạo. (Ảnh trong vở kịch Giấc mơ Chí Phèo)
(PLVN) - "Giấc mơ Chí Phèo” là vở nhạc kịch mang đậm màu sắc nhạc kịch theo phong cách hiện đại (broadway) quốc tế. Lần đầu tiên một vở kịch broadway cảm tác từ văn học nước nhà được vang lên làm thỏa mãn những khao khát của người Việt về giấc mơ broadway “musical made in Vietnam".