Về phía địa phương có ông Phạm Văn Thọ, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo CCTP tỉnh.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Phạm Văn Thọ cho biết, cùng với việc quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách tư pháp luôn được Tỉnh ủy, UBND tỉnh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo.
Đối với ngành ngành Thi hành án dân sự, Thái Nguyên là địa phương có số việc và tiền phải thi hành lớn trong khu vực miền núi phía Bắc, năm 2020 mặc dù chịu tác động của đại dịch Covid-19, số việc tuy không tăng nhưng số tiền phải thụ lý, giải quyết tăng 350 tỷ đồng so với năm 2019. Nhiều vụ việc liên quan dến kinh doanh thương mại, tín dụng ngân hàng, tranh chấp dân sự với giá trị phải thí hành lớn phát sinh nhưng kết quả công tác năm 2020 cao hơn năm 2019 và vượt chỉ tiêu Ngành giao (thi hành xong 8.000 việc với số tiền thu được gần 136 tỷ đồng, đạt tỉ lệ 87,29% về việc, 52,37% về tiền, vượt 7,29% về việc và 12% về tiền so với chỉ tiêu được giao).
Nhiều vụ việc khó khăn, phức tạp các cơ quan thi hành án dân sự đã chủ động, kịp thời xin ý kiến Ban Chỉ đạo Thi hành án dân sự để giải quyết dứt điểm. Các vụ việc có số tiền phải thu lớn, ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được tổ chức cưỡng chế thi hành thành công, qua đó góp phần tích cực vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Ông Phạm Văn Thọ, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy phát biểu khai mạc Hội nghị |
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác thi hành án dân sự còn bộc lộ một số tổn tại, hạn chế, khó khăn, vướng, mắc. Trong đó, công tác thẩm định giá, đấu giá tài sản thi hành án còn nhiều vấn đề cần tập trung quản lý, chỉ đạo. Tuy số vụ việc và giá trị tài sản thi hành án phải thẩm định giá, đấu giá tài sản so với toàn tỉnh không lớn nhưng tài sản thi hành án lại mang tính chất đặc thù, phức tạp, liên quan đến quyền, lợi ích của nhiều bên, dễ phát sinh vấn đề khiếu kiện; việc thẩm định giá đôi lúc còn chưa sát với thực tế tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, nhiều trường hợp phải giảm giá nhiều lần, làm tăng chỉ phí cũng như kéo dài thời gian thi hành án; người phải thi hành án chống đối quyết liệt, thậm chí có thể tụ tập đông người gây áp lực cho các cơ quan chức năng, ảnh hưởng đến tình hình an ninh, chính trị địa phương...
Do đó, Hội nghị cần tập trung thảo luận, đánh giá kết quả đã đạt được, chỉ ra những hạn chế, thiếu sót, rút ra bài học kinh nghiệm, đồng thời đề ra các nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới, đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động thẩm định giá, đấu giá tài sản thi hành án, giúp ngành Thị hành án dân sự tỉnh hoàn thành và vượt các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao.
Báo cáo của Cục THADS Thái Nguyên cho biết, năm 2020, các cơ quan THADS trong tỉnh đã thực hiện kê biên tài sản trong quá trình tổ chức thi hành án. Tổng số việc tiến hành kê biên tài sản, đưa ra thực hiện thẩm định giá 13 việc (13 tài sản) với số tiền thẩm định trên 37 tỷ 474 triệu đồng. Trong 06 tháng đầu năm 2021, tổng số việc thực hiện thẩm định giá 18 việc với 19 tài sản với số tiền gần 35 tỷ đồng.
Ông Đặng Văn Huy, Vụ trưởng Vụ nghiệp vụ 1, Tổng cục THADS lưu ý một số vấn đề nghiệp vụ trong thẩm định giá |
Năm 2020 số việc bán đấu giá thành 26 việc với số tiền 57 tỷ 025 triệu 719 nghìn đồng, đã giao tài sản cho người mua trúng đấu giá: 16 việc tương tương ứng số tiền 18 tỷ 952 triệu 260 nghìn đồng, còn 10 việc (38 tỷ 073 triệu 459 nghìn đồng) chưa giao tài sản cho người trúng đấu giá. 6 tháng 2021, tổng số đấu giá thành 12 việc với số tiền 32 tỷ 823 triệu 482 nghìn đồng, trong đó có 06 việc đã giao được tài sản cho người trúng đấu giá với số tiền 4 tỷ 357 triệu 717 nghìn đồng, còn 06 việc bán đấu giá thành nhưng chưa giao được tài sản cho người trúng đấu giá với số tiền 28 tỷ 465 triệu 765 nghìn đồng.
Nhìn chung công tác thẩm định giá tài sản thi hành án được các cơ quan Thi hành án dân sự trên địa bàn thực hiện đúng quy định của pháp luật, việc ký hợp đồng thẩm định giá theo quy trình, thủ tục, chưa phát hiện sai sót, không có trường hợp nào phải định giá lại theo điểm a khoản 1 Điều 99 Luật THADS “Chấp hành viên có vi phạm nghiêm trọng trong việc làm sai lệch kết quả định giá”. Ngoài ra có một số trường hợp định giá lại do yêu cầu của đương sự, những trường hợp yêu cầu định giá lại thường do Ngân hàng (người được thi hành án) yêu cầu vì lý do khi Ngân hàng cho vay định giá cao hơn so với giá thẩm định khi kê biên.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực cùng lãnh đạo Cục, lãnh đạo các đơn vị thuộc Cục THADS Thái Nguyên |
Các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) đã tích cực, chủ động trong việc áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm xử lý tài sản phải thi hành án để thi hành nghĩa vụ của người phải thi hành án. Quá trình bán đấu giá tài sản, cơ bản Chấp hành viên (CHV) đã thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật và chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Tư pháp, Tổng cục THADS về bán đấu giá tài sản, giao tài sản cho người trúng đấu giá.
Tuy nhiên, trong công tác thẩm định giá đối với tài sản kê biên để đảm bảo thi hành án là khi tiến hành xác định hiện trạng tài sản cơ quan THADS đã kê biên để thẩm định giá, đương sự không hợp tác, có trường hợp chống đối dẫn đến việc thẩm định giá bị kéo dài; Đương sự không thống nhất về giá đã định, có đơn khiếu nại, tố cáo dẫn đến việc thẩm định giá kéo dài, khó khăn; Việc thẩm định giá chưa đánh giá toàn diện giá của tài sản kê biên; Tâm lý người mua tài sản kê biên để thi hành án còn e ngại
Trong công tác đấu giá tài sản, việc kê biên, bán đấu giá tài sản nhiều lần không có người mua có nhiều nguyên nhân; kết quả đấu giá thành và giao tài sản trúng đấu giá chưa cao; Số việc phải định giá, bán đấu giá nhiều lần, trong đó có việc từ 6 đến 10 lần vẫn xảy ra nhiều....
Thời gian tới, Cục THADS Thái Nguyên sẽ thực hiện một số giải pháp: triển khai và thực hiện đúng, đầy đủ Quy trình thẩm định giá, đấu giá tài sản và chịu trách nhiệm giám sát Chấp hành viên trong việc công khai lựa chon, ký hợp đồng thẩm định giá, hợp đồng đấu giá tài sản theo quy định.
Rà soát, lập danh sách tổ chức thẩm định giá, bán đấu giá tài sản có đủ điều kiện đăng tải lên Trang thông tin của Cục THADS tỉnh để Chấp hành viên nghiên cứu lựa chọn. Chỉ đạo CHV kiên quyết không ký hợp đồng với những đơn vị thẩm định giá, tổ chức đấu giá không đủ điều kiện, có dấu hiệu tiêu cực trong thẩm định giá, bán đấu giá tài sản hoặc kết quả thẩm định giá không đúng giá thị trường, bán đấu giá tài sản không hiệu quả, thiếu minh bạch.
Phối hợp chặt chẽ với Sở Tài chính trong việc kiểm tra, giám sát đối với việc thực hiện các hợp đồng thẩm định giá với Chấp hành viên; chủ động, thường xuyên phối hợp với Sở Tư pháp trong thanh tra, kiểm tra đối với những đơn vị có dấu hiệu thiếu minh bạch, tiêu cực trong việc thực hiện các trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản.
Chỉ đạo CHV thực hiện nghiêm túc, đúng qui định việc xác minh tài sản của người phải thi hành án, riêng đối với những trường hợp kê biên, bán đấu giá tài sản thi hành án, nhất là bán tài sản bảo đảm (thế chấp, bảo lãnh), Chấp hành viên phải phối hợp chặt chẽ với các bên có liên quan, nhất là bên nhận thế chấp làm rõ những khía cạnh pháp lý và thực tiễn liên quan đến tài sản chưa rõ ràng trước khi làm thủ tục thẩm định giá, bán đấu giá.
Để hạn chế thấp nhất, tránh việc khiếu kiện của các bên đương sự khi kê biên, xử lý tài sản các cơ quan THADS cần chủ động, tích cực giải thích, vận động, thuyết phục để các bên đương sự thỏa thuận về giá bán tài sản, thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá, đấu giá tài sản.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực phát biểu tại Hội nghị . |
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực chia sẻ với những khó khăn mà Thái Nguyên gặp phải trong công tác thẩm định giá, đấu giá tài sản thi hành án đồng thời yêu cầu thời gian tới, các cơ quan THADS Thái Nguyên tiếp tục đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ án có điều kiện thi hành, tập trung xử lý nâng cao hiệu quả hoạt động thẩm định giá, đấu giá tài sản THA. ; thực hiện nghiêm túc quy trình lựa chọn tổ chức thẩm định giá, đấu giá tài sản mà Tổng cục THADS đã ban hành, bảo đảm việc tổ chức thi hành án đúng quy định của pháp luật; thường xuyên rà soát, kiểm tra các vụ việc có tài sản thẩm định giá, đấu giá của các Cơ quan THADS trên địa bàn, bảo dảm các quy trình, thủ tục, thực hiện đúng quy định, công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có nhu cầu được tham gia mua tài sản; kịp thời phát hiện, xử lý tiêu cực, nhũng nhiễu. Thủ trưởng cơ quan THADS, chấp hành viên tăng cường trách nhiệm, theo sát vụ việc khi hồ sơ chuyển sang đơn vị thẩm định giá, đấu giá…Những vụ việc khó khăn cần kịp thời báo cáo Ban Chỉ đạo THADS.