Từ chuyện “đấu khẩu” trong nhà" đến bàn đàm phán quốc tế

Từ chuyện “đấu khẩu” trong nhà" đến bàn đàm phán quốc tế
(PLO) - Trong sân chơi thương mại quốc tế, đòi hỏi các bên không chỉ phải am tường luật pháp trong nước mà còn phải thông tỏ luật pháp quốc tế. Và doanh nghiệp (DN) được ghi nhận như là một “nhà đàm phán tích cực”  trong các hiệp định thương mại.  
Mơ màng pháp luật
Đến nay, các DN Việt Nam đã đối mặt với 67 vụ kiện chống bán phá giá ở nhiều thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, “các DN nước ta đang bỏ quên một công cụ phòng vệ đã được pháp luật Việt Nam cho phép, phù hợp với luật chơi thương mại quốc tế, đó là kiện các DN nước ngoài bán phá giá tại thị trường Việt Nam...”, bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn về phòng vệ thương mại quốc tế, thuộc Trung tâm WTO của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bày tỏ. 
Chỉ tới gần đây, DN Việt Nam mới mạnh dạn tiến hành 3 vụ khởi kiện, trong đó có 2 vụ tự vệ và 1 vụ chống bán phá giá. Điều đáng nói, qua các vụ kiện, phần lớn các DN đều lúng túng từ khâu thông tin, văn bản pháp luật và hồ sơ dữ liệu để chuẩn bị “tham chiến”. Không biết đến bao giờ DN nội mới hết cảnh mơ màng với pháp luật quốc tế, chưa nói tự tin, bản lĩnh để làm chủ trong các vụ kiện thương mại quốc tế?.
Một câu chuyện đang “hot” mấy ngày qua là việc Hiệp hội Mía đường gửi công văn dài tới 7 trang nhằm “đấu khẩu” với Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú. Đứng ra bênh vực, bảo vệ quyền lợi DN vẫn là điều luôn được kỳ vọng ở các hiệp hội. Thế nhưng, quan trọng phải là các hiến kế, phản biện chính sách thuyết phục chứ không phải những giãi bày, “trách cứ” cá nhân. Nhiều trường hợp khác cũng cho thấy nhiều tổ chức hiệp hội doanh nghiệp cho đến nay vẫn chưa đáp ứng được sứ mệnh mà họ vẫn gánh vác trước các thành viên.
Một kết quả khảo sát của VCCI cho thấy, hoạt động tham vấn chính sách đã có ít nhiều chuyển biến, tuy nhiên vẫn còn khoảng cách “xa cả nghìn kilômet” so với kỳ vọng. Đơn cử, đối với đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), vẫn có tới 64,35% số hiệp hội chưa từng tham gia ý kiến.
“Nhà đàm phán tích cực”
Kinh nghiệm thực tế từ các nước có hoạt động tham vấn chính sách phát triển, riêng như Hoa Kỳ, từ năm 1962 Chính phủ nước này đã thành lập Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) trực thuộc Văn phòng Tổng thống. USTR là đầu mối trong một cơ chế hợp tác liên ngành trong hoạch định chính sách thương mại của Hoa Kỳ. 
Đặc trưng của mô hình phối hợp giữa cộng đồng DN và USTR là ở chỗ DN không trực tiếp tham gia, không phải là một thành phần của USTR nhưng lại đóng vai trò chủ yếu (lập luận và vận động để có được sự hỗ trợ với sáng kiến) cho hầu hết các hành động của USTR. 
Luật Thương mại 1974 của Hoa Kỳ quy định rõ: “Đối với bất kỳ sáng kiến thương mại quốc tế nào, các ủy ban tư vấn phải được thành lập và cung cấp thông tin, tư vấn liên quan cho Chính phủ. Các ủy ban tư vấn này chịu sự điều hành của USTR, một mình hoặc phối hợp với Bộ Thương mại, Bộ Nông nghiệp hoặc Bộ Lao động.
Trong quá trình đàm phán thương mại, Tổng thống có trách nhiệm xin tư vấn của các ủy ban này. Trong quá trình thông qua các hiệp định thương mại mà Tổng thống đã ký, Nghị viện sẽ yêu cầu các ủy ban này trình các báo cáo về các Hiệp định liên quan”. 
Nhìn vào quy định này có thể thấy sự tham gia của khu vực DN, hiệp hội và các nhóm lợi ích vào quá trình đàm phán các hiệp định mở cửa thương mại ở Hoa Kỳ không chỉ là vận động hành lang ở vòng ngoài mà đã thực sự là một nhân tố của quá trình đàm phán thương mại quốc tế. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà ở Hoa Kỳ, người ta xem DN như một “nhà đàm phán tích cực”.

Tin cùng chuyên mục

Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn. (Toàn cảnh Hội thảo - Ảnh: BIDV).

Dự báo lạc quan về thị trường tài chính

(PLVN) - Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn do cơ cấu cung ứng vốn của nền kinh tế trong năm 2024 và các năm tiếp theo được kỳ vọng chuyển dịch theo hướng tích cực hơn.

Đọc thêm

Cần cơ chế riêng để phát triển điện khí

2 Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 - 4 đã thi công được 85%. (Ảnh: PVPOWER)
(PLVN) - Kể từ khi Quy hoạch điện VIII được thông qua với công suất điện khí được đầu tư xây dựng mới lên đến 30.424MW, các chuyên gia kinh tế cũng như chuyên gia năng lượng cho rằng cần phải có cơ chế riêng để phát triển điện khí.

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi. 

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.