"Truy" đồng phạm vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại VPBank Bắc Giang

Cho rằng Thân Văn Hưng không thể “một mình phạm tội”, gia đình của Thân Văn Hưng liên tiếp làm đơn kiến nghị, tố cáo cơ quan chức năng làm rõ hành vi vi phạm pháp luật của một số cán bộ ngân hàng và những người có liên quan.Thực tế, hồ sơ vụ việc cũng cho thấy nhiều điểm bất thường trong quy trình 2 ngân hàng VPBank Bắc Giang và VDB Bắc Ninh – Bắc Giang cho công ty Hưng Sơn vay hơn 6,5 tỷ đồng để kinh doanh nước mắm.

[links()]Cơ quan điều tra xác định thời điểm 24/11/2010 công ty Hưng Sơn đã mất cân đối về tài chính. Thế nhưng Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB), chi nhánh Bắc Ninh – Bắc Giang vẫn phát hành chứng thư bảo lãnh cho công ty Hưng Sơn vay 6,5 tỷ đồng để mua…nước mắm. Khoản tiền vay này thậm chí còn cao hơn cả vốn điều lệ của công ty Hưng Sơn.

Ngân hàng: Nạn nhân hay đồng phạm?

Như PLVN đã thông tin, ngày 19/12/2011. Cơ quan điều tra công an tỉnh Bắc Giang đã có quyết định khởi tố vụ án hình sự xảy ra tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng- chi nhánh Bắc Giang (VPBank Bắc Giang) đồng thời ra quyết định khởi tố bị can Thân Văn Hưng, giám đốc công ty CP Hưng Sơn.

Cho rằng Thân Văn Hưng không thể “một mình phạm tội”, gia đình của Thân Văn Hưng liên tiếp làm đơn kiến nghị, tố cáo cơ quan chức năng làm rõ hành vi vi phạm pháp luật của một số cán bộ ngân hàng và những người có liên quan.

Thực tế, hồ sơ vụ việc cũng cho thấy nhiều điểm bất thường trong quy trình 2 ngân hàng VPBank Bắc Giang và VDB Bắc Ninh – Bắc Giang cho công ty Hưng Sơn vay hơn 6,5 tỷ đồng để kinh doanh nước mắm.

Tại biên bản xác minh của cơ quan điều tra với VPBank Bắc Giang, ông Nguyễn Văn Mạnh, Phó giám đốc và ông Đỗ Quang Hòa, trưởng phòng tín dụng đã trình bày rõ việc VPBank Bắc Giang cho công ty Hưng Sơn vay vốn được xem xét trên chứng thư bảo đảm của  VDB Bắc Ninh – Bắc Giang, phương án sản xuất kinh doanh của công ty Hưng Sơn đã được VDB Bắc Ninh – Bắc Giang kiểm tra và đóng dấu.

Trao đổi với phóng viên PLVN Online, Ông Hoàng Xuân Thái, Giám đốc VPBank Bắc Giang cũng khẳng định : Chúng tôi cho công ty Hưng Sơn vay vốn vì có thư bảo lãnh của VDB Bắc Ninh – Bắc Giang. Hợp đồng tín dụng và phụ lục hợp đồng được ký giữa VPBank Bắc Giang và công ty Hưng Sơn phù hợp với các nội dung trong thông báo chấp thuận bảo lãnh của VDB Bắc Ninh – Bắc Giang. VDB Bắc Ninh – Bắc Giang đã phát hành chứng thư bảo lãnh số 10/2010/NHPT.227 gửi VPBank Bắc Giang với nội dung chấp thuận bảo lãnh cho công ty Hưng Sơn vay vốn.

Trụ sở công ty Hưng Sơn sau khi Thân Văn Hưng bị bắt tạm giam
Trụ sở công ty Hưng Sơn sau khi Thân Văn Hưng bị bắt tạm giam

Số vốn công ty Hưng Sơn được vay cao hơn cả số vốn điều lệ của công ty này đã là một điều không bình thường. Kỳ lạ hơn, mặc dù khăng khăng khẳng định đã thẩm tra, đánh giá đúng quy định nhưng cả 2 ngân hàng đều không phát hiện ra ở thời điểm làm hồ sơ vay vốn, công ty Hưng Sơn đã mất cân đối về tài chính và đang có dấu hiệu sai phạm với hàng chục tỷ đồng bị thất thoát.

Sau này, chính VDB Bắc Ninh – Bắc Giang đã “thừa nhận” trong thông báo số 189 ngày 8/3/2011 ( khi công ty Hưng Sơn đã dừng hoạt động vì mất cân đối về tài chính) rằng: khi kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn và mục đích sử dụng vốn vay VDB Bắc Ninh – Bắc Giang phát hiện hàng hóa hình thành từ vốn vay VPBank không phù hợp với cơ cấu hàng hóa trong phương án sản xuất kinh doanh mà VDB Bắc Ninh – Bắc Giang bảo lãnh. Do đó, phương án vay vốn mà VPBank giải ngân không thuộc phạm vi bảo lãnh của chứng thư bảo lãnh mà VDB Bắc Ninh – Bắc Giang đã phát hành.

Một ngân hàng bảo lãnh cho một công ty đang bên bờ vực phá sản vay tiền tỷ, ngân hàng khác giải ngân mà không hề hay biết hàng hóa hình thành sau vốn vay không đúng với cơ cấu hàng hóa trong phương án sản xuất kinh doanh được bảo lãnh. Ngân hàng Nhà nước có “giật mình” trước hoạt động lỏng lẻo tới kỳ lạ của các ngân hàng này hay không, nhất là khi ông Thân Văn Hánh, bố đẻ bị can Thân Văn Hưng liên tiếp có đơn khiếu nại cho rằng có sự tiếp tay của cán bộ ngân hàng và các thành viên HĐQT công ty Hưng Sơn rồi đổ tội hết cho người đại diện theo pháp luật là Thân Văn Hưng.

Trao đổi với PLVN Online, Đại tá Thái  Xuân Dũng – Phó thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra , trưởng phòng PC 46 CA Bắc Giang cho biết hai ngân hàng đã thiếu trách nhiệm trong hoạt động cho vay vốn, nhất là VDB Bắc Ninh – Bắc Giang trong việc phát hành chứng thư bảo lãnh.

Ông Dũng cũng cho biết thêm, cơ quan điều tra đang xem xét và sẽ làm rõ việc có yếu tố đồng phạm của hai ngân hàng trong vụ việc này hay không.

"Quýt" cùng làm sao mình “Cam” phải chịu?

“Tá hỏa” vì VDB Bắc Ninh – Bắc Giang hủy chứng thư bảo lãnh còn công ty Hưng Sơn không còn khả năng trả nợ ngân hàng, ngày 25/4/2011 VPBank đã đề nghị cơ quan công an khởi tố, truy cứu trách nhiệm của ông Thân Văn Hưng và ông Nguyễn Trường Sơn.

Trong tất cả các văn bản gửi tới các cơ quan chức năng từ trước cho tới nay, VPBank đều đồng nhất quan điểm VPBank biết được Thân Văn Hưng và Nguyễn Trường Sơn chiếm giữ số tiền thu được từ việc bán hàng nhưng không trả nợ cho ngân hàng.

Hồ sơ cũng thể hiện rõ, với 27,5% vốn góp trong công ty Hưng Sơn, Thân Văn Hưng là người đại diện theo pháp luật của công ty. Ông Nguyễn Trường Sơn có tỷ lệ góp vốn 27,5% là Chủ tịch HĐQT. Công ty này còn có 2 cổ đông sáng lập khác là Nguyễn Thị Hà 27.5% và Nguyễn Mạnh Hùng chỉ 5%.

Là công ty cổ phần, mọi hoạt động của công ty Hưng Sơn đều được thông qua HĐQT và phải có sự nhất trí của các thành viên HĐQT mới được triển khai.

Ngày 25/11/2010, tại Văn phòng Công ty Hưng Sơn, Nguyễn Trường Sơn, Thân Văn Hưng, Nguyễn Thị Hà, Nguyễn Mạnh Hùng đã có cuộc họp hội đồng quản trị về việc vay vốn ngân hàng.

Các thành viên trong HĐQT đã thống nhất: đồng ý vay VP Bank Bắc Giang 6,5 tỷ đồng để phục vụ mục đích bổ sung vốn của công ty theo phương án kinh doanh. Ủy quyền toàn bộ cho Thân Văn Hưng, Giám đốc công ty ký kết các hợp đồng và giấy tờ khác liên quan đến vấn đề vay vốn tại VP Bank Bắc Giang.Tài sản đảm bảo khoản vay nói trên là Chứng thư bảo lãnh của ngân hàng phát triển Việt Nam, chi nhánh Bắc Ninh – Bắc Giang (VDB Bắc Ninh - Bắc Giang).

Như vậy có thể thấy không phải một mình Thân Văn Hưng vẽ ra được phương án kinh doanh, “qua mặt” cả 2 ngân hàng, đồng thời là người chi tiêu toàn bộ số tiền vốn vay ngân hàng vào mục đích khác mà chỉ là người ký giấy tờ, hồ sơ với đúng vị trí của mình là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Giả sử hồ sơ Thân Văn Hưng ký có gian dối, báo cáo tài chính không đúng tình hình thực tế thì ngoài trách nhiệm của Thân Văn Hưng còn có trách nhiệm thẩm định của cán bộ ngân hàng. Thêm vào đó, các thành viên HĐQT không thể vô can khi đồng ý ( bằng văn bản) việc ủy quyền cho Thân Văn Hưng ký kết các hợp đồng và hồ sơ vay vốn ngân hàng.

Thế nhưng, chỉ mình Thân Văn Hưng bị khởi tố và bắt tạm giam, ông Nguyễn Trường Sơn- Chủ tịch HĐQT mặc dù VPBank có đề nghị xem xét khởi tố, truy cứu trách nhiệm hình sự song cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Bắc Giang vẫn chưa xem xét.

Đáng lưu ý là trước đó, với vai trò là người đại diện theo pháp luật của công ty, chính Thân Văn Hưng đã phát hiện những khoản chi tiêu không hợp lý của ông Nguyễn Trường Sơn- Chủ tịch HĐQT và cổ đông sáng lập Nguyễn Mạnh Hùng. Thân Văn Hưng đã có văn bản số 02/HS -2011 yêu cầu hai ông Nguyễn Trường Sơn và Nguyễn Mạnh giải trình số liệu kế toán và nộp lại các khoản chi sai nguyên tắc này nhưng cả hai ông không thực hiện.

Cho rằng ông Nguyễn Trường Sơn và ông Nguyễn Mạnh Hùng đã có nhiều sai phạm gây thiệt hại cho công ty Hưng Sơn 39 tỷ đồng, dẫn tới việc công ty công có tiền trả ngân hàng, ngày 13/10/2011, Thân Văn Hưng đã gửi đơn tố cáo lên VKSND tỉnh Bắc Giang. Trong Giấy báo tin số 82/VKS – P1 của VKS Bắc Giang có báo rõ, ngày 18/10/2011, cơ quan này đã chuyển đơn của Thân Văn Hưng đến Cơ quan CSĐT CA Tỉnh Bắc Giang để giải quyết.

Cơ quan CSĐT CA tỉnh Bắc Giang đã không trả lời đơn thư tố cáo của Thân Văn Hưng mà ra Quyết định khởi tố vị giám đốc này vào ngày 19/12/2011. Hơn 1 tháng sau khi gửi đơn tố cáo ông Nguyễn Trường Sơn và ông Nguyễn Mạnh Hùng, Thân Văn Hưng bị bắt tạm giam.

 Tới nay, đã hơn 1 năm trôi qua, cơ quan điều tra vẫn đang tiến hành điều tra để chứng minh, làm rõ vụ án- nghĩa là chưa thể kết luận tội trạng của Thân Văn Hưng. Mới đây, Viện KSNDTC đã ra Quyết định gia hạn thời hạn điều tra vụ án lần thứ ba, Quyết định gia hạn tạm giam lần thứ ba đối với bị can Thân Văn Hưng để phục vụ công tác điều tra, giải quyết vụ án.

Bức xúc trước việc “Quýt” cùng làm, một mình “Cam” phải chịu, ông Thân Văn Hánh- bố đẻ bị can Thân Văn Hưng cho biết đã “đội đơn” tới nhiều cơ quan chức năng để minh oan cho con, không để lọt người, lọt tội.

Mới đây nhất, ông Thân Văn Hánh nhận được hồi âm từ cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Bắc Giang trong đó cho biết cơ quan này đang tiến hành xác định trách nhiệm của những người có liên quan trong vụ án để xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Cơ quan điều tra cũng khẳng định sẽ xem xét những phản ảnh của gia đình ông để giải quyết trong vụ án này.

PLVN Online sẽ tiếp tục cập nhật thông tin tới bạn đọc.

Nhóm PVĐT

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

[Truyện ngắn] Tim Rắn

[Truyện ngắn] Tim Rắn

(PLVN) - Lục theo bạn đến làng rắn cách nhà gần hai mươi cây số chén đặc sản. Đến quán, hả hê chọn rắn và xem đám nhân viên biểu diễn các tiết mục chế biến. Nhìn những con rắn oằn oại trong tay những tay thợ thịt chuyên nghiệp, chờ đợi chút ít trong háo hức là ngồi vào bàn....

Đọc thêm

Hệ thống phạt nguội trên QL1A bị khiếu nại phạt oan: “Phép vua” trong luật chẳng lẽ thua “lệ làng” CSGT?

Chuyên gia Bùi Danh Liên: “Việc mỗi đơn vị “đẻ” ra “luật” riêng như ví dụ nêu trên là gây khó cho dân, làm hại cho công cuộc đổi mới hành chính của đất nước”
(PLO) - Trao đổi với nhiều chuyên gia trong lĩnh vực giao thông, PLVN ghi nhận hầu hết các chuyên gia đều biết thực trạng “vênh” kết quả giữa kết quả “phạt nguội” vi phạm tốc độ với kết quả do thiết bị giám sát hành trình (GSHT) ghi nhận. Vấn đề nằm ở chỗ dù đang trong thời gian thử nghiệm, những mâu thuẫn phát sinh lại chưa được xử lý rốt ráo, chưa có lời giải cuối cùng, tiềm ẩn nguy cơ gây ra những tiền lệ xấu, đẩy thiệt thòi cho dân.

Người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động, xử lý thế nào?

Người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động, xử lý thế nào?
(PLO) - Hiện nay, không ít người sử dụng lao động (NSDLĐ) nợ tiền bảo hiểm xã hội (BHXH), không đóng cho các cơ quan bảo hiểm, làm nguời lao động (NLĐ) có nguy cơ không được hưởng những khoản trợ cấp này, ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của họ. Như vậy, nếu NSDLĐ không đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ thì sẽ bị xử lý như thế nào?

Chung sống tối thiểu bao lâu thì mới được xin ly hôn?

Ảnh minh họa
(PLO) - “Vì trót dính “bẫy bầu” của cô ấy nên tôi buộc phải cưới cô ấy về làm vợ. Tính đến nay, chúng tôi mới chung sống với nhau được 10 tháng nhưng con của chúng tôi cũng đã 4 tháng tuổi. Quá trình chung sống, tôi đã xác định phải cố chấp nhận vì đứa con nhưng càng ngày mâu thuẫn giữa tôi và cô ấy càng trầm trọng, khó có thể dung hòa. Nay tôi muốn được ly hôn nhưng lại băn khoăn vì thời gian chúng tôi chung sống chưa lâu không biết tòa có giải quyết cho ly hôn?”, anh Vũ Đình Minh (34 tuổi ở Hai Bà Trưng, Hà Nội) hỏi.  

Sớm gỡ vướng mắc trong giải quyết nuôi con nuôi

Ảnh minh họa
(PLO) - Qua 6 năm triển khai Luật Nuôi con nuôi và các văn bản hướng dẫn thi hành cho thấy các thủ tục hành chính về việc nuôi con nuôi hiện nay cơ bản là phù hợp với nhu cầu thực tế. Tuy nhiên, một số địa phương cũng phản ánh những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ để có thể tăng cường hơn nữa hiệu quả công tác giải quyết việc nuôi con nuôi.

Bản chính kết hôn không phù hợp với giấy tờ khác, xử lý thế nào?

Bản chính kết hôn không phù hợp với giấy tờ khác, xử lý thế nào?
(PLO) - Nghị định 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định về đăng ký và quản lý hộ tịch (hết hiệu lực 01/01/2016) có quy định về  điều chỉnh hộ tịch được áp dụng trong trường hợp điều chỉnh nội dung trong các giấy tờ, sổ hộ tịch mà không phải là Sổ đăng ký khai sinh và bản chính giấy khai sinh...

Làm thế nào để đơn phương ly hôn chồng ngoại quốc?

Hình minh họa
(PLO) -Bạn Nguyễn Bùi Trang (Hà Tĩnh) hỏi: Em muốn ly hôn chồng người Malaysia, nhưng ông xã không đồng ý. Trước đây em và chồng đăng ký kết hôn tại Singapore. Hiện em đã về Việt Nam sống một mình được 1 năm rồi. Em muốn ly hôn gấp, cần phải làm sao?.

Hồ sơ đăng ký tàu biển Việt Nam

Giấy chứng nhận đăng ký có thời hạn tàu biển Việt Nam chỉ được cấp một bản chính cho đối tượng được cấp là chủ tàu có tàu biển được đăng ký.
(PLO) - Ông Bùi Văn Bá (Kiên Giang) hỏi: Hồ sơ đăng ký có thời hạn tàu biển Việt Nam gồm những giấy tờ gì? Cách thức và nơi nộp hồ sơ, trình tự nhận và xử lý hồ sơ như thế nào?

Thẩm quyền tiếp tục hạn chế, tạm dùng qua lại cửa khẩu biên giới

Thẩm quyền tiếp tục hạn chế, tạm dùng  qua lại cửa khẩu biên giới
(PLO) - Ông Hà Quang Hanh (Ninh Bình) hỏi: Trong trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh, thiên tai, phòng chống dịch bệnh hoặc lý do đặc biệt khác, cơ quan nào có thẩm quyền tiếp tục hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới tại cửa khẩu biên giới? Thời gian gia hạn là bao lâu?