Trung tâm hoạt động 'chui", hai trẻ sơ sinh tử vong oan ức

Ông Hiền (trái) và ông Nhật cho rằng, việc đưa 2 triệu đồng cho gia đình sản phụ là để “thăm hỏi” và “chia sẻ”
Ông Hiền (trái) và ông Nhật cho rằng, việc đưa 2 triệu đồng cho gia đình sản phụ là để “thăm hỏi” và “chia sẻ”
(PLO) - Gặp những ca đẻ khó và trẻ sơ sinh yếu, thay vì chuyển lên tuyến trên hoặc mời hỗ trợ, hội chẩn liên chuyên khoa thì Trung tâm Y tế huyện (TTYT) Đakrông lại để kíp trực xử lý...

Như Báo PLVN đã thông tin, suốt 6 tháng qua, TTYT huyện Đakrông (một đơn vị công lập) hoạt động “chui” vì chưa được cấp giấy phép. Riêng Khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) bắt buộc người đứng đầu phải có chuyên môn sản khoa nhưng lại “bổ nhiệm miệng” cho bác sĩ Hồ Văn Chim, một người chỉ có chuyên môn ngoại khoa và hiện đang đi học…

“Đánh cược” với ca ngôi thai ngược

Lúc 13h30’ ngày 15/2/2017, tại Khoa CSSKSS, sản phụ Hồ Thị Tư (24 tuổi, ở thị trấn Krông Klang) sinh bé trai nặng 3,8kg, không dị tật bẩm sinh nhưng chỉ sau nửa giờ sau bé đã tử vong.

Theo Báo cáo của TTYT Đakrông: Lúc 12h45’ sản phụ đau bụng từng cơn, vỡ ối hoàn toàn và đây là ca ngôi thai ngược. Trẻ sau sinh không thở được, tím tái, trương lực cơ nhão, không phản xạ, đồng tử giãn. Các y, bác sĩ đã tiến hành cấp cứu ép tim ngoài lồng ngực, đặt nội khí quản nhưng bệnh nhi đã tử vong. Chẩn đoán nguyên nhân tử vong: “ngừng hô hấp, ngừng tuần hoàn do ngạt sơ sinh nặng”.

Quá trình xử lý trên đã lộ rõ nhiều biểu hiện tắc trách bởi khi phát hiện ngôi thai ngược, bác sỹ cần phải thông báo ngay cho thai phụ biết. Đa phần các ca ngôi thai ngược đều mổ đẻ để đảm bảo an toàn và bắt buộc cơ sở y tế đó đủ khả năng xử lý, có bác sĩ mổ. Đặc biệt, khi thai nhi nặng hơn 3,5kg, 2 chân của thai nhi xoay xuống dưới, giới tính nam (sinh thường dễ ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục) và mẹ đã vỡ ối nhưng cổ tử cung chưa mở rộng thì càng bắt buộc phải mổ đẻ. 

Đáng lẽ phải tiên lượng các diễn biến xấu để cho chuyển lên tuyến trên thì kíp trực tại Khoa CSSKSS lại đưa ra y lệnh “sinh thường”. 

Được biết, khoảng 20 ngày trước khi sinh, chị Tư có đến khám tại TTYT huyện Đakrông nhưng không được thông báo, tư vấn gì về ngôi thai ngược. TTYT huyện Đakrông đến nay chưa triển khai mổ đẻ và không đủ khả năng xử lý những ca đẻ  khó.

Trao đổi với phóng viên, ông Châu Văn Hiền - phụ trách TTYT huyện Đakrông cho biết mình không nắm được việc Trung tâm có đủ điều kiện và bác sĩ kíp trực có đủ chuyên môn để xử lý ca ngôi thai ngược hay không. Ông Hiền giới thiệu phóng viên gặp ông Đinh Quang Nhật - Phó Giám đốc và giải thích: “Tôi chỉ quản lý chung, còn chuyên môn giao cho bác sĩ Nhật phụ trách”.

Trường hợp chị Tư là ca đẻ khó, yêu cầu bác sĩ phải có chuyên môn sản khoa, có chứng chỉ hành nghề. Nhưng người trực tiếp đỡ đẻ cho sản phụ Tư (bác sỹ Hồ Văn Quân) lại không có chuyên môn sản khoa. Bác sĩ Quân thừa nhận: không tiên lượng được nguy cơ suy thai và cũng không chuẩn bị cho tình huống xấu. 

Ông Nhật là người đã trực tiếp đặt nội khí quản cho bé trai khi bị ngạt nặng. Khi được phóng viên hỏi về “chứng chỉ hồi sức cấp cứu”, ông Nhật trả lời “đã có”, nhưng không cung cấp cho phóng viên.

Ông Trần Văn Thành (Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Trị) thì cho rằng: “Kíp trực đã có nữ hộ sinh là được rồi. Không cần phải  bác sĩ có chứng chỉ sản khoa mới đỡ đẻ. Không cần phải có chứng chỉ hồi sức cấp cứu mới đặt nội khí quản. Tôi cho đây là việc làm bình thường… Không cần phải có chứng chỉ”(!?)

Bác sĩ bị tố tắc trách

Sản phụ Hồ Thị In (33 tuổi, ở xã Mò Ó, huyện Đakrông) gửi đơn đến phản ánh việc con gái mình mới sinh ra hơn 2 ngày thì tử vong tại TTYT huyện Đakrông. Thái độ thờ ơ, tắc trách và không theo dõi đúng cách của bác sỹ là nguyên nhân dẫn đến hậu quả thương tâm này.

Ngày 30/5/2017, sản phụ In vào Khoa CSSKSS để sinh con thứ và đến khoảng 1h ngày 31/5 thì chị “vượt cạn” thành công. 

“Cô đỡ đẻ nói là con chỉ nặng 2kg (bao gồm cả khăn quấn) và khi trời sáng sẽ chuyển về Hà Lan (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị - PV), bây giờ đêm tối không chuyển được. Bé khóc yếu, không bú được, chỉ vắt sữa cho uống thôi”- chị In kể.

Theo chị In, dù tình trạng bé không chuyển biến tích cực, nhưng không thấy một ai đến thăm khám, theo dõi (sản phụ chỉ được phát 2 viên thuốc) và không cho chuyển viện tuyến tỉnh. Gần 5h sáng 2/6, chị In thấy con không thở nữa liền ôm con chạy tìm bác sĩ nhưng cháu đã tử vong. Sau đó, bác sĩ Hồ Văn Quân bảo người nhà đưa bé về…

Đến trưa 2/6, ông Hiền và ông Nhật đã tìm về nhà chị In, đưa cho gia đình 2 triệu đồng và đề nghị gia đình cam kết không kiện cáo gì.

Trong văn bản báo cáo Sở Y tế, TTYT huyện Đakrông lại cho rằng nguyên nhân tử vong của con chị In là “Hội chứng đột tử trẻ sơ sinh không rõ nguyên nhân”.

Đối với ca sơ sinh này, ông Hiền cũng nói: do quản lý chung nên không nắm cụ thể. Về việc đưa 2 triệu đồng cho gia đình chị In, ông Hiền và ông Nhật cho hay: “Đó là thăm hỏi, động viên, chia sẻ với mất mát của gia đình”.

Tin cùng chuyên mục

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Đọc thêm

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.

Suy hô hấp cấp vì mắc sởi

Sau 4 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo, giảm sốt, mức độ tiêu chảy giảm nhiều. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam, 56 tuổi ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh nhập viện trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.

Quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh

TP Cần Thơ đẩy mạnh quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh trên địa bàn. (Nguồn: Sở GD&ĐT TP Cần Thơ)
(PLVN) -  Việc hầu hết các em học sinh (HS) khi gặp vấn đề tâm lý không biết phải gặp ai, làm gì để giúp các em vượt qua là phản ánh rõ nét cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khoảng trống.

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.