Trung Quốc gặp thế khó tại hội nghị thượng đỉnh G20

Khu vực sẽ diễn ra Hội nghị G20
Khu vực sẽ diễn ra Hội nghị G20
(PLO) - Trung Quốc vào cuối tuần này sẽ chủ trì hội nghị thượng đỉnh G20. Tại sự kiện này, giới chức Trung Quốc sẽ vừa phải đảm bảo hội nghị diễn ra thành công, vừa thỏa mãn áp lực trong nước trong việc phản ứng cứng rắn trước các vấn đề như Biển Đông, chủ nghĩa bảo hộ…

Truyền thông Trung Quốc cho rằng Hội nghị G20 sẽ là cơ hội để Trung Quốc thể hiện vị thế lãnh đạo của nước này trong việc định hình các quy tắc quản trị toàn cầu và thúc đẩy tăng trưởng bền vững. Một nhà ngoại giao phương Tây cho hay, Trung Quốc đang tìm cách để hội nghị được diễn ra một cách suôn sẻ.

“Từ quan điểm niềm tự hào quốc gia, việc tổ chức thành công hội nghị là rất quan trọng” – nhà ngoại giao này nói. Trước thềm hội nghị, tờ People’s Daily cũng tuyên bố đây có thể sẽ là một trong những Hội nghị G20 thành công nhất từ trước đến nay.

Tuy nhiên, theo một phái viên cao cấp của phương Tây, các cuộc thảo luận giữa giới chức Trung Quốc với Mỹ trước G20 chủ yếu là về tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại mà Mỹ sẽ triển khai ở Hàn Quốc.

Ông Joerg Wuttke – Chủ tịch Phòng Thương mại EU tại Trung Quốc – cũng nói rằng giới chức châu Âu đang ngày càng mạnh mẽ hơn trong việc bày tỏ sự thất vọng với các vấn đề như khó tiếp cận thị trường Trung Quốc. “Sự thất vọng đã đến mức người ta không ngại nói thẳng nữa” – ông Wuttke cho hay. 

Còn một quan chức châu Âu có liên quan đến các vấn đề thương mại với Trung Quốc bày tỏ sự bực tức trước thái độ của Trung Quốc về chủ nghĩa bảo hộ. “Người Trung Quốc sẽ chặn họng bạn ngay khi bạn nói muốn mua một trong các mạng lưới điện của họ. Họ sẽ không để bạn nói được hết câu” – vị quan chức này cho hay. 

Trong những tháng gần đây, Trung Quốc đã nhiều lần bày tỏ sự tức giận trước phán quyết của tòa trọng tài quốc tế, theo đó bác bỏ các tuyên bố chủ quyền của nước này ở Biển Đông. Tiến trình trọng tài do Philippines khởi xướng nhưng Bắc Kinh cho rằng đó là do sự thúc giục của Mỹ. 

Ở nước ngoài, Bắc Kinh cũng đã tức giận trước những nghi vấn của Anh và Australia về chiến lược đầu tư của Trung Quốc ở các nước này. Trong vài tháng qua, Australia đã ngăn chặn thương vụ bán mạng lưới điện lớn nhất của họ có giá trị lên đến 10 tỉ AUD cho các nhà thầu Trung Quốc còn Anh cũng đã trì hoãn việc xây dựng một lò phản ứng hạt nhân trị giá 24 tỉ USD có vốn đầu tư của Trung Quốc. Trung Quốc cho rằng động thái của Anh và Australia là biểu biện của chủ nghĩa bảo hộ và hoang tưởng. 

Để đảm bảo hội nghị được tổ chức thành công, Trung Quốc đã nêu rõ không muốn những vấn đề như tranh chấp lãnh thổ phủ bóng hội nghị sẽ có Tổng thống Mỹ Barack Obama, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và các nhà lãnh đạo thế giới tham dự. Hồi tuần trước, một quan chức ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc cũng đã kêu gọi Nhật có thái độ xây dựng tại G20.

Nhưng theo giới chức ngoại giao châu Âu, các nước G20 vốn thường không ngại ngần khi nêu các vấn đề ngoài kinh tế tại các hội nghị của nhóm. Về phía Trung Quốc, theo các nhà ngoại giao, Chủ tịch nước này Tập Cận Bình sẽ phải đối mặt với áp lực phải phản ứng mạnh mẽ trong việc bảo vệ lợi ích của quốc gia khi các vấn đề gây tranh cãi được nêu ra. “Do đó, đây sẽ là một bãi mìn với Trung Quốc” – một nhà ngoại giao nhận định.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.