Quyền im lặng chờ luật sư: Vẫn chờ… cơ quan tiến hành tố tụng “gật đầu”

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Thiếu sự tham gia của luật sư là một trong những nguyên nhân được cho là dẫn đến tình trạng oan, sai, bức cung, dùng nhục hình khi giải quyết án hình sự. Quyền im lặng chờ luật sư vì thế đã được đặt ra nhưng chưa biết bao giờ mới được luật hóa.
Sửa đổi Luật tổ chức TAND và Luật tổ chức VKSND để thể chế hóa Hiến pháp năm 2013 đưa ra nhiều vấn đề liên quan đến tính độc lập và nghiêm minh của quá trình tố tụng. Trong khi giới luật sư mạnh mẽ đòi cụ thể hóa quyền im lặng chờ luật sư của người bị tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo thì dường như các cơ quan tiến hành tố tụng lại không “mặn mà”. Cho ý kiến về hai dự thảo Luật này, Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng đã đề cập đến những điều kiện đảm bảo nguyên tắc tranh tụng với sự tham gia của luật sư để có một nền tư pháp thực sự công bằng.
Không tranh tụng, phiên tòa không hợp lệ
Đó là vấn đề mà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng cần phải xem xét khi sửa đổi luật tổ chức của TAND và VKSND bởi “Nếu không đảm bảo những điều đó thì toà không thể công bằng, không thể là người bảo vệ công lý được”. Theo Chủ tịch Quốc hội, “hai Luật sửa đổi có quy định nguyên tắc xét xử tranh tụng? Khi tòa xét xử mà không đảm bảo nguyên tắc có tranh tụng thì đã đủ điều kiện mở phiên tòa? Bị can có quyền im lặng cho tới lúc có luật sư bên cạnh mới khai không?”. 
Định hướng rõ cho việc sửa đổi 2 dự thảo Luật quan trọng cho quá trình tố tụng này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu “Tòa án phải bảo đảm quyền tranh tụng, việc có mặt của luật sư tại phiên tòa. Kiểm sát viên phải kiểm sát vấn đề này ngay từ đầu”. Đồng thời, “sửa luật phải đảm bảo có tranh tụng, nếu không đảm bảo thì không được mở phiên tòa. Mở phiên tòa ra mà không ai tranh tụng, chỉ mỗi kiểm sát viên buộc tội thì phiên tòa không hợp lệ”, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ.
Chiến lược cải cách tư pháp xác định luật sư là “linh hồn” để hiện thực hóa nguyên tắc tranh tụng tại tòa nói riêng và trong quá trình làm sáng tỏ sự thật của vụ án nói chung. Tuy nhiên, theo giới luật sư nhiều lần phản ánh, quyền bào chữa của luật sư chưa được tôn trọng và đảm bảo thực hiện đúng pháp luật thì quyền im lặng chờ luật sư… còn xa vời.
Viện trưởng VKSNDTC Nguyễn Hòa Bình cũng thừa nhận, “Quyền im lặng của bị can, bị cáo khi bị bắt là vấn đề lớn nhưng VKSNDTC đề nghị sẽ có những định hướng về vấn đề này”. Thực tế, cần phải dung hòa về vấn đề này vì “cơ quan điều tra không muốn, trong khi luật sư mong muốn  thực hiện quyền này”. Đáng lưu ý là mô hình tố tụng của nước ta hiện là mô hình tố tụng thẩm vấn, có kế thừa mô hình tranh tụng nên “bảo đảm quyền tranh tụng của luật sư nhưng cũng phải bảo đảm quyền lực công của nhà nước” – Viện trưởng VKSNDTC nhấn mạnh.
Tòa án phải được điều tra để không lọt người, lọt tội
TANDTC đề nghị trong những trường hợp cần thiết, Tòa án có thẩm quyền điều tra, xác minh bổ sung chứng cứ (hoặc trực tiếp chỉ đạo điều tra, xác minh, bổ sung chứng cứ) đối với những vụ án mà VKS đã truy tố và Tòa án đã thụ lý để bảo đảm xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Trường hợp trong quá trình xét xử, nếu Tòa án phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm hoặc có người phạm tội mới thì Tòa án khởi tố vụ án để chuyển cho Cơ quan điều tra tiến hành điều tra như quy định tại Điều 104 của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành. Việc giao thẩm quyền này cho Tòa án sẽ góp phần khắc phục những hạn chế bất cập trong việc Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung như hiện nay. 
Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình làm rõ, “Việc giao thẩm quyền điều tra cho Tòa án sẽ khắc phục hạn chế, bất cập trong việc Tòa án trả hồ sơ điều tra, bổ sung như hiện nay; bởi lẽ theo quy định của Bộ luật TTHS hiện hành thì trường hợp Tòa án trả hồ sơ điều tra bổ sung, nhưng cơ quan Điều tra, VKS không bổ sung theo yêu cầu của Tòa án, thậm chí đình chỉ vụ án thì Tòa án không có cơ sở pháp lý để kiểm soát có hiệu quả hoạt động này”.
Nhưng đề xuất này vẫn gây ra nhiều băn khoăn vì về bản chất Tòa án là cơ quan phán quyết nếu Tòa án tham gia ngay từ đầu tiến trình giải quyết vụ án thì không bảo đảm, không giám sát được vì Tòa án không có hồ sơ mà lại “lấn sân” với chức năng của cơ quan khác và ảnh hưởng đến tiến trình điều tra. 
Vì thế, một số ý kiến cho rằng, khi vụ án được đưa ra xét xử, nếu Tòa án phát hiện sai sót từ giai đoạn điều tra hoặc truy tố, nếu có đủ căn cứ Tòa án tiến hành điều tra mà không trả hồ sơ để các cơ quan tố tụng điều tra lại từ đầu, quy định như vậy là phù hợp với quy định về việc Tòa án là cơ quan thực hiện quyền tư pháp mà Hiến pháp đã hiến định./.

Tin cùng chuyên mục

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị. (Ảnh Thu Hằng)

Mỗi doanh nhân phải luôn đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật

(PLVN) - Ngày 10/5, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Đảng đoàn Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới (Nghị quyết 41).

Đọc thêm

Đại tướng Phan Văn Giang thăm và làm việc với Cục Quân y

Đại tướng Phan Văn Giang đến thăm và làm việc với Cục Quân y.
(PLVN) - Chiều 9/5, tại Hà Nội, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã đến thăm và làm việc với Cục Quân y (Tổng cục Hậu cần). Dự buổi làm việc có Thượng tướng Huỳnh Chiến Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam; lãnh đạo, chỉ huy Tổng cục Hậu cần và đại diện các cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng.

Tinh thần đúng đắn, giải pháp cụ thể

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2024. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Trong Nghị quyết 65/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024 vừa ban hành, để phấn đấu hoàn thành và vượt mức chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra năm 2024, một lần nữa Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện tinh thần "5 quyết tâm", "5 bảo đảm", "5 đẩy mạnh".

Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Tạo sự đồng thuận, thống nhất cao và tính đến khả năng thực hiện

Phó Chủ tịch Thường trực QH Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đúng quy định trước khi trình QH. (Ảnh: Hồ Long)
(PLVN) - Chiều qua - 9/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc họp xin ý kiến lãnh đạo Quốc hội về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) và dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi).

Phát triển Đồng bằng sông Hồng 'truyền thống, liên kết, bứt phá, bao trùm, toàn diện và bền vững'

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo hội nghị
Sáng 9/5, kết luận Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng (Hội đồng), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, với tư duy mới, cách làm mới, niềm tin mới, tầm nhìn mới, tạo ra giá trị mới, triển khai thực hiện Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng đảm bảo “truyền thống, liên kết, bứt phá, bao trùm, toàn diện và bền vững”.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với kiểm soát trong thực hiện chính sách đất đai

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp. Ảnh: TTXVN.
(PLVN) - Sáng 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với một số bộ, ngành, địa phương về dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội cho phép thi hành Luật Đất đai năm 2024 vào 1/7/2024 (sớm hơn so với quy định trong Luật là từ 1/1/2025) và một số cơ chế, chính sách quan trọng khác liên quan đến đất đai.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng
Sáng 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 của Hội đồng để công bố Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; sơ kết 1 năm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 14/NQ-CP của Chính phủ; rà soát cơ chế chính sách đặc thù phát triển Vùng; kế hoạch điều phối Vùng và đánh giá việc triển khai các dự án trọng điểm của Vùng.

Sáng kiến, giải pháp phòng, chống nắng nóng trong mùa huấn luyện

Dựng các lều lán chống nắng khi luyện tập. (Ảnh: Lam Hạnh).
(PLVN) - Mùa nắng nóng đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các đơn vị trong quân đội. Trước tình hình đó, các cơ quan, đơn vị đã triển khai nhiều biện pháp phòng, chống nắng nóng hiệu quả, góp phần bảo đảm tốt sức khỏe cho bộ đội trong thực hiện các nhiệm vụ.

Triển khai các dự án trọng điểm ngành Giao thông cần bảo đảm tiến độ, chất lượng, chống tham nhũng, tiêu cực

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Chiều 8/5, chủ trì Phiên họp thứ 11 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) - Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc để các dự án được triển khai bảo đảm tiến độ, chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn, bảo đảm môi trường, chống tham nhũng, tiêu cực.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang làm việc với Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu kết luận hội nghị (Ảnh VGP/Hải Minh)
(PLVN) - Chiều 8/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang và đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành liên quan làm việc với các địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương để nghe báo cáo kết quả một số nội dung phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và tiếp nhận, giải quyết các kiến nghị, đề xuất.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì cuộc họp về cải cách thủ tục hành chính với 3 bộ, 8 địa phương

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại cuộc họp trực tuyến về cải cách TTHC với 3 bộ, 8 địa phương (Ảnh: VGP/Hải Minh)
(PLVN) - Ngày 8/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ chủ trì cuộc họp trực tuyến về cải cách thủ tục hành chính (TTHC) với 3 bộ, gồm Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông, và 8 địa phương: TP. Hà Nội, TP. HCM, TP. Hải Phòng, TP. Đà Nẵng, TP. Cần Thơ, tỉnh Tây Ninh, tỉnh Hải Dương, và tỉnh Quảng Ninh.

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 41 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 41 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
(PLVN) - Trong các ngày 06 và 07/5 /2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 41 . Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau: