Trộm cắp điện từ 2 triệu đồng trở lên: Dễ bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Trộm cắp điện từ 2 triệu đồng trở lên: Dễ bị truy cứu trách nhiệm hình sự
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo Nghị định 17/2022/NĐ-CP ngày 31/1/2022 của Chính phủ, đối với hành vi trộm cắp điện sẽ bị phạt hành chính thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cụ thể, khi cơ quan chức năng phát hiện hành vi trộm cắp điện với giá trị sản lượng điện trộm cắp từ 2 triệu đồng trở lên thì người có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm đến cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều 62 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng hình sự ra một trong các quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, miễn trách nhiệm hình sự theo bản án nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính thì chuyển hồ sơ vụ vi phạm đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 62, Điều 63 Luật Xử lý vi phạm hành chính để xử phạt vi phạm hành chính theo mức phạt tiền quy định tại Nghị định này.

Người dân sẽ bị phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi trộm cắp điện với giá trị sản lượng điện trộm cắp dưới 1 triệu đồng; phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi trộm cắp điện với giá trị sản lượng điện trộm cắp từ 1 triệu đồng đến dưới 2 triệu đồng.

Đối với người cho thuê nhà thu tiền điện của người thuê nhà cao hơn giá quy định trong trường hợp mua điện theo giá bán lẻ điện để phục vụ mục đích sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cũng sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng.

Bên cạnh đó, đối với hành vi vô ý gây sự cố hệ thống điện của bên bán điện hay tự ý cấp điện cho tổ chức, cá nhân khác người dân sẽ bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng. Và bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 8 triệu đồng đối với hành vi tự ý lắp đặt, đóng, cắt, sửa chữa, di chuyển, thay thế các thiết bị điện và công trình điện của bên bán điện.

Phạt tiền từ 8 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi tự ý đóng điện dùng khi công trình sử dụng điện của bên mua điện chưa nghiệm thu; khi đang trong thời gian bị ngừng cấp điện do vi phạm quy định của pháp luật.

Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 14 triệu đồng đối với một trong các hành vi: gây hư hại, tự ý di chuyển hệ thống đo đếm điện (kể cả tủ bảo vệ công tơ, các niêm phong và sơ đồ đấu dây); sử dụng các thiết bị với mục đích gây nhiễu làm hư hại thiết bị truyền số liệu, đo lường, bảo vệ của hệ thống điện.

Nghị định cũng quy định mức phạt khá cao đối với vi phạm của các đơn vị bán lẻ điện nếu có vi phạm. Theo đó, sẽ phạt đơn vị bán lẻ điện từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với một trong các nếu có hành vi: không ký hợp đồng mua bán điện sau 7 ngày làm việc mà không có lý do chính đáng kể từ khi bên mua điện phục vụ mục đích sinh hoạt đã bảo đảm các điều kiện theo quy định và thỏa thuận về các nội dung trong dự thảo hợp đồng; sử dụng các thiết bị đo đếm điện năng không được kiểm định theo quy định hoặc đã được kiểm định nhưng không đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành cho thiết bị đo đếm điện năng đối với lưới phân phối điện.

Thậm chí, cơ quan chức năng sẽ phạt tiền đơn vị bán lẻ điện từ 50 triệu đồng đến 60 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm: bán sai giá điện do cơ quan có thẩm quyền quy định; thực hiện không đúng quyền hạn về ngừng, giảm mức cung cấp điện; không thông báo hoặc thực hiện không đúng nội dung thông báo theo quy định về trình tự ngừng, giảm mức cung cấp điện do Bộ Công Thương ban hành./.

Đọc thêm

Nghi án hủy hoại tài sản tại vùng biển Hà Tĩnh: Bộ đội Biên phòng tỉnh chỉ đạo điều tra, xác minh, làm rõ

Hai bè mảng tự chế trong sự việc. (Ảnh: Bạn đọc cung cấp)
(PLVN) - Trả lời phản ánh về nghi án hủy hoại tài sản, cố ý gây thương tích tại vùng biển xã Xuân Yên, huyện Nghi Xuân theo đơn thư công dân, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Hà Tĩnh cho biết, vụ việc phải xác minh các tình tiết liên quan, có nhiều tình tiết phức tạp, cần phải điều tra xác minh, thu thập chứng cứ.

Có hủy được giấy khai sinh bị cấp sai?

Luật sư Đoàn Trung Hiếu.
(PLVN) - Bạn Bùi Dương (Thái Nguyên) hỏi: Trước đây bố mẹ tôi đi đăng ký khai sinh cho tôi ở xã A là họ Đỗ, sau đó không rõ nguyên nhân gì mà lại tiếp tục đăng ký khai sinh ở xã B mang tên họ Bùi (họ Bùi là đúng theo tên họ của bố và mẹ tôi), do vậy mà tôi có đến 2 giấy khai sinh. Giờ tôi muốn giữ lại giấy khai sinh họ Bùi thì có hủy được giấy khai sinh họ Đỗ đã được đăng ký trước đó hay không? Thủ tục thực hiện như thế nào?

Bạn đọc cho rằng bị chiếm đoạt tài sản thông qua thẻ tín dụng: Trả lời của Ngân hàng VPBank

Bạn đọc cho rằng bị chiếm đoạt tài sản thông qua thẻ tín dụng: Trả lời của Ngân hàng VPBank
(PLVN) - Báo PLVN mới nhận được văn bản phản hồi từ phía Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) liên quan đến đơn của ông Hoàng Đức Thiện (trú tại thôn Tràng An, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam) phản ánh về dấu hiệu lừa đảo, chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức nhờ mở thẻ tín dụng. Đơn của ông Thiện được Báo PLVN chuyển đến VPBank.

Gửi di chúc cho người quen giữ được không?

Luật sư Hoàng Tuấn Vũ (Công ty Luật TNHH Tuệ Anh) - Đoàn Luật sư TP Hà Nội.
(PLVN) - Bạn Trần Tuyết (Hà Nội) hỏi: Bà tôi đã lập di chúc, nhưng chúng tôi là con, cháu thì không muốn bác tôi giữ mà muốn bà gửi cho một người quen của gia đình. Xin hỏi, bà tôi có thể gửi di chúc cho người khác giữ được không? Người nhận giữ di chúc phải làm gì khi bà tôi qua đời? Nếu như người giữ di chúc mà làm mất thì phải xử lý như thế nào?

Bản án từ năm 1983 bị cho rằng có tình tiết chưa hợp lý: TAND tối cao trả lời

Bản án từ năm 1983 bị cho rằng có tình tiết chưa hợp lý: TAND tối cao trả lời
(PLVN) - Báo PLVN vừa nhận được Công văn 43/TANDTC-GĐKTIII của TAND tối cao trả lời phản ánh của ông Ngô Tiến Nguyên trong vụ án hôn nhân gia đình (HN&GĐ) dẫn tới việc 13 năm ông Nguyên không được cấp sổ đỏ; do Báo PLVN chuyển đến. Theo đó, vụ án HN&GĐ nêu trong công văn đã được giải quyết tại bản án sơ, phúc thẩm và đã được TAND tối cao xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

Báo tin giả đến công an có bị xử phạt không?

Báo tin giả đến công an có bị xử phạt không?
(PLVN) - Việc báo tin giả hoặc trình báo thông tin sai sự thật đến các cơ quan, lực lượng chức năng đều là hành vi vi phạm pháp luật, có thể bị xử lý hành chính và thậm chí là bị xử lý hình sự.

Diễn biến sự việc đề xuất tặng công trình vi phạm cho Hải Dương: Một số sở, ngành nêu quan điểm “không tiếp nhận”

Công trình xây dựng vi phạm tại BVYHCT tỉnh Hải Dương. (Ảnh: Hoàng Giang)
(PLVN) - Theo báo cáo mới đây của Sở TN&MT tỉnh Hải Dương, sau khi được UBND tỉnh giao tham mưu xử lý nội dung Cty TNHH MTV Đại Sơn đề nghị tặng lại Bệnh viện Y học cổ truyền (BVYHCT) Hải Dương toàn bộ tài sản là công trình xây dựng vi phạm mà Cty đã xây dựng trên diện tích đất của bệnh viện; Sở TN&MT đã có công văn gửi các sở, ngành liên quan đề nghị cho quan điểm về nội dung trên.

Sự việc Công ty Phúc Thanh Vinh (Cần Thơ) 1 nhà đất, bán 2 lần: Sổ đỏ 68 nền đất của dự án đang ở đâu?

Nhiều hộ dân trong dự án do Cty Phúc Thanh Vinh xây nhà vẫn chưa nhận được sổ đỏ. (Ảnh trong bài: Trần Tiến)
(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh, tại một dự án bất động sản ở Cần Thơ, nhiều năm qua, một số khách hàng có đơn cho rằng Cty TNHH MTV Xây dựng Phúc Thanh Vinh lấy nhà đất đã bán cho người trước, tiếp tục bán cho người khác. Với nhiều hộ đã chuyển vào ở tại dự án do Cty Phúc Thanh Vinh xây nhà, vẫn chưa nhận được sổ đỏ, vì thực tế Cty này chưa trả hết tiền cho Cty Nhà Cần Thơ là DN đã chuyển nhượng dự án.

Sự việc doanh nghiệp đề xuất tặng công trình vi phạm cho tỉnh Hải Dương: Sở Tài chính tổ chức cuộc họp hướng dẫn thủ tục

Công trình xây dựng vi phạm trên đất BVYHCT. (Ảnh: Hoàng Giang)
(PLVN) - Liên quan việc Cty TNHH MTV Đại Sơn đề nghị tặng công trình xây dựng vi phạm cho Bệnh viện Y học cổ truyền (BVYHCT) để quản lý sử dụng vào mục đích khám, chữa bệnh, ông Nguyễn Đồng Kim, Phó Giám đốc Sở Tài chính Hải Dương cho biết đã chủ trì cuộc họp với các cơ quan đơn vị liên quan.

Lâm Đồng không xem xét cho chuyển nhượng dự án thuỷ điện Cam Ly

Công trường Nhà máy thủy điện Cam Ly.
(PLVN) - Liên quan vướng mắc trong chuyển nhượng dự án Nhà máy thủy điện Cam Ly (TP Đà Lạt), UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản chính thức. UBND tỉnh đồng ý với đề xuất của Sở KH&ĐT, không xem xét cho chuyển nhượng dự án từ nhà đầu tư Cty CP Xây dựng số 1 Việt Hưng (trụ sở TP HCM) sang Cty TNHH Thủy điện Cam Ly. Lý do không đáp ứng điều kiện chuyển nhượng theo khoản 1 Điều 46 Luật Đầu tư và Quyết định chủ trương đầu tư 1834/QĐ-UBND ngày 28/8/2019.

Sự việc nhiều năm xin cấp sổ đỏ tại Bà Rịa - Vũng Tàu: Phòng Tài nguyên và Môi trường TP Vũng Tàu làm việc với người có đơn

Ông Đức (người giơ tay) tại khu đất đề nghị được cấp sổ đỏ. (Ảnh: Hiếu Huỳnh)
(PLVN) - Phòng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) TP Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT)) vừa tổ chức cuộc làm việc nhằm thực hiện chỉ đạo của UBND TP Vũng Tàu về việc triển khai Văn bản 1021/UBND-VP của UBND tỉnh BR-VT và chỉ đạo của Văn phòng Chính phủ với nội dung phản ánh của ông Đổng Phước Đức.