Triều Tiên tuyên bố thử thành công bom nhiệt hạch

Thông tin về vụ thử bom của Triều Tiên được phát trên truyền hình Hàn Quốc. (Ảnh: AP)
Thông tin về vụ thử bom của Triều Tiên được phát trên truyền hình Hàn Quốc. (Ảnh: AP)
(PLO) - Triều Tiên ngày 6/1 tuyên bố đã tiến hành một vụ thử bom nhiệt hạch thành công. Tuyên bố gây sốc này, nếu được xác nhận sẽ đánh dấu một bước tiến mới trong nỗ lực tăng cường kho hạt nhân của Bình Nhưỡng. 
Thông tin chấn động
Theo AFP, thông tin về vụ thử bom được truyền thông nhà nước Triều Tiên đưa ra trong một bản tin phát đi trưa 6/1.
“Vụ thử bom nhiệt hạch đầu tiên của Triều Tiên đã được thực hiện thành công vào lúc 10h00 (1h30 GMT)” – bản tin nêu rõ, đồng thời nói rằng với thành công mỹ mãn trong vụ thử nghiệm mang tính lịch sử này, Triều Tiên đã gia nhập hàng ngũ những nước có hạt nhân tiên tiến. 
Kênh truyền hình của Triều Tiên cũng phát đi hình ảnh sắc lệnh được nhà lãnh đạo nước này Kim Jong-Un ký hôm 15/12 về việc tiến hành cuộc thử nghiệm và sắc lệnh thứ 2 được đề ngày 3/1, trong đó ông Kim đã ký tắt phê chuẩn cuối cùng về việc tiến hành vụ thử vào ngày 6/1. 
Vụ thử nghiệm nói trên diễn ra chỉ 2 ngày trước sinh nhật của ông Kim Jong-Un.
Trước khi truyền thông Triều Tiên xác nhận vụ việc, các trung tâm địa chất quốc tế đã ghi nhận rung chấn mạnh 5,1 độ Richter ở gần địa điểm thử hạt nhân Punggye-ri ở phía Đông Bắc Triều Tiên. 
Thế giới chỉ trích
Tuyên bố về vụ thử bom của Triều Tiên đã nhanh chóng vấp phải sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế. Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye lên án vụ thử nghiệm là một “hành vi khiêu khích nghiêm trọng” và kêu gọi phản ứng mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc (HĐBA LHQ) ngày 6/1 cũng đã tiến hành cuộc họp khẩn ở New York.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe gọi hành động của Triều Tiên là một “đe dọa nghiêm trọng” tới Nhật Bản, một “thách thức nghiêm trọng” đối với những nỗ lực phi hạt nhân hóa của cộng đồng quốc tế. Trung Quốc cũng đã lên tiếng “kiên quyết” phản đối vụ thử hạt nhân của Triều Tiên.
Phát biểu cùng ngày, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh thúc giục Triều Tiên tiếp tục thực hiện cam kết phi hạt nhân hóa của nước này và dừng các hành động có thể khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn.
Bà Hoa cho biết thêm rằng, Trung Quốc sẽ triệu tập Đại sứ Triều Tiên ở nước này tới để phản đối vụ thử hạt nhân. 
Ngoại trưởng Anh Philip Hammond cũng lên án Triều Tiên và gọi cuộc thử nghiệm của Bình Nhưỡng là hành động gây hấn vi phạm các nghị quyết của HĐBA LHQ.
Ngoại trưởng Australia Julie Bishop thậm chí cho rằng vụ việc vừa diễn ra  cho thấy Triều Tiên tiếp tục là mối đe dọa đối với an ninh và hòa bình thế giới.
Còn Tổng thống Pháp gọi vụ thử nghiệm là việc không chấp nhận được, vi phạm nghị quyết của HĐBA LHQ. Nhà Trắng trong khi đó thông báo giới chức nước này vẫn đang nghiên cứu chính xác về vụ việc, đồng thời cam kết sẽ có phản ứng phù hợp. 
Nghi ngờ từ giới chuyên gia
Bom nhiệt hạch (hay bom hydro) là bom được kích hoạt qua một phản ứng dây chuyền, tạo ra một vụ nổ có sức công phá mạnh hơn rất nhiều so với vụ nổ do phản ứng phân hạch do uranium hay plutonium gây ra.
Hồi tháng trước, nhà lãnh đạo Triều Tiên tuyên bố Bình Nhưỡng đã phát triển được loại bom này. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, các chuyên gia quốc tế đã tỏ ra nghi ngờ về tuyên bố của ông Kim. 
Các chuyên gia hiện cũng vẫn nghi ngờ tuyên bố về vụ thử bom thành công được Triều Tiên đưa ra ngày 6/1. Chuyên gia về kiểm soát vũ khí và chính sách hạt nhân của Australia Crispin Rovere cho rằng dữ liệu địa chất nhận được cho thấy vụ nổ tại Triều Tiên có sức công phá yếu hơn rất nhiều so với vụ nổ trong một vụ thử bom nhiệt hạch. 
Cùng chung quan điểm trên, ông Bruce Bennett – một nhà phân tích cấp cao về quốc phòng tại Công ty Rand -  cho rằng nếu quả thực đã có một quả bom nhiệt hạch được thử nghiệm thì đó là một vụ thử thất bại, ít nhất là ở giai đoạn phản ứng tổng hợp.
“Nếu thực sự có một quả bom nhiệt hạch thì độ Richter đọc được phải mạnh hơn khoảng 100 lần” – ông Bennett nhận định. Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng Bình Nhưỡng phải mất nhiều năm nữa mới phát triển được một quả bom như vậy.
Thách thức với Liên Hợp quốc và ông Obama
Triều Tiên từng tiến hành 3 đợt thử nghiệm hạt nhân vào các năm 2006, 2009 và 2013. Các cuộc thử nghiệm này đều đưa đến một loạt các lệnh trừng phạt của LHQ.
Việc các lệnh trừng phạt này thất bại trong việc ngăn cản Bình Nhưỡng tiến hành cuộc thử nghiệm thứ 4 sẽ đặt HĐBA LHQ vào tình thế buộc phải có hành động mạnh mẽ hơn.
Thông tin về cuộc thử nghiệm thứ 4 của Triều Tiên chắc chắn cũng sẽ đẩy lùi đáng kể tiến trình đàm phán 6 bên về phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên vốn được khởi động từ năm 2008. 
Vụ việc cũng đặt ra một thách thức lớn đối với Tổng thống Mỹ Barack Obama khi trong chuyến thăm Hàn Quốc năm 2014 ông đã tuyên bố sẽ áp đặt các trừng phạt nặng nề hơn với Triều Tiên nếu nước này tiếp tục một cuộc thử nghiệm nữa./.

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu Đỗ Thị Lan phát biểu tại phiên họp.

Cân nhắc quy định về thời hạn giấy phép khai thác khoáng sản

(PLVN) - Theo Đại biểu Quốc hội, quy định về thời hạn khai thác và gia hạn thời hạn khai thác như dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản là chưa phù hợp với chủ trương của Trung ương và Tổng Bí thư, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về cải cách hành chính, tháo gỡ vướng mắc, giảm chi phí thời gian cho doanh nghiệp và chưa phù hợp với quy định về đầu tư.

Đọc thêm

Lãng phí là lực cản sự phát triển của đất nước

Đại biểu Nguyễn Hữu Thông. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) -  Theo các đại biểu Quốc hội, nếu chúng ta chống lãng phí thành công như chống tham nhũng thời gian qua thì đất nước nhất định sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Thủ tướng công tác tại Trung Quốc: Tiếp tục nâng tầm vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình.
(PLVN) -  Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, hôm nay - 5/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8, dự Hội nghị Cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc đến ngày 8/11 theo lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường.

Sửa đổi Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam: Tạo điều kiện để sĩ quan phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang trình bày tờ trình dự án Luật. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) -  Việc sửa đổi Luật Sĩ quan (LSQ) Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, đặc biệt là tăng tuổi công tác, góp phần hoàn thiện chế độ chính sách với SQ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện để SQ phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống.

Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -   Ngày 4/11, tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội, các Đại biểu đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong công tác xây dựng thể chế thời gian qua; đồng thời kiến nghị nhiều giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.