Triều Tiên phóng tên lửa qua lãnh thổ Nhật, Hàn Quốc họp khẩn

Triều Tiên phóng tên lửa qua lãnh thổ Nhật, Hàn Quốc họp khẩn
Ngày 15/9, Đài NHK của Nhật Bản cho biết Triều Tiên đã phóng một tên lửa từ thủ đô Bình Nhưỡng về phía Đông, bay qua Nhật Bản.  

"Triều Tiên phóng một tên lửa chưa xác định từ khu vực gần Sunan, Bình Nhưỡng, về phía đông sáng nay lúc 6h57", VnExpress đưa theo Yonhap dẫn thông tin từ Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết.

Theo hệ thống J-Alert của Nhật Bản, tên lửa Triều Tiên bay qua Hokkaido, phía bắc Nhật Bản, "vào 7h06 (22h06 GMT ngày 14/9), hướng về Thái Bình Dương". Tên lửa rơi xuống khu vực cách Hokkaido 2.000 km về phía đông.

Theo VietNam+, người dân ở một số tỉnh của Nhật Bản đã được yêu cầu trú ẩn trước vụ phóng nói trên. 

Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga ngay sau đó cũng đã lên tiếng lên án vụ thử tên lửa của Triều Tiên với những lời lẽ "giận dữ nhất."

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã triệu tập một cuộc họp khẩn với Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC), quy trình diễn ra sau khi Triều Tiên thử hạt nhân hoặc tên lửa.

Bộ Quốc phòng Hàn Quốc nói tên lửa Triều Tiên bay khoảng 3.700 km và đạt độ cao tối đa 770 km, cao hơn và xa hơn so với các lần thử trước đó. Tuy nhiên, cơ quan này cũng không loại trừ khả năng nó là tên lửa đạn đạo tầm trung được nâng cấp hoặc loại tên lửa đạn đạo mới.

Bộ Ngoại giao Hàn Quốc lên án Triều Tiên, gọi vụ phóng là hành động đe dọa nghiêm trọng hòa bình và an ninh quốc tế. Hàn Quốc đã chuẩn bị sẵn sàng để ứng phó mọi mối đe dọa từ Triều Tiên và sẽ tăng cường năng lực đối phó sự khiêu khích của Bình Nhưỡng.

Vụ thử tên lửa từ bệ phòng gần Bình Nhưỡng được tiến hành ngay sau khi Hội đồng Bảo an thông qua các biện pháp trừng phạt lần thứ 8 đối với Triều Tiên do chương trình hạt nhân và tên lửa của nước này.

Biện pháp trừng phạt được đưa ra sau vụ Triều Tiên thử hạt nhân lần thứ 6 hồi đầu tháng, với vụ thử bom H mà Bình Nhưỡng nói đã được thu nhỏ đủ để gắn lên một quả tên lửa.

Trước đó, ngày 6/9, Nhật Bản đã tiến hành diễn tập trên đảo Oki ở biển Nhật Bản nhằm ứng phó với việc Triều Tiên đe dọa phóng tên lửa qua lãnh thổ nước này.

Khoảng 2.000 người trên hòn đảo xa xôi Oki đã tham gia diễn tập.

Trong cuộc diễn tập, một thông điệp thông báo Triều Tiên phóng tên lửa đã được gửi tới khoảng 14.000 người thông qua hệ thống cảnh báo người dân.

Đọc thêm

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.

Mỹ chế tạo máy bay 'Ngày tận thế' mới

Một máy bay chỉ huy và điều khiển E-4B.
(PLVN) - Mỹ sẽ phát triển một máy bay “Ngày tận thế” mới để cho phép tổng thống Mỹ tiếp tục lãnh đạo đất nước trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân hoặc thảm họa lớn khác phá hủy các trung tâm chỉ huy và kiểm soát trên mặt đất.

Tiết lộ sức mạnh vũ khí 'độc nhất vô nhị' của Nga

Máy bay ném bom Tu-160 của Nga.
(PLVN) - Máy bay ném bom Tu-160M2 của Nga “vượt mặt” các loại sản phẩm đối thủ của các nước khác nên đang gây lo ngại nghiêm trọng ở các nước phương Tây, hãng tin Sputnik dẫn lại thông tin từ tờ National Interest khẳng định.