Triệt sản vẫn sinh được 2 con nhờ ông Giám đốc thương phụ nữ

Triệt sản vẫn sinh được 2 con nhờ ông Giám đốc thương phụ nữ
(PLO) -Từ dụng cụ triệt sản của tổ chức Unfpa, bác sĩ Nguyễn Đức Vy đã mày mò sáng tạo ra cần quay nâng tử cung mang tên Vy-86. Sáng chế này sẽ hạn chế được rất nhiều rủi ro trong quá trình phẫu thuật triệt sản như thủng tử cung, sang chấn cổ tử cung. 

Nảy ý tưởng từ bộ dụng cụ đình sản của Unfpa

Trong căn phòng làm việc nhỏ trên tầng hai, tuổi đã gần bát thập nhưng Thầy thuốc nhân dân, GS.TS.BSCC Nguyễn Đức Vy, Nguyên Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Nguyên Chủ tịch Hội Phụ sản Việt Nam, Nguyên Chủ tịch Viện Phụ sản Đại học Y Hà Nội vẫn cần mẫn với công việc của ngành y. Biết người viết có ý muốn được tìm hiểu về sáng chế cần quay nâng tử cung, GS Vy cẩn thận lật dở từng tài liệu, vốn đã được cất giữ rất kỹ từ nhiều năm nay. 

Giọng nói chậm rãi nhưng gọn gàng, chắc tiếng, GS Vy kể lại câu chuyện hơn 30 năm về trước. “Đó là những năm giữa thập kỷ 80 của thế kỷ XX khi Việt Nam đang trong giai đoạn bùng nổ dân số, một phụ nữ có số lần sinh đẻ từ 3 – 8 con là phổ biến với tổng tỷ suất sinh là 4,8 con/mẹ, đặc biệt là số 4 đến 5 con/mẹ chiếm tới 38.64%.

Trước áp lực dân số, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng lúc bấy giờ là Phạm Văn Đồng phải ký quyết định về việc mỗi cặp vợ chồng chỉ được sinh từ 1 – 2 con để nâng cao chất lượng sống của người dân. Tôi với tư cách là bác sĩ khoa sản được đi dự các lớp tập huấn và chương trình về dân số, được các chuyên gia nước ngoài của tổ chức y tế thế giới hướng dẫn về cách mổ triệt sản cho cả nữ và nam.

Trong nhiều phương pháp triệt sản, chúng tôi đã chọn phương pháp triệt sản nữ để tiến hành tại địa phương và chọn một trong năm phương pháp thực tiễn, khả thi và có thể mở rộng tới cơ sở được là phương pháp dưới vô cảm nhẹ và gây tê tại chỗ, với đường rạch da nhỏ từ 2 – 5cm vào ổ bụng và tìm 2 vòi tử cung để cắt đoạn và thắt hai đầu lại gây tắc vòi tử cung Pomeroy gọi là Minilap – Pomeroy.

Sau đó, Qũy Dân số Liên hợp quốc, tổ chức Unfpa có hỗ trợ chúng tôi mỗi người một bộ dụng cụ triệt sản. Nhận được bộ dụng cụ đó, tôi quay trở về Hải Hưng rồi bắt đầu phẫu thuật cho người dân”.

Bộ dụng cụ triệt sản của tổ chức Unfpa chỉ bao gồm một giá đỡ cổ tử cung và một đầu nâng, được làm bằng thép không gỉ. Trong quá trình dùng bộ dụng cụ để phẫu thuật triệt sản cho người dân, bác sĩ Vy mới nhận thấy bộ dụng cụ này có nhiều hạn chế, nếu phẫu thuật viên không làm cẩn thận có thể gây thủng, gây sang chấn cổ tử cung của chị em. 

“Từ những hạn chế đó, tôi tự hỏi tại sao không thiết kế một dụng cụ vừa cố định được cần nâng tử cung, vừa quay được tử cung theo ý muốn của phẫu thuật viên? Vì với dụng cụ mà tổ chức Unfpa đưa cho, một tay phải giữ bộ giá đỡ tử cung, tay kia lại giữ đầu nâng rất bất tiện.

Chưa kể những lúc đầu nâng và bộ giá đỡ bị xô đẩy, hay chỉ cần một cái nhích tay vô tình cũng có thể làm thủng tử cung của chị em. Và khi mổ vẫn phải cho tay vào ổ bụng để tìm 2 vòi tử cung, do đó vết mổ phải mở rộng gây đau đớn cho chị em.

Vậy nên tôi nghĩ ra cách làm bộ cánh cụp cánh xòe để vừa cố định cần nâng, là những lỗ dùi trên dây đồng nhỏ và buộc bằng dây thép vừa quay được tử cung theo ý muốn của người phẫu thuật.  Và cần nâng phải đưa lên đưa xuống dễ dàng, có cả thước đo để đo khoảng cách nâng tử cung cho chính xác”, GS Vy cho biết.

Nhờ sáng chế, phẫu thuật 30 phút chỉ còn 5 phút

Từ ý tưởng đó, GS Vy đã tự thiết kế mô hình rồi đến nhờ một người thợ kim hoàn. Sau 2 lần thử nghiệm, mô hình đã thành công. Vậy là từ một giá đỡ cổ tử cung cùng với đầu nâng, GS Vy đã thiết kế thêm bộ cánh cụp cánh xòe, thước đo, cần đưa lên đưa xuống nhờ vào 2 vít vô định.

GS Vy tươi cười cho biết: “Ý tưởng cánh cụp cánh xòe là do lúc đó tôi liên tưởng đến máy bay của địch”.

Nếu như với bộ dụng cụ của tổ chức Unfpa đưa cho phải mất 30 phút mới phẫu thuật xong một bệnh nhân thì với bộ cần nâng tử cung do GS Vy sáng chế chỉ phẫu thuật hết 5 phút, người nào bụng dầy và béo lắm thì cũng chỉ mất đến 7 phút. Đặc biệt, bộ dụng cụ sáng chế này ít tai biến hơn nhiều so với bộ dụng cụ ban đầu.

GS Vy vẫn còn nhớ như in về một buổi sáng phẫu thuật đình sản cho người dân ở xã Lạc Hồng, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hải Hưng (cũ): “Khi đó là 24 – 25 tết, tại đình xã Lạc Hồng tổ chức chiến dịch đình sản nữ.
Tôi bắt đầu mổ từ 8h sáng, nhưng đến 11h 30 mọi người đã thấy tôi mổ xong cho 40 người và ngồi vào bàn ăn trưa. Ai nấy đều ngạc nhiên bảo sao mổ nhanh thế. Lúc bấy giờ mọi người mới công nhận sáng chế của tôi có hiệu quả thiết thực như thế nào”.

Tính từ lúc sáng chế ra cần quay nâng tử cung cho đến lúc được nhận bằng sáng chế, GS Vy đã thực hiện thành công 16.000 ca mổ đình sản, không có ca nào bị tai biến, không ca nào bị chửa ngoài dạ con.

Sau khi được cấp bằng sáng chế, xí nghiệp y cụ 2 đã hợp tác cùng GS Vy sản xuất thành bộ dụng cụ để lưu hành trên toàn quốc. Nhân dịp này, GS Vy đã yêu cầu làm thêm bộ dụng cụ có đầu cong để phẫu thuật cho những chị em có vị trí tử cung bị ngả. Sáng chế cũng được chọn đưa đi triển lãm quốc tế 17 nước ở Matxcova và nhận được huy chương Bạc tại Hội chợ.

Từ triệt sản đến nối vòi trứng cho chị em

Sau khi thực hiện triệt sản cho chị em phụ nữ để giảm tải dân số, một thời gian sau, GS Vy bất ngờ chứng kiến một hoàn cảnh thương tâm. Đó là trường hợp của chị Nhường ở Chi Lăng, Thanh Miện, Hải Dương.

Trước đó, chị Nhường đã thực hiện triệt sản sau khi đã có hai con, nhưng chẳng may một con bị chết đuối. Chị Nhường đã đến gặp bác sĩ Vy trình bày mong muốn được đẻ thêm một đứa con nữa.

Sau khi chụp film, vòi tử cung đã triệt sản và khám sức khỏe, làm các xét nghiệm cần thiết, chị Nhường đã được bác sĩ Vy nối lại hai vòi tử cung bằng kỹ thuật vi phẫu. Sau khi nối lại hai vòi tử cung được 6 tháng thì chị có thai lại và rồi một cháu bé kháu khỉnh đã được sinh ra.

GS Vy tâm sự: “Trong ca mổ của chị Nhường, cái khó khăn là làm sao để có được kim, chỉ vi phẫu cho việc khâu nối lại vòi tử cung trong hoàn cảnh công tác tại một bệnh viện đa khoa trung tâm của tỉnh?.

Cũng may do có kinh nghiệm đã được làm ngoại khoa hàng chục năm, đã quen với việc mổ tiêu hóa, tiết niệu và đôi khi cả chấn thương sọ não, mạch máu, niệu quản nên chúng tôi đã xin được kim, chỉ liền kim loại 5 đến 6 số không của khoa Mắt rất phù hợp với vi phẫu”.

Từ triệt sản nữ, tức là thôi đẻ do làm tắc 2 vòi tử cung chủ động, đến việc nối lại vòi tử cung để hồi phục chức năng sinh đẻ là một quá trình hàng chục năm GS Vy phải nghiên cứu, thực hành.

Sau khi nối thành công vòi tử cung cho chị Nhường năm 1996, đến đầu tháng 4 năm 1998 trong buổi đi buồng thăm người bệnh GS Vy lại vô tình biết đến một trường hợp rất éo le và thương cảm ở Nghệ An. Đó là trường hợp một người phụ nữ ở Thiệu Nguyên, Thịnh Sơn, Nghệ An có 2 con trai nhỏ đều bị chết đuối do lũ quét, nay muốn sinh thêm con để bù đắp lại sự mất mát lớn lao trên nhưng vì đã triệt sản nên cần phải nối lại vòi tử cung.

Sau thành công của ca phẫu thuật, một năm sau, người phụ nữ trên đã báo tin mừng khi đã sinh được một đứa con khỏe mạnh và sau đó, chị còn sinh tiếp một đứa con kháu khỉnh khỏe mạnh nữa.

Sau khi có kết quả rõ ràng về vi phẫu nối vòi tử cung, bệnh nhân đến khám và chữa vô sinh ngày càng đông. Đó là niềm vui, là thành công lớn trong sự nghiệp cứu người của GS Vy và cũng là mốc đánh dấu sự phát triển của nền y học nước nhà.

Tin cùng chuyên mục

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Đọc thêm

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.

Suy hô hấp cấp vì mắc sởi

Sau 4 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo, giảm sốt, mức độ tiêu chảy giảm nhiều. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam, 56 tuổi ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh nhập viện trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.

Quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh

TP Cần Thơ đẩy mạnh quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh trên địa bàn. (Nguồn: Sở GD&ĐT TP Cần Thơ)
(PLVN) -  Việc hầu hết các em học sinh (HS) khi gặp vấn đề tâm lý không biết phải gặp ai, làm gì để giúp các em vượt qua là phản ánh rõ nét cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khoảng trống.

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.