"Con tôi cũng đã chết, nợ vẫn còn đó không biết làm sao?"

Vợ chồng anh Bình buồn bã khi nhìn di ảnh của con gái
Vợ chồng anh Bình buồn bã khi nhìn di ảnh của con gái
(PLO) -Đó là những lời tâm sự đầy nước mắt của anh Châu Nhật Bình SN 1985, ngụ ấp Phước Quới, xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng khi nhớ về con gái 4 tuổi Châu Lâm Ngọc Bằng qua đời do chứng bệnh ung thư máu. 

Cháu Châu Lâm Ngọc Bằng là con ruột của anh Châu Nhật Bình SN 1985 và chị Lâm Thị Đào SN 1978, sau khi lọt lòng mẹ được 9 tháng cháu Bằng bắt đầu sốt cao, chóng mặt nhức đầu, sau nhiều lần mua thuốc cho cháu uống, rồi đưa đi viện để tìm nguyên nhân, gia đình như chết đứng người khi biết cháu mắc trong người chứng bệnh ung thư máu.

Kể từ đó cháu Bằng phải nằm điều trị ở bệnh viện ung bướu TPHCM, ở bệnh viện nhiều hơn ở nhà ròng rã suốt hơn 3 năm liền, cháu Bằng luôn nhớ gia đình đòi về nhà. Được mẹ an ủi con không sao, khi nào hết bệnh rồi hai mẹ con cùng về, như được tăng thêm động lực của mẹ, bé Bằng vui mừng mau cho hết bệnh để được về với gia đình.

Động viên để con vui nhưng lòng chị Đào đau như cắt vì vừa thương con vừa cùng chồng chạy tiền ở khắp mọi nơi để lo chữa trị cho con. Ngoài những chi phí, thuốc men được miễn từ bảo hiểm, vợ chồng chị Đào phải vay khắp nơi để có tiền mua thuốc và mua máu từ bên ngoài vô cho con, vì có những thứ thuốc vô cho cháu Bằng trong bệnh viện lại không có và mỗi lần mua là số tiền lên tới vài triệu đồng.

Giấy xin ra viện của cháu Châu Lâm Ngọc Bằng
Giấy xin ra viện của cháu Châu Lâm Ngọc Bằng 

Cứ ngỡ nỗi đau chỉ dừng lại ở đó ai ngờ cách đây mấy tháng trong một lần đi giữ vuông sen cho chủ ở huyện Long Phú, khi trên đường về nhà anh Bình đã bị một xe máy tông từ phía sau dẫn đến bị gãy xương đầu gối, rồi phải điều trị hàng chục triệu đồng đến nay vẫn chưa khỏi vì đầu gối lâu lâu lại cương mủ, nợ nần chồng chất, khó khăn càng khó khăn, người gây tai nạn gia đình khó khăn nên cũng không đền bù được xu nào.

Mặc dù trên người vẫn còn thương tích nhưng anh Bình vẫn nén nỗi đau để đi làm mướn kiếm tiền chữa trị cho con.

Ngày 14.6.2016, biết vợ xin bệnh viện đưa con về vì không còn tiền để chữa trị cho con, tinh thần anh Bình bỗng suy sụp hẳn vì giờ đây nếu không có tiền để chữa trị tiếp cho con thì coi như vợ chồng anh không biết sống sao.

Nhà có cái gì quý giá cũng bán, chỉ mỗi có căn nhà tình thương được chính quyền cất cho, đưa con về vợ chồng anh phải để con nằm trên nền nhà với tấm nệm và cái chiếu cũ kĩ để con đỡ đau lưng.

Nghe tiếng xì xào của bà con hàng xóm đến thăm, cháu Bằng rưng rưng nước mắt, miệng mếu máo như cố kiềm đi cái nỗi đau của cha mẹ, rồi chốc chốc cháu mở mắt lên nhìn mọi người xung quanh với những câu nói đau xót “Nếu không có tiền chữa trị, cháu sẽ sống được bao lâu”. 

Đơn xác nhận gia đình khó khăn của địa phương
 Đơn xác nhận gia đình khó khăn của địa phương

Chắc có lẽ cháu Bằng đã biết trước được định mệnh của mình nên sau khi về gia đình cháu ít khóc mà miệng luôn nói những lời vui cho cha mẹ nghe, thấy con mình cười nói vui vẻ vợ chồng anh Bình càng làm tăng thêm niềm hạnh phúc mà cố quên đi nỗi đau trong lòng. Nhưng có ai ngờ khi về gia đình được 3 ngày, cháu Bằng đã qua đời trước sự thương thiết của người thân, bà con, hàng xóm.

Đám tang của cháu Bằng, người thân đến rất đông và thức trắng đêm để sưởi ấm cho vong hồn của cháu, người giúp tiền, người giúp gạo...để vợ chồng anh làm đám tang cho con gái tội nghiệp. Tạ ơn người thân, bà con, hàng xóm vợ chồng anh Bình cố nở nụ cười, nhưng lòng đau như cắt vì giờ đây số tiền hàng chục triệu đồng còn vay mượn người khác lúc con gái bị bệnh không biết sao để trả cho xong.

“Vợ chồng tôi gặp nhau không có tài sản gì quý giá, ruộng vườn thì cũng không có vì hai bên gia đình ai cũng nghèo, chỉ có mỗi căn nhà tình thương được chính quyền cất cho, giờ đây con tôi cũng đã mất, nỗi đau về tinh thần và vật chất ngày càng nhiều hơn vì không biết sao để trả nốt số tiền đã vay mượn người khác”. Anh Bình nghẹn ngào cho biết. 

Ông Lâm Can -  trưởng ban nhân dân ấp Phước Quới, xã Phú Tân cho biết “Gia đình anh Bình thuộc diện hộ nghèo và rất khó khăn lại phải gánh chịu nỗi đau khi con bị ung thư máu vừa qua đời, chúng tôi cũng vận động bà con giúp đỡ, nhưng cuộc sống của bà con ai cũng nghèo nhưng chỉ giúp được phần nào”.

Đọc thêm

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.

Nhập viện cấp cứu, điều trị tâm thần do hút thuốc

Bệnh nhân nhập viện do bị tràn khí màng phổi. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Ông N.B.T (sinh năm 1969, ở Đông Anh, Hà Nội) mới được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, đau chói vùng ngực phải, khi hít vào càng đau quặn hơn không chịu được.

Mối nguy 'bánh mì bẩn'

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Sự việc hơn 300 người nghi ngộ độc thực phẩm, 1 người không qua khỏi sau khi ăn bánh mì mua từ một tiệm tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, khiến chúng ta buộc phải nhìn thẳng vào một sự thật. Đó là món ăn đường phố nói chung và bánh mì thịt nói riêng, nét “ẩm thực độc đáo” của Việt Nam; nếu không được chế biến, bảo quản kỹ lưỡng, không được quản lý chặt chẽ đầu vào, người bán không có tâm; thì đã, đang và sẽ là một mối nguy cho xã hội.