Khảo sát được thực hiện nhằm tìm hiểu những trải nghiệm của người dùng với 21 rủi ro do các hành vi cư xử không đúng mực gây ra trên mạng. Việt Nam, có 500 người tham gia khảo sát với tuổi từ 13-74. Hiện Việt Nam đứng thứ 5 sau Nga, Columbia, Peru và Nam Phi. Tại
Theo khảo sát, các chủ đề mà người Việt thường hành xử thiếu văn minh trên mạng gồm: Các chủ đề liên quan quan hệ tình cảm, giới tính, ngoại hình, chủng tộc, và quan điểm chính trị. Đáng lưu ý, tình trạng này tại Việt Nam năm 2019 tồi tệ hơn so với năm 2018.
Cũng theo khảo sát này, một số rủi ro phổ biến trên mạng tại Việt Nam gồm: Liên lạc không mong muốn, tin lừa đảo, tin nhắn gợi dục không mong muốn, quấy rối tình dục...
Việt Nam bấy lâu nay được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển internet nhanh nhất thế giới. Với dân số hơn 96 triệu người, có tới 64 triệu người sử dụng Internet ở Việt Nam năm 2018, chiếm 67% dân số.
Nếu chỉ xét riêng về mạng xã hội Facebook, Việt Nam xếp thứ 7 trong số các quốc gia có người dùng (khoảng 59 triệu người) vào tháng 7/2018). Phải chăng đây chính là mặt trái của việc phát triển “nóng” internet?
Internet, Cách mạng công nghiệp 4.0… là quy luật của thế giới, nên không thể bàn chuyện làm sao “hãm tốc độ” phát triển internet để tránh mặt trái của công nghệ. Vậy phải làm sao để hạn chế tối đa vấn nạn “côn đồ mạng”, “anh hùng bàn phím”?
Chúng ta đã có Luật An ninh mạng, có nhiều quy tắc quy định áp dụng với những công dân mạng. Mới đây nhất, Chính phủ đã có Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin, phạt tới 20 triệu đồng với hành vi lợi dụng mạng xã hội để xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân…
Thế nhưng nhiều ý kiến cho rằng đây mới chỉ là những biện pháp giải quyết phần ngọn của vấn đề. Để triệt để vấn nạn từ phần gốc, tại trường học cần phải lồng ghép những bài học về văn hóa ứng xử trên mạng cho học sinh.
Tại gia đình, các bậc cha mẹ, ông bà cũng đồng thời phải giám sát, dạy cho con cháu nhận biết để phát huy mặt tốt, tránh xa mặt xấu mạng xã hội.
Phải liên tục nghiêm túc kiểm soát, xử lý, “bêu tên” những đối tượng sai phạm để không một công dân mạng nào nhầm tưởng “cứ lên mạng là có thể ẩn danh, có thể vô tư chửi tục, nói càn”.
Khi tất cả công dân mạng đều hiểu hậu quả của việc “cào bàn phím” trên mạng cũng sẽ phải trả giá như hành vi ứng xử ẩu trong đời thực, chắc chắc chúng ta sẽ không còn phải “đội sổ” trong danh sách đáng xấu hổ của Microsoft.