Xác định chủ thể có quyền sử dụng đất khi “sổ đỏ” có chữ “hộ”

Luật sư Quách Thành Lực - Giám đốc Công ty Luật TNHH Pháp Trị. (Ảnh: Gia Hải)
Luật sư Quách Thành Lực - Giám đốc Công ty Luật TNHH Pháp Trị. (Ảnh: Gia Hải)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình tương đối phổ biến ở nước ta, đặc biệt trong giai đoạn thi hành của Luật Đất đai năm 1993 và 2003. Tuy nhiên, một trong những khó khăn, vướng mắc cho những người liên quan và các cơ quan có thẩm quyền, đơn vị hành nghề luật là xác định chủ thể có quyền sử dụng đất khi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có chữ “hộ”...

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN) cấp cho hộ gia đình trên thực tế rất phổ biến. Tuy nhiên, thay vì đạt được mục đích xác định cụ thể, chính xác người sử dụng đất, hạn chế tranh chấp thì trên thực tế so với các chủ thể khác GCN cấp cho hộ gia đình hiện nay đang tạo ra nhiều mâu thuẫn, tranh chấp vô cùng nan giải.

Trao đổi về vấn đề này, Luật sư Quách Thành Lực - Giám đốc Công ty Luật TNHH Pháp Trị cho biết, việc GCN cấp cho hộ gia đình thì có phải mọi thành viên trong sổ hộ khẩu đều có quyền sử dụng đất (QSDĐ) hay không là điều nhiều người băn khoăn.

Cũng theo Luật sư Lực, trên thực tế, để xác định chủ thể hay thành viên nào trong gia đình có QSDĐ cũng không phải là khó và có 3 cách thức như sau:

Cách thứ nhất là, người dân cần làm đơn xác nhận nhân khẩu, liên hệ với cơ quan công an cấp xã để xác nhận thành viên hộ gia đình có tên trong sổ hộ khẩu tại thời điểm cấp sổ. Từ trên giấy xác nhận này, các bên xác định ai là thành viên trong sổ hộ khẩu thì chính là thành viên có QSDĐ, tất cả những người này cần ký vào các văn bản công chứng, chứng thực để bảo đảm giao dịch hợp pháp.

“Tuy nhiên, cách làm này sẽ thuận lợi nếu các thành viên trong sổ hộ khẩu đồng ý. Trường hợp có thành viên trong sổ không đồng ý hoặc người khác có quan hệ hôn nhân, huyết thống nhưng vì lý do nào đó không được ghi nhận trong sổ có ý kiến phản đối thì cách làm phổ biến trên sẽ không thực hiện được” - Luật sư Lực phân tích.

Cách thứ hai là, tại mục 4 phần III Về Dân sự thuộc Văn bản số 01/2017/GĐ-TANDTC của Tòa án nhân dân tối cao đã cung cấp giải pháp xác định thành viên hộ gia đình SDĐ như sau: “... Việc xác định ai là thành viên hộ gia đình phải căn cứ vào hồ sơ cấp Giấy chứng nhận QSDĐ”.

Căn cứ theo quy định trên, các bên muốn xác định thành viên hộ gia đình SDĐ tại thời điểm cấp GCN cần đề nghị Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất cung cấp hồ sơ cấp GCN. Trong hồ sơ ghi nhận thành viên nào thì đó sẽ là thành viên hộ gia đình có QSDĐ.

Cách làm này được đánh giá toàn diện hơn nhưng vẫn bộc lộ một số hạn chế như: hồ sơ cấp GCN không còn, việc lưu trữ không đầy đủ, thậm chí người dân kê khai sai, thiếu dẫn tới có người là thành viên hộ gia đình, sinh ra, lớn lên, đóng góp tạo lập nhà đất nhưng lại không được kê khai.

Cuối cùng, Giám đốc Công ty Luật TNHH Pháp Trị “chỉ ra” cách thức để xác định chủ thể có QSDĐ trong gia đình. Theo đó, người dân cần tiến hành thu thập hồ sơ, tài liệu theo hai cách trên, sử dụng tài liệu thu thập được đối chiếu với quy định pháp luật tại khoản 25 Điều 3 Luật Đất đai năm 2024 để xác định được chính xác thành viên hộ gia đình có QSDĐ.

Cụ thể, thành viên hộ gia đình SDĐ phải thỏa mãn các yếu tố được quy định tại khoản 25 Điều 3 Luật Đất đai năm 2024 như sau: “Hộ gia đình SDĐ là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có QSDĐ chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận QSDĐ, nhận chuyển QSDĐ trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành”.

Luật sư Lực đưa ra ví dụ: Một người cháu khi đó 04 tuổi là thành viên trong sổ hộ khẩu gia đình của ông, bà tại thời điểm cấp sổ hộ gia đình thì có QSDĐ hay không? Theo cách được chỉ ra trên đây, người cháu thỏa mãn 02 điều kiện đầu tiên về quan hệ nuôi dưỡng, đang sống chung, tuy nhiên điều kiện “có QSDĐ chung” phải xem xét thêm.

Nếu đất này có thể có nguồn gốc hình thành trước thời điểm người cháu ra đời, người cháu tại thời điểm cấp sổ sống phụ thuộc, không có vai trò tạo ra, duy trì tôn tạo nhà đất, chưa thành niên. Nếu như vậy người cháu không có chung QSDĐ. Đồng nghĩa không phải thành viên hộ gia đình có QSDĐ.

Còn nếu tại thời điểm người cháu 04 tuổi, Nhà nước mới tiến hành giao đất cho hộ gia đình 3 người thì người cháu sẽ có chung QSDĐ, thuộc thành viên hộ gia đình SDĐ.

“Đây là cách thức phức tạp, mất nhiều thời gian, công sức nhưng bảo đảm yếu tố pháp lý đúng đắn nhất trong thời điểm hiện tại để xác định thành viên hộ gia đình có QSDĐ” - Luật sư Lực nhấn mạnh.

Cũng theo Luật sư Lực, việc xác định thành viên hộ gia đình có QSDĐ trong GCN cấp cho hộ gia đình là vấn đề phức tạp, nhiều tranh cãi từ lý luận đến thực tiễn. Do đó, mỗi người dân cần tự trang bị cho mình những kiến thức, hiểu thức pháp lý cơ bản. Có như vậy, mỗi người dân bằng hiểu biết, sự thông thái của mình sẽ biết nên làm gì, bằng cách thức nào, từ đó, tự bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình, tránh những thiệt hại đáng tiếc có thể xảy ra.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh hoạ.

Quy định về chế độ đối với lực lượng làm nhiệm vụ chuyên trách tại nhà tạm giữ

(PLVN) -  Theo Thông tư số 15/2024/TT-BCA và các quy định hiện hành, cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ chuyên trách tại nhà tạm giữ được hưởng nhiều chế độ như phụ cấp đặc thù, bồi dưỡng khi làm việc với người nhiễm HIV/AIDS, định lượng ăn theo tính chất công việc, cùng các chính sách phụ cấp vùng khó khăn nếu có.

Đọc thêm

Làm lộ thông tin người tiêu dùng, người bán hàng có phải chịu trách nhiệm hình sự?

Luật sư Nguyễn Quang Tâm.
(PLVN) - Bạn Nam Phong (Hà Nội) hỏi: Thực tế, hiện các cửa hàng đang thực hoạt động thu thập, sử dụng thông tin của người tiêu dùng nhằm mục đích tích điểm hoặc có khuyến mãi khi đến ngày sinh nhật của khách hàng. Nhưng thời gian gần đây, tình trạng lộ thông tin cá nhân của người tiêu dùng ngày càng gia tăng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi, quyền riêng tư và lòng tin của khách hàng. Xin hỏi, trường hợp người bán hàng làm lộ thông tin khách hàng sẽ bị xử lý như thế nào? Có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh doanh, thương mại

Luật sư Lê Hiếu - Giám đốc Công ty Luật TNHH Hiếu Hùng. (Ảnh: Gia Hải)
(PLVN) - Nhiều cách hiểu khác nhau và việc áp dụng quy định của pháp luật không thống nhất liên quan đến các tranh chấp hợp đồng kinh doanh thương mại làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, nhà đầu tư và ảnh hưởng không tốt đến môi trường đầu tư, kinh doanh.

Cần làm gì khi vay tiền qua app điện thoại bị khủng bố đòi nợ?

Luật sư Lê Hiếu.
(PLVN) - Bạn Lê Duy Nghi (Quảng Trị) hỏi: Do không đáp ứng đủ tiêu chuẩn để vay tiền ở ngân hàng, tôi đã vay tiền qua app điện thoại. Tôi trễ hạn trả nợ 5 ngày nay và bị những cuộc gọi, tin nhắn đe dọa liên tục từ app cho vay tiền. Tôi đang lo tiền để trả nhưng khá hoang mang về việc bị đe dọa này, tôi phải làm như thế nào để xử lý?

Một số vấn đề pháp lý liên quan đến đất giãn dân

“Đất giãn dân” - ngay từ tên gọi cũng đã nói lên một phần nguồn gốc, quyền sử dụng của người dân với loại đất này. (Ảnh minh họa: H.T)
(PLVN) - “Đất giãn dân” - ngay từ tên gọi cũng đã nói lên một phần nguồn gốc, quyền sử dụng của người dân với loại đất này. Tuy nhiên, việc xác định tính hợp pháp về quyền sử dụng của người được nhận đất qua từng thời điểm được giao đất, để thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN) theo Luật Đất đai 2024 vẫn còn chưa thực sự thống nhất giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hành vi đánh trẻ em nhưng không gây thương tích có bị coi là bạo hành?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đánh trẻ không gây thương tích nhưng khiến trẻ sợ hãi, mất ngủ, không dám đến trường… vẫn có thể bị coi là bạo hành. Theo Luật Trẻ em 2016, hành vi làm tổn hại đến tinh thần trẻ em cũng là bạo lực và có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ vi phạm.

Bàn về cơ chế giải quyết thuận tình ly hôn

Do vẫn phải qua quy trình xét xử, các vụ việc ly hôn đã và đang tạo áp lực lớn lên hệ thống Tòa án vốn đang quá tải. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền, việc quan trọng không thể thiếu đó là cải cách tư pháp và cải cách thủ tục hành chính. Một trong những vấn đề được đặt ra đó là xử lý vụ việc thuận tình ly hôn như thế nào cho người dân thuận tiện, Nhà nước dễ quản lý, tiết kiệm chi phí, thời gian mà tính pháp lý vẫn bảo đảm an toàn.

Mức phạt mới nhất đối với xe khách tự ý thêm ghế, giường nằm không đúng quy định

Lắp thêm hoặc tháo bớt ghế, giường nằm không đúng thiết kế đều bị phạt nghiêm. (Ảnh: Kinh tế đô thị)
(PLVN) -  Bạn Phạm Anh (Lào Cai) hỏi: Tôi thường xuyên đi xe khách về quê. Tôi thấy có trường hợp nhà xe tự ý thêm ghế, thêm giường nằm so với thiết kế ban đầu. Xin hỏi, người điều khiển xe khách có lắp thêm ghế, giường nằm không đúng quy định sẽ bị xử phạt thế nào? Có bị trừ điểm Giấy phép lái xe không? Chủ xe khách giao xe lắp thêm ghế, giường nằm không đúng quy định cho người khác thì có bị xử phạt không?

Bàn về quy định khiếu nại quyết định hành chính

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Trên thực tế, nhiều quyết định hành chính (QĐHC) sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các tổ chức, cá nhân khiến quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị ảnh hưởng. Để tự bảo vệ quyền lợi của mình, các chủ thể này có quyền khiếu nại đến các cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền để yêu cầu xem xét lại QĐHC nêu trên. Tuy nhiên, không ít trường hợp, khi thực hiện quyền khiếu nại đối với các QĐHC, cá nhân, tổ chức có thể bị từ chối, không thụ lý giải quyết vì theo quy định của pháp luật, QĐHC chỉ được xem là đối tượng khiếu nại khi mà phải thỏa mãn được những dấu hiệu và những đặc điểm nhất định.

Hành vi ‘bảo kê’ sẽ bị xử lý như thế nào?

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Theo Bộ Công an, hành vi bảo kê là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng và tùy vào tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi mà người thực hiện có thể bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai có phải từ chối sang tên khi chuyển quyền nhà mà đất có tranh chấp hay không?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trong các giao dịch chuyển quyền bất động sản giữa các cá nhân với nhau thì Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) là cơ quan có vai trò giải quyết thủ tục hành chính việc sang tên. Tuy nhiên, về trách nhiệm pháp lý của đơn vị này khi thực hiện thủ tục sang tên được quy định rải rác ở nhiều văn bản pháp luật kéo qua hai thời kỳ Luật Đất đai năm 2013 và Luật Đất đai năm 2024 nên người dân tương đối khó tiếp cận. Người dân không thể tự xác định được câu trả lời nếu đất chuyển quyền có tranh chấp mà Chi nhánh VPĐKĐĐ vẫn sang tên thì có vi phạm pháp luật hay không?

Sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực có thể bị phạt tù đến chung thân

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Trả lời câu hỏi của bạn đọc về chế tài xử lý hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, Bộ Công an cho biết: Theo quy định tại Điều 193 Bộ luật Hình sự, cá nhân vi phạm có thể bị phạt tù lên đến tù chung thân, còn pháp nhân thương mại có thể bị phạt đến 18 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn, tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi và hậu quả gây ra.

Giao xe quá hạn đăng kiểm cho người khác điều khiển, chủ xe hay tài xế sẽ bị phạt?

Luật sư Lê Hiếu.
(PLVN) - Bạn Tuấn Hoàng (Hà Giang) hỏi: Tôi là tài xế ô tô chạy tuyến cố định cho một nhà xe. Một chiếc xe hiện đã hết hạn đăng kiểm, chủ xe chưa đưa xe đi đăng kiểm nhưng vẫn giao chiếc xe đó cho tôi điều khiển. Vậy xin hỏi, ô tô quá hạn đăng kiểm mà vẫn tham gia giao thông, nếu bị xử phạt thì chủ xe hay tài xế sẽ bị phạt?