Bụi mịn đến từ đâu?

Chỉ số chất lượng không khí ở Hà Nội vẫn ở mức có hại cho sức khỏe trong nhiều ngày qua.
Chỉ số chất lượng không khí ở Hà Nội vẫn ở mức có hại cho sức khỏe trong nhiều ngày qua.
(PLVN) - Nhiều ngày qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, số lượng phương tiện cơ giới lưu thông trên đường phố giảm rõ rệt. Có điều, dù một trong những “thủ phạm chính” gây ra ô nhiễm không khí (như Bộ TN&MT từng đánh giá) đã bị “triệt tiêu” tạm thời, nhưng chất lượng không khí (AQI) tại nhiều tỉnh miền Bắc vẫn rất tệ.

Sáng 21/2, AQI trung bình tại 11 trạm quan trắc tại Hà Nội đổi màu tím, chỉ dấu ảnh hưởng tới sức khỏe. Chỉ số đo bụi mịn Pm 2.5 cao không kém. Không chỉ Hà Nội, mà nhiều tỉnh miền Bắc, chất lượng không khí cũng ở tình trạng rất xấu tới nguy hại.

Ô nhiễm không khí như vậy còn có nguyên nhân từ thời tiết mưa phùn, sương mù, ít gió… khiến bụi mịn không bị xua đi. Có điều phương tiện đã lưu thông ít đi như nói ở trên, vậy bụi mịn từ đâu ra? Người ta lại nhớ đến những tranh cãi quyết liệt lâu nay về “nghi án” những nhà máy nhiệt điện gây ô nhiễm.  

Nhìn trên bản đồ, có thể thấy trong bán kính chưa đầy 200km quanh Hà Nội, ít nhất 20 nhà máy nhiệt điện đang ngày ngày xả khói mù mịt. Đại diện một nhà máy cho rằng: “Sau khi qua ống khói cao 215m ra ngoài, khí thải không gây ảnh hưởng ngoài bán kính 10km tính từ chân ống khói”. Chuyên gia môi trường phản bác ý kiến trên: “Thực tế vẫn có một lượng lớn bụi PM 2.5 bay ra ngoài” và đề xuất “để cứu bầu không khí, một trong những việc cần làm đầu tiên là giảm thiểu, tiến tới đóng cửa các nhà máy nhiệt điện”.

Có lẽ vấn đề quá phức tạp và “nhạy cảm” nên trong một cuộc họp bàn các biện pháp cấp bách cải thiện chất lượng không khí, đến Bộ trưởng TN&MT cũng tỏ ra khá thận trọng khi nói về các nhà máy nhiệt điện than: “Tôi chưa nhận định ô nhiễm ở Hà Nội có liên quan đến nguồn này... Nếu nói về không khí chung cả nước thì đương nhiên nguồn sử dụng nguyên liệu hóa thạch là phát thải ra khí nhà kính và bụi mịn”.

Quả là một “bài toán khó”, khi điện nguyên tử cả thế giới đã dần “tẩy chay”, điện gió hay điện mặt trời thì “đỏng đảnh”, thủy điện cũng có không ít mặt trái. Ví dụ nếu dừng các nhà máy điện than ngay, đất nước lấy đâu ra điện sử dụng?

Những tranh cãi nêu trên, đã đến lúc tự động chấm dứt mà không cần cơ quan môi trường kết luận, vì những ngày này “ít xe vẫn ô nhiễm không khí”, ai cũng đã hiểu bụi mịn đến từ đâu. Còn một minh chứng quan trọng nữa. Mới đây, tại Nghị quyết 55 về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn 2045 do Bộ Chính trị ban hành, đã nêu rõ: “Điện than sẽ phát triển ở mức hợp lý, ưu tiên sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, có kế hoạch sớm triển khai nâng cấp công nghệ các nhà máy điện than hiện có”.

Định hướng trên của Nhà nước đã được nhân dân và các chuyên gia ủng hộ, như một người đánh giá: “Phát triển kinh tế trước, cải thiện môi trường sau là tư duy lạc hậu. Ngày nay có rất nhiều công nghệ hiện đại, cho phép chúng ta song song thực hiện cả hai mục tiêu trên”.

Đọc thêm

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo
(PLVN) - Sau khi tiếp nhận công văn gửi kèm đơn của bà Nguyễn Thị Vân Khánh (ngụ phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm) có nội dung phản ánh Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Chi nhánh quận Hai Bà Trưng ra quyết định ngăn chặn không phù hợp pháp luật, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội mới có chỉ đạo.

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) - Bộ Quốc phòng đang dự thảo Luật Tình trạng khẩn cấp nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và nâng cao hiệu quả pháp lý của hệ thống pháp luật về tình trạng khẩn cấp; tạo lập cơ sở pháp lý, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật nhằm tăng cường tính chủ động trong việc ứng phó, khắc phục kịp thời, hiệu quả trường hợp xảy ra tình huống khẩn cấp, góp phần bảo vệ Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Sự việc dấu hiệu vi phạm trong cấp sổ đỏ tại Thanh Hóa: Văn phòng Đăng ký đất đai yêu cầu kiểm điểm 2 viên chức

Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Đông Sơn. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Ông Nguyễn Bá Khương (ngụ xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa) phản ánh việc cán bộ lập thủ tục, hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN) không đúng quy định. Mới đây, Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Thanh Hóa đã có Văn bản 407/TB-VPĐKĐĐ ngày 22/11/2024 thông báo kết quả giải quyết tố cáo.

Quy định mới về dựng lại hiện trường, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ

Quy định mới về dựng lại hiện trường, giải quyết vụ TNGT đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. (Ảnh: bocongan.gov.vn)
(PLVN) - Bộ Công an đã ban hành Thông tư 72/2024/TT-BCA quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ của Cảnh sát giao thông (CSGT); trong đó, một trong những nội dung đáng chú ý là quy định dựng lại hiện trường vụ TNGT đường bộ và giải quyết vụ việc theo thủ tục hành chính.

Lợi dụng lòng tin của người khác để lừa bán sang nước ngoài sẽ bị xử lý như thế nào?

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Mua bán người hiện nay diễn ra ngày càng phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi như lừa "việc nhẹ, lương cao" hoặc mai mối "lấy chồng ngoại quốc". Những hành vi lợi dụng lòng tin để lừa bán người ra nước ngoài sẽ bị xử lý nghiêm khắc, với mức án có thể lên đến 20 năm tù hoặc tù chung thân.

Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm soát

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Theo quy định mới tại Thông tư số 73/2024/TT-BCA của Bộ Công an về quy định công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông, kể từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm soát.

Nhiều chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 12/2024

Quy định mới về bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai. (Ảnh: Hồng Thương)
(PLVN) -  Quy định mới về bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai; tài khoản mạng xã hội phải xác thực mới được đăng thông tin; áp dụng nhiều quy định về khuyến mại; hướng dẫn định giá dịch vụ giáo dục, đào tạo... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2024.