Triển khai Luật Điện ảnh: Quyết tâm để phim Việt bứt phá

Cần xây dựng nguồn nghệ sĩ có đủ thực lực để phát triển công nghiệp điện ảnh. (Ảnh minh họa)
Cần xây dựng nguồn nghệ sĩ có đủ thực lực để phát triển công nghiệp điện ảnh. (Ảnh minh họa)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Từ năm 2023, điện ảnh Việt Nam bước vào thời kỳ hoạt động với hành lang pháp lý có nhiều điểm mới quan trọng được quy định tại Luật Điện ảnh (sửa đổi) năm 2022, mà cơ bản nhất là quan điểm phát triển “ngành công nghiệp điện ảnh”. Điều này là cơ sở để phát triển điện ảnh Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng nhu cầu hội nhập của điện ảnh nước nhà với thế giới.

Hành lang pháp lý “mở” với công nghiệp điện ảnh

Có thể nói, ứng dụng của các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, hiện tại là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đã giúp nền điện ảnh nước nhà giảm thiểu chi phí, đẩy nhanh tiến độ sản xuất, nâng cao chất lượng phim ảnh, đưa sản phẩm tiếp cận đến nhiều người xem hơn, lưu trữ số hoá tạo nên kho dữ liệu khổng lồ để mọi đối tượng có thể tiếp cận dễ dàng…

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích, cơ hội là rất nhiều thách thức. Có thể kể tới một số thách thức mà điện ảnh Việt Nam đang đối mặt trong bối cảnh 4.0 như: nạn xâm phạm bản quyền tràn lan và khó xử lý; khó khăn trong việc phát hành, phổ biến phim thông qua các ứng dụng trên nền tảng kỹ thuật số, đặc biệt là vấn đề kiểm duyệt nội dung;…

Sau 16 năm thực hiện Luật Điện ảnh năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2009, nhiều bất cập, thiếu sót đã bộc lộ như: một số quy định không còn phù hợp, hoặc đã bị bãi bỏ hoặc được quy định tại luật chuyên ngành khác; một số quy định chưa thể hiện đặc thù của điện ảnh nên không khả thi; một số vấn đề mới phát sinh chưa được quy định trong Luật, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Điện ảnh Việt Nam nhiệm kỳ IX (2020-2025), các đại biểu đã chỉ ra nhiều bất cập trong điện ảnh Việt. Đơn cử, những năm gần đây, dòng phim thị trường, thương mại do tư nhân sản xuất chiếm vai trò chủ đạo nhưng các nhà sản xuất tư nhân tập trung khai thác những đề tài thuần giải trí, đậm tính thương mại. Bởi vậy, những đề tài lịch sử, kháng chiến, cách mạng, chính luận, hiện thực xã hội, nhân sinh đều rất hiếm thấy; hầu như không có những bộ phim giáo dục lòng yêu nước, tinh thần dân tộc và những tư tưởng, thẩm mỹ có đẹp cho công chúng, đặc biệt là người trẻ tuổi. Bên cạnh đó còn có nhiều vấn đề khác như: khâu quảng bá phát hành chưa được chú trọng đúng mức, lý luận phê bình điện ảnh cũng chưa thực sự phát triển; nguy cơ điện ảnh bị “nghiệp dư hóa”…

Trước những bất cập và thách thức, Luật Điện ảnh (sửa đổi) năm 2022 có hiệu lực từ ngày 1/1/2023, được kỳ vọng sẽ đem đến nhiều cơ hội mới cho sự phát triển của nền điện ảnh Việt Nam. Theo đó, điểm mới cốt lõi nhất là quan điểm phát triển điện ảnh chính là xây dựng và phát triển ngành công nghiệp điện ảnh, thay vì cơ sở quan niệm “điện ảnh là ngành nghệ thuật” như trước đây. Cùng với đó là các nguyên tắc, chính sách, sản xuất, phát hành, phổ biến phim, quảng bá điện ảnh, xây dựng đội ngũ nghệ sĩ, huy động các nguồn lực… để tạo dựng hành lang pháp lý cho việc áp dụng các thành tựu công nghệ kỹ thuật số, trí tuệ nhân tạo và các công nghệ khoa học kỹ thuật tiên tiến khác trong quản lý, hỗ trợ công nghiệp điện ảnh phát triển.

Việc ban hành luật này thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp điện ảnh dân tộc, tạo cơ sở pháp lý để phát triển điện ảnh Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng nhu cầu hội nhập của điện ảnh nước nhà với thế giới. Bởi lẽ, công nghiệp điện ảnh là xu thế phát triển tất yếu ở các nước, là bộ phận quan trọng của công nghiệp văn hóa. Một bộ phim không chỉ là một “tác phẩm điện ảnh” mà còn là một “sản phẩm của công nghiệp điện ảnh”.

Triển khai Luật Điện ảnh: Quyết tâm để phim Việt bứt phá ảnh 1

Phim điện ảnh Việt hiện đang chủ yếu là phim thị trường. (Ảnh minh họa)

Tạo nhiều cơ hội cho phim Việt bứt phá

Luật Điện ảnh 2022 đã quy định nhiều yếu tố cần thiết để phát triển thực chất nền công nghiệp điện ảnh. Đơn cử, về phát hành, phổ biến phim, lần đầu tiên Luật quy định chế độ “tiền kiểm” kết hợp “hậu kiểm” thay vì chỉ “tiền kiểm” như trước đây nhằm đảm bảo chất lượng nội dung phim ảnh. Luật cũng nêu rõ “xây dựng, quảng bá thương hiệu điện ảnh quốc gia, vùng, địa phương, doanh nghiệp; nghiên cứu, phát triển thị trường điện ảnh trong nước và nước ngoài”, trong đó cần chú ý tới “thương hiệu” và “thị trường” là hai thành tố quan trọng của một nền công nghiệp.

Cùng với đó, Luật cũng mở rộng cho các cơ quan, đơn vị ngoài Bộ VH,TT&DL được tổ chức các sự kiện điện ảnh (quốc tế và trong nước) nhằm phát triển thương hiệu điện ảnh nước nhà. Hơn thế, Luật còn có quy định riêng về chế độ ưu đãi đối với tổ chức nước ngoài sử dụng dịch vụ sản xuất phim Việt Nam nhằm góp phần nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ làm điện ảnh, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra nước ngoài, thúc đẩy phát triển điện ảnh, du lịch và các ngành dịch vụ liên quan. Theo đó, “Nhà nước sẽ có chính sách để huy động các nguồn lực” để xây dựng công nghiệp điện ảnh.

Đáng nói, Nghị định số 131/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Điện ảnh (có hiệu lực từ 1/1/2023), cũng cho thấy quyết tâm cao độ sớm triển khai Luật Điện ảnh vào thực tế. Trong Nghị định có nhiều nội dung được dư luận quan tâm như: Quy định tỷ lệ suất chiếu phim Việt Nam, khung giờ chiếu phim Việt Nam; Phương án kỹ thuật phổ biến phim trên không gian mạng; Sản xuất phim sử dụng ngân sách Nhà nước; Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh...

Đáng chú ý, theo Nghị định này, phim Việt Nam được phát sóng trên các kênh truyền hình trong nước phải được tăng thời lượng chiếu vào các ngày lễ lớn của đất nước, phục vụ nhiệm vụ chính trị, xã hội, đối ngoại; chiếu theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, phục vụ nhiệm vụ chính trị, xã hội, đối ngoại. Phim Việt Nam cũng được ưu tiên chiếu vào một số khung giờ nhất định, và tỷ lệ suất chiếu phim Việt Nam trong hệ thống rạp chiếu phim trên toàn quốc sẽ được tăng lên theo lộ trình đề ra. Như vậy, phim điện ảnh Việt Nam sẽ có nhiều “đất diễn” và cơ hội hơn để cạnh tranh với phim điện ảnh nước ngoài so với trước đây.

Công nghiệp điện ảnh suy cho cùng vẫn là một phần của công nghiệp văn hóa. Văn hóa vừa là nền tảng tinh thần, vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển của xã hội. Bởi vậy, Nghị quyết số 33-NQ/TW (khóa XI) “về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, đã xác định mục tiêu chung là “Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Trong Quyết định số 2156/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, đã đặt mục tiêu xây dựng nền điện ảnh Việt Nam hiện đại, giàu bản sắc dân tộc, có uy tín quốc tế với ngày càng nhiều tác phẩm có giá trị tư tưởng, giáo dục, thẩm mỹ theo đúng định hướng của Đảng, Nhà nước, đáp ứng yêu cầu của nhân dân.

Việc phát triển văn hoá luôn song hành cùng với quá trình xây dựng con người. Nhưng thời qua, dư luận thường xuyên đề cập đến vấn đề nhức nhối về chất lượng và số lượng của đội ngũ nghệ sĩ vẫn còn yếu và thiếu – một trong những lý do khiến nền điện ảnh nước nhà chưa thể bứt phá. Còn tồn tại hiện tượng một số nghệ sĩ có hành vi, phát ngôn thiếu chuẩn mực, quảng cáo sai sự thật, thiếu minh bạch và trục lợi từ niềm tin của cộng đồng trong các hoạt động từ thiện, vi phạm pháp luật… khiến dư luận bức xúc, chỉ trích.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Điện ảnh Việt Nam nhiệm kỳ IX cũng chỉ ra bất cập về hoạt động đào tạo nhân lực cho ngành còn hạn chế, hiện chủ yếu do hai trường điện ảnh tại Hà Nội và TP HCM tiến hành. Mặc dù đã có thêm những hình thức xã hội hóa trong lĩnh vực đào tạo, bổ túc nghiệp vụ nhưng vẫn còn rất nhỏ lẻ, chưa đáp ứng nhu cầu thực tế. Đây là một trong những thách thức lớn cần sớm tìm ra giải pháp để phát triển công nghiệp điện ảnh nước nhà.

Tin cùng chuyên mục

Phim tài liệu “Những đứa trẻ trong sương” đoạt nhiều giải thưởng quốc tế danh giá.

Phim tài liệu: Lối đi hấp dẫn cho điện ảnh Việt

(PLVN) -  Những năm qua, mặc dù có không ít phim tài liệu Việt đoạt những giải thưởng danh giá quốc tế, một số phim tài liệu đã chinh phục đông đảo khán giả trong nước bởi sự chân thật và cách làm mới mẻ, nhưng nhìn chung phim tài liệu vẫn là một “địa hạt” rất mới mẻ chưa được khai thác và còn gặp nhiều khó khăn.

Đọc thêm

Bánh Việt và nguồn cảm hứng từ hoa sen của TAKYfood

Bánh Việt và nguồn cảm hứng từ hoa sen của TAKYfood
(PLVN) - Vẻ đẹp của bông hoa sen, sự tinh tế của những món bánh Việt trong “Quốc Túy Quý Sen” đã thể hiện sự đa dạng của ẩm thực Việt Nam, góp phần đưa văn hóa bánh Việt hòa vào bản đồ ẩm thực thế giới.

Mang văn hóa đọc đến vùng cao biên giới Quảng Bình

Lan tỏa ý tưởng văn hóa đọc về địa bàn vùng cao biên giới Quảng Bình.
(PLVN) - Hội cựu sinh viên khoá D31- Học viện ANND, Hội phụ nữ, Phòng Công tác Đảng và Công tác chính trị, Công an tỉnh phối hợp Thư viện tỉnh vừa tổ chức chương trình “Sách đến với các xã vùng biên” tại xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.

“Ngáo quyền lực” trên mạng xã hội

 Vlogger đăng tải quá trình phẫu thuật thẩm mỹ lên mạng xã hội.
(PLVN) -  Một số chủ nhân của các kênh mạng xã hội nổi tiếng, view cao đã có tâm lý “ngáo quyền lực”, từ đó gây ra những hành vi phản cảm, góp phần làm nhiễu loạn môi trường mạng.

Chạy theo “sống ảo” khiến vô cảm gia tăng

Chạy theo “sống ảo” khiến vô cảm gia tăng
(PLVN) -  “Trào lưu” chụp ảnh “tự sướng”, livestream trong đám tang nghệ sĩ nổi tiếng khiến một số người sẵn sàng chen lấn, vỗ tay, reo hò, thậm chí đạp đổ đồ lễ của gia chủ hoặc giẫm đạp lên những ngôi mộ khác. Sự vô cảm dường như gia tăng khi một số người chạy theo mục đích “câu view”, kiếm tiền, thỏa mãn sự hiếu kỳ.

“Chèo 48h”- lan tỏa tình yêu nghệ thuật chèo

Chèo 48h và các em nhỏ tại đình Hào Nam. (ảnh Nguyễn Hằng)
(PLVN) -  Lo ngại các nghệ thuật văn hóa truyền thống bị mai một, “Chèo 48h” đã đưa các bạn trẻ đến với một loại hình văn hóa dân tộc đặc sắc thông qua các hoạt động tương tác hấp dẫn, mới lạ, hòa hợp giữa dân gian và hiện đại. Sau 8 năm hoạt động, “Chèo 48h” đã gặt hái nhiều thành công.

Đặc sắc Lễ hội Chùa Bà - Cảng thị Nước Mặn

Chùa Bà tọa lạc tại thôn An Hòa (ảnh: Dũng Nhân).
(PLVN) - “Tháng giêng xem hội chùa Ông/ Mà lòng nhấc nhổm chờ mong hội Bà/ Ai đi buôn bán nơi xa/ Lo về kịp hội quê nhà thường niên”. Hội Bà chính là Lễ hội Chùa Bà - Cảng thị Nước Mặn lưu truyền từ thuở cảng thị Nước Mặn còn phồn vinh đến giờ.

Bài 3: Gìn giữ, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa: Sứ mệnh của toàn dân tộc

Bài 3: Gìn giữ, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa: Sứ mệnh của toàn dân tộc
(PLVN) -  Công cuộc gìn giữ, bảo tồn và phát huy di sản không chỉ là sứ mệnh của Nhà nước mà là của toàn dân. Nhà nước và nhân dân cũng tham gia bảo vệ, phát triển các giá trị quý báu của văn hóa dân tộc, điều này đã được thể hiện rõ trong Đề cương về văn hóa năm 1943 và Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 của Đảng và Nhà nước ta.

Khi ballet kết hợp với dân gian Việt

Sự độc đáo của vở vũ kịch Đông Hồ khi truyền thống hội hoạ dân gian kết hợp cùng nghệ thuật cổ điển và đương đại của thế giới.(ảnh Nhà hát Vũ kịch Việt Nam).
(PLVN) - Những năm gần đây, Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam luôn nỗ lực đưa nghệ thuật hàn lâm nói chung và ballet nói riêng đến gần hơn với công chúng Việt, qua sự kết hợp nghệ thuật hội họa truyền thống hay sự kết nối giữa truyền thuyết dân gian Việt Nam với nghệ thuật ballet cổ điển thế giới.

Phát triển thương hiệu du lịch Việt qua điện ảnh

Trường quay phim tại Ninh Bình đã trở thành điểm đến hút khách du lịch.
(PLVN) - Việt Nam có thiên nhiên phong phú, bối cảnh đẹp và đa dạng là chất liệu tuyệt vời cho ngành điện ảnh trong và ngoài nước. Mặt khác, nền điện ảnh đầy triển vọng cũng được xem là một kênh quảng bá du lịch hữu hiệu. Dù vậy, việc khai thác mối liên kết giữa du lịch và điện ảnh vẫn còn là tiềm năng bỏ ngỏ.

Bài 2: Thú chơi cổ vật và góc nhìn từ pháp luật

Giám đốc Sở VH-TT TP HCM tặng hoa các nhà sưu tầm Đông Nhựt, Việt Hùng, Nguyễn Thị Tuyết, Chí Thanh. (Ảnh: Bảo tàng Lịch sử TP HCM)
(PLVN) -  Ngày 30/1/2023, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định công nhận 27 bảo vật quốc gia (đợt 11, năm 2022). Điều đáng nói, trong đó có nhiều hiện vật, nhóm hiện vật đang được lưu giữ tại các bộ sưu tập tư nhân. Điều này cho thấy việc tư nhân sưu tập cổ vật vẫn là dòng chảy mạnh mẽ và rất cần hoàn thiện pháp luật trong công tác quản lý để tiếp tục phát triển.

Bài 1: Phát triển bảo tàng tư nhân - chuyện không của riêng ai

Bảo tàng Làng chài xưa có hướng đi phù hợp, thu hút lượng khách lớn đến tham quan hàng tuần.
(PLVN) -  LTS: Trong dòng chảy của công cuộc bảo tồn di sản văn hóa của cha ông, không thể thiếu sự đóng góp của nhiều cá nhân thông qua các hoạt động sưu tầm, lưu giữ cổ vật cũng như phát triển bảo tàng tư nhân. Tuy nhiên, cùng với tâm huyết vì tình yêu với di sản, họ cũng luôn mong muốn tình yêu ấy không bị mài mòn bởi gánh nặng cơm áo. Vì thế, ngoài nỗ lực tự thân thì sự hỗ trợ hợp lý của cơ quan quản lý Nhà nước, cũng như hàng lang pháp lý hanh thông là vấn đề vô cùng quan trọng.