Giáo hội ban hành Thông bạch hướng dẫn tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 (2024)

Giáo hội ban hành Thông bạch hướng dẫn tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 (2024)
0:00 / 0:00
0:00
Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS GHPGVN ấn ký ban hành Thông bạch số 088/TB-HĐTS gửi đến Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố hướng dẫn tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 – Dương lịch 2024.

Theo đó, thông bạch của Giáo hội nhận định: Kỷ niệm ngày Đức Phật đản sinh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Tăng Ni, Phật tử trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Ngày đản sinh của Đức Phật đã được Liên hợp quốc tổ chức hàng năm là lễ hội tôn giáo thế giới nhằm tôn vinh những giá trị nhân văn sâu sắc của Phật giáo vì hòa bình cho nhân loại.

Ban Thường trực Hội đồng Trị sự đề nghị Ban Trị sự GHPGVN các cấp, các chùa, cơ sở tự viện trong cả nước, Tăng Ni và đồng bào Phật tử tổ chức lễ kỷ niệm ngày Đức Phật đản sinh lần thứ 2648 năm - Phật lịch 2568 như sau:

I. CÔNG TÁC TỔ CHỨC

1. Ban tổ chức và kế hoạch tổ chức Đại lễ:

1.1. Quý Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh, thành phố thành lập Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản do Trưởng ban Ban Trị sự làm Trưởng ban Tổ chức.

1.2. Lập kế hoạch tổ chức Đại Lễ Phật đản Phật lịch 2568 và Tuần lễ Phật đản của địa phương, thông báo kế hoạch tổ chức với chính quyền địa phương, tôn giáo và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố để được hỗ trợ trong công tác tổ chức.

2. Địa điểm tổ chức:

Lễ đài tập trung được tổ chức tại Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh, thành phố và Ban Trị sự GHPGVN cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc các địa điểm thích hợp cho phép.

3. Thời gian tổ chức:

Từ ngày 01/4 - 15/4/Giáp Thìn (tức 08/5 - 22/5/2024), trong đó:

- Tuần lễ Phật đản: Từ ngày mùng 08/4 - 15/4/Giáp Thìn (tức 15/5 - 22/5/2024);

- Chính lễ ngày 15 tháng 4 năm Giáp Thìn (tức 22/5/2024).

II. NỘI DUNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN

1. Thông điệp Phật đản PL. 2568 của Đức Pháp chủ GHPGVN.

2. Diễn văn Đại Lễ Phật đản PL. 2568 của Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN.

3. Bài giảng về ý nghĩa Phật đản PL.2568 của Ban Hoằng pháp Trung ương GHPGVN.

4. Các biểu ngữ được treo trong ngày Đại lễ Phật đản:

- Kính mừng Đại lễ Phật đản - PL. 2568

- Đoàn kết hòa hợp, trưởng dưỡng đạo tâm, trang nghiêm Giáo hội.

- Phục vụ chúng sinh là thiết thực cúng dường Chư Phật.

III. HÌNH THỨC TỔ CHỨC ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN

1. Đại lễ Phật đản có thể tổ chức 01 ngày trọng thể, hoặc tổ chức Tuần lễ kính mừng Phật đản tùy theo tình hình thực tế tại địa phương.

2. Các chùa, cơ sở tự viện tổ chức bồn tắm Phật truyền thống và khuyến khích các gia đình tôn trí bồn tắm Phật nơi trang nghiêm tại tư gia thực hiện nghi thức tắm Phật cầu quốc thái dân an, thế giới hòa bình.

3. Treo cờ, phướn, lồng đèn, thiết lập vườn Lâm Tỳ Ni, biểu ngữ Kính mừng Phật đản… tại Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh, thành phố và cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, các cơ sở tự viện của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và tại tư gia Phật tử. Các Ban Trị sự, các chùa, cơ sở tự viện nếu có điều kiện thì tổ chức diễu hành xe hoa.

Để việc treo cờ được trang nghiêm, cờ Tổ quốc bên tay phải, cờ Phật giáo bên tay trái (từ mặt chính diện trụ sở nhìn ra).

Trường hợp treo cờ, biểu ngữ, pano ngoài phạm vi cơ sở thờ tự cần báo trình với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, hoặc với Phòng Văn hóa Thể thao địa phương để được hướng dẫn cụ thể.

4. Tổ chức đặt vòng hoa tưởng niệm Anh hùng Liệt sĩ tại nghĩa trang và đài Liệt sĩ...

5. Tổ chức thăm viếng và tặng quà các gia đình có công với nước, thương binh, các gia đình liệt sĩ, các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em khuyết tật, mồ côi, trại dưỡng lão…

6. Có kế hoạch đảm bảo an toàn trong việc phòng, chống dịch bệnh và an toàn vệ sinh thực phẩm, chống cháy nổ trong suốt thời gian tổ chức Đại lễ.

IV. CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PL.2568

1. Ngày 08 tháng 4 năm Giáp Thìn (15/5/2024):

- Đúng 04 giờ sáng, tất cả các chùa, cơ sở tự viện trong cả nước cử 03 hồi chuông trống Bát nhã kính mừng Đức Phật đản sinh, cầu nguyện quốc thái dân an.

- Tổ chức tuần lễ tụng kinh Kính mừng Phật đản, Kinh Chuyển Pháp luân, và các Kinh cầu an…, cầu nguyện quốc thái dân an, thế giới hòa bình.

2. Ngày 15 tháng 4 năm Giáp Thìn (tức 22/5/2024):

(1). Đúng 04 giờ sáng, tất cả các chùa, cơ sở tự viện trong cả nước cử 03 hồi chuông trống Bát nhã rước Đức Phật Đản sinh.

(2). Cử hành Đại lễ Phật đản:

- Niệm Phật cầu gia bị.

- Cử Quốc ca, Đạo ca.

- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu tham dự, chương trình Đại lễ.

- Dâng hoa kính mừng Phật đản.

- Tuyên đọc Thông điệp Phật đản PL. 2568 của Đức Pháp chủ GHPGVN.

- Diễn văn Đại lễ Phật đản PL. 2568 của Hòa Thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN.

- Phát biểu của đại diện Chính quyền.

- Nghi thức tụng niệm kính mừng Phật đản.

- Nghi thức Tắm Phật.

- Hồi hướng.

- Thả chim Bồ câu và bóng bay hòa bình.

- Cảm tạ của Ban tổ chức.

3. Chương trình thuyết giảng, diễu hành xe hoa, sự kiện văn hóa: tại chùa, cơ sở tự viện; tổ chức các chương trình văn hóa, nghệ thuật, triển lãm chào mừng và diễu hành xe hoa (nếu có điều kiện)…

V. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC

1. Trên cơ sở kế hoạch tổ chức Đại lễ Phật đản PL. 2568 và Tuần lễ Phật đản, Quý Ban đăng ký việc tổ chức Đại lễ Phật đản với chính quyền địa phương, tôn giáo và với UBND tỉnh, thành phố đề nghị hỗ trợ tổ chức thành công Đại lễ.

2. Liên hệ với các cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình Trung ương, các địa phương, và của Giáo hội để đưa tin về chương trình Đại lễ Phật đản PL. 2568.

3. Các Ban Trị sự có nhu cầu tổ chức truyền hình trực tiếp Đại lễ Phật đản trên Truyền hình An Viên (BTV9), Phật sự Online và các nền tảng số của Giáo hội …đề nghị liên hệ với Văn phòng Trung ương Giáo hội (VP1, VP2).

4. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu Ban Trị sự địa phương nào cần sự hỗ trợ của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự thì liên hệ về Văn phòng Trung ương Giáo hội (VP1, VP2).

5. Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị Quý Ban Trị sự GHPGVN các cấp, chư Tôn đức trụ trì các Tự viện, Tăng Ni và Phật tử hoan hỷ phát tâm cúng dường công đức, trí tuệ vào việc tổ chức Đại Lễ Phật đản Phật lịch 2568 được thành tựu viên mãn.

Đọc thêm

Thư thái tâm hồn qua những mùa sen

Bình yên bên những cánh sen bạt ngàn trên vùng Đồng Tháp Mười. (Ănh: Viện PTDLCA)
(PLVN) - Sen - loài hoa mọc lên giữa bùn đen nhưng vẫn tỏa hương thơm ngát là biểu tượng cho tâm hồn, cốt cách, ý chí của người dân Việt Nam. Mỗi mùa sen, nhiều người lại chữa lành tâm hồn bằng những cách khác nhau.

Điều vĩ đại giản đơn

Điều vĩ đại giản đơn
(PLVN) - Chúng ta thường bảo rằng, có cha mẹ thì mới có con cái. Nhưng nghĩ một cách khác đi, thì khi một em bé cất tiếng khóc chào đời, cùng lúc ấy, thế giới có thêm một người cha, người mẹ.

Người cha chơi bóng bàn trong ký ức của con gái

 Ảnh trong bài: NVCC
(PLVN) - MC Nguyễn Hoàng Nguyệt Ánh có một người cha mà cô luôn coi là “người đặc biệt”, là người “giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Ông là Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên đoàn Bóng bàn TP HCM Nguyễn Trọng Trúc, người có công gây dựng nền bóng bàn Việt Nam từ Bắc đến Nam.

Chụp ảnh 'sống ảo' - Đừng tự biến mình thành nạn nhân

Một số người trẻ bất chấp nguy hiểm chụp hình ở “mỏm đá tử thần”. (Ảnh: Giáng Ngọc)
(PLVN) - Trào lưu chụp ảnh mạo hiểm để sống ảo, chụp ảnh tự sướng tại các cung đường uốn lượn, chỏm núi cao, gần vực sâu, bên thác nước chảy xiết… và tung lên mạng xã hội để đổi lấy những lượt “like” khiến nhiều du khách thích thú. Nhưng chỉ một cú sảy chân hay đơn giản là một pha mất thăng bằng do quá tập trung vào việc selfie, có thể đẩy họ đến gần hơn với “tử thần” đang chực chờ.

Cặp đôi 'hổ phụ sinh hổ tử' của làng sân khấu Việt Nam

Cặp đôi 'hổ phụ sinh hổ tử' của làng sân khấu Việt Nam
(PLVN) - Dân gian thường có câu “hổ phụ sinh hổ tử”, “cha nào con nấy” hay “con nhà tông không giống lông cũng giống cánh” - hàm ý về sự truyền thừa tài năng, khí chất và phẩm cách giữa các thế hệ trong một gia đình. Thực tế, trong dòng chảy nghệ thuật Việt Nam, có những cặp bố - con nổi tiếng, ghi dấu ấn đậm nét trong cùng một lĩnh vực hoặc tỏa sáng ở những con đường khác nhau.

Trăng lên từ phía hoa

Trăng lên từ phía hoa
(PLVN) - Thức liên tục gắp thức ăn cho mẹ. Sự cố gắng của con trai cả khiến bà Mai thấy thương. Bà biết, con dâu chẳng ưa gì mình, còn Thức cố xóa nhòa khoảng cách mẹ chồng - nàng dâu.

Giải chạy 'Chung một quyết tâm - Vì cộng đồng không ma túy' lần đầu tổ chức tại Quảng Ninh

Với quy mô mở rộng lên tới 5.000 vận động viên, sự kiện năm nay không chỉ là một hoạt động thể thao phong trào, mà còn là thông điệp mạnh mẽ hưởng ứng Tháng hành động phòng chống ma túy và Ngày Toàn dân phòng, chống ma túy.
(PLVN) - Hưởng ứng Tháng hành động phòng, chống ma túy, Bộ Công an và UBND tỉnh Quảng Ninh đồng chủ trì tổ chức chương trình "Chung một quyết tâm - Vì cộng đồng không ma túy". Qua đó, góp phần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn ma túy.

Bình Định khai mạc Lễ hội du lịch hè năm 2025

Bình Định khai mạc Lễ hội du lịch hè năm 2025
(PLVN) - Tối 13/6, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành (TP Quy Nhơn), UBND tỉnh Bình Định tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch hè năm 2025 với chủ đề: “Quy Nhơn- Thiên đường biển- Khát vọng vươn xa”.

Bước đi thiết thực để gìn giữ nghề tranh Đông Hồ

Các nghệ nhân Kinh Bắc bảo tồn tranh Đông Hồ. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Tranh dân gian Đông Hồ là một di sản văn hóa quý giá của dân tộc. Việt Nam đã hoàn thiện hồ sơ đề cử “Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ” để trình UNESCO. Hiện hồ sơ đang được Hội đồng của Công ước 2003 UNESCO thẩm định và đề xuất nhận xét cho Ủy ban Liên chính phủ Công ước 2003 quyết định. Việc công bố dự kiến sẽ được thực hiện vào cuối năm nay.

Quyết tâm đưa bóng đá nữ Việt Nam thành 'thương hiệu quốc tế'

Ảnh: VFF
(PLVN) - Trong khi đội tuyển nam quốc gia vẫn loay hoay tìm kiếm danh vọng ở Đông Nam Á, thì đội tuyển nữ Việt Nam đã tham dự World Cup. Mới đây, VFF đặt quyết tâm đội tuyển nữ thêm một lần nữa giành được tấm vé tham dự World Cup 2031 và trở thành một thế lực ở châu Á.