Nét đẹp ngôi chùa hàng trăm năm tuổi tại Trà Vinh

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Một ngôi chùa tại Trà Vinh mang trong mình nét cổ kính và dường như bất tử với thời gian; khiến nhiều du khách xiêu lòng mỗi khi ghé thăm.

Trà Vinh là một trong hai tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long có nhiều đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Đến đây, du khách sẽ dễ dàng bắt gặp rất nhiều ngôi chùa mang bản sắc văn hóa của người Khmer. Mỗi một ngôi chùa đều là một công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc. Trong đó chùa Nodol là một cái tên không thể không nhắc đến.

Chùa Nodol hay chùa Cò, chùa Giồng Lớn có lối kiến trúc mang đậm văn hóa của dân tộc Khmer (ảnh Nguyễn Thuận).

Chùa Nodol hay chùa Cò, chùa Giồng Lớn có lối kiến trúc mang đậm văn hóa của dân tộc Khmer (ảnh Nguyễn Thuận).

Nằm cách TP Trà Vinh 40km về phía nam, chùa Nodol hay còn gọi là chùa Giồng Lớn, chùa Cò (tại ấp Cây Da, xã Đại An, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh) là một ngôi chùa cổ được xây cách đây hơn 300 năm. Theo ghi chép, chùa Nodol được xây dựng lần đầu vào năm 1677 và sau đó được trùng tu nhiều lần. Trải qua hàng trăm năm lịch sử, chùa Nodol vẫn giữ được vẻ đẹp kiến trúc cổ kính đặc biệt của mình.

Bước từ ngoài vào, du khách ngay lập tức bị thu hút bởi cổng tam quan được xây dựng uy nghiêm, bề thế có nét đặc trưng với 3 ngọn tháp nổi bật. Cổng được tạo tác rất tỉ mỉ với bức họa nổi hình hoa sen ở hai bên cột. Khuôn viên chùa được bao bọc bởi hàng cây xanh rợp chạy dọc theo bức tường dài với những nét hoa văn chạm trổ, uốn lượn đầy bắt mắt. Bước vào trong khuôn viên là một loạt các công trình như chánh điện, tháp đựng cốt, nhà tăng, nhà hội… được xây dựng hài hòa nhưng không kém phần bề thế, lộng lẫy.

Cánh cổng được tạo tác tỉ mỉ kèm với những hoa văn hoạ tiết tinh xảo khiến du khách ngỡ ngàng (ảnh Nguyễn Thuận).

Cánh cổng được tạo tác tỉ mỉ kèm với những hoa văn hoạ tiết tinh xảo khiến du khách ngỡ ngàng (ảnh Nguyễn Thuận).

Công trình trung tâm là khu chánh điện thiết kế mái uốn cong theo mô hình đuôi rồng, bên trên có những đỉnh tháp nhọn theo hình của chùa tháp Khmer. Các trụ đỡ, hành lang khu chánh điện được trang trí với những hình tượng quen thuộc của người Khmer như: thần bốn mặt Mohabrom, chim thần Kâyno, thần Riehu, Mahaknốt… Bên ngoài chánh điện sơn son thếp vàng và được trang trí hoa văn tinh xảo. Không gian bên trong chánh điện cũng được bày trí rất trang nghiêm với tượng Đức Phật Thích Ca rất lớn ở chính giữa cùng với các bức tượng nhỏ ở bên cạnh. Vách tường và trần nhà được trang trí bằng nhiều bức tranh rất lộng lẫy, nhiều màu sắc, thể hiện các chủ đề Phật giáo.

Chánh điện được trang trí lộng lẫy với nhiều hoa văn tinh xảo (ảnh Nguyễn Thuận).

Chánh điện được trang trí lộng lẫy với nhiều hoa văn tinh xảo (ảnh Nguyễn Thuận).

Theo người dân nơi đây chia sẻ, cái tên đặc biệt chùa Cò đã có từ rất lâu, bắt nguồn từ việc khuôn viên chùa trở thành điểm trú ngụ cho hàng nghìn con chim, cò… về đây sinh sống. Nhờ không gian yên tĩnh của chùa và những lũy tre, hàng cây sao, cây dầu mọc um tùm, rậm rạp đã trở thành điểm dừng chân lý tưởng cho chúng. Từ cò trắng, cò quắm, cò mỏ vàng, cò mỏ đen, còng cọc,… đều tập trung về. Tuy nhiên thời gian gần đây số lượng các loại này về chùa Nodol đã ít đi nhiều so với trước.

Thần bốn mặt – biểu tượng quen thuộc của người Khmer (ảnh Nguyễn Thuận).

Thần bốn mặt – biểu tượng quen thuộc của người Khmer (ảnh Nguyễn Thuận).

Đối với người dân ấp Cây Da, chùa Nodol không chỉ là một địa điểm tôn giáo quan trọng mà còn là một điểm du lịch văn hóa thu hút du khách. Từ cổng chùa đến từng công trình bên trong, mỗi chi tiết đều mang đậm dấu ấn của nền văn hóa Phật giáo nam tông Khmer. Có thể nói, chùa Nodol còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển văn hóa truyền thống của người Khmer tại Trà Vinh.

Hàng năm, vào những dịp lễ hội truyền thống, chùa Nodol còn là nơi hội tụ của đông đảo cộng đồng người dân diễn ra các hoạt động tôn giáo và văn hóa đặc sắc. Vào những dịp này, du khách đến đây không chỉ để chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc và không gian linh thiêng của chùa, mà còn có cơ hội để tìm hiểu về văn hóa, lịch sử và hòa vào đời sống của người Khmer tại Trà Vinh.

Dù đã trùng tu, sửa chữa qua nhiều lần nhưng chùa Nodol vẫn còn lưu giữ được những nét văn hóa cổ xưa (ảnh Nguyễn Thuận).

Dù đã trùng tu, sửa chữa qua nhiều lần nhưng chùa Nodol vẫn còn lưu giữ được những nét văn hóa cổ xưa (ảnh Nguyễn Thuận).

Từ những nét đặc trưng của kiến trúc đến những hoạt động văn hóa, chùa Nodol là biểu tượng của sự gắn kết giữa tín ngưỡng và văn hóa trong cộng đồng người Khmer tại ấp Cây Da. Đến với chùa Nodol, du khách cảm thấy tâm hồn mình thư thái, tĩnh lặng và muốn hòa mình, đắm chìm cùng với thiên nhiên hoang dã.

Các công trình được xây dựng một cách hài hòa tạo không gian thoáng đãng, thanh tịnh cho ngôi chùa (ảnh Nguyễn Thuận).

Các công trình được xây dựng một cách hài hòa tạo không gian thoáng đãng, thanh tịnh cho ngôi chùa (ảnh Nguyễn Thuận).

Chánh điện được sơn son thếp vàng óng ánh - đặc trưng của những ngôi chùa Khmer (ảnh Nguyễn Thuận).

Chánh điện được sơn son thếp vàng óng ánh - đặc trưng của những ngôi chùa Khmer (ảnh Nguyễn Thuận).

Chùa Nodol không chỉ là điểm thờ tự, tín ngưỡng mà còn là nơi học tập, giáo dục đạo đức, bảo tồn văn hóa nghệ thuật truyền thống của người Khmer tại Trà Vinh (ảnh Nguyễn Thuận).

Chùa Nodol không chỉ là điểm thờ tự, tín ngưỡng mà còn là nơi học tập, giáo dục đạo đức, bảo tồn văn hóa nghệ thuật truyền thống của người Khmer tại Trà Vinh (ảnh Nguyễn Thuận).

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Một thoáng rạ rơm

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Khi những hạt thóc căng mẩy màu vàng ươm đu mình cùng uốn cong thân lúa là lúc vào mùa gặt. Chiếc máy gặt đập liên hoàn hăng hái chạy những đường vòng đều đặn từ đầu ruộng đến cuối ruộng, từ ruộng này sang ruộng khác.

Vị sư hơn 30 năm "gieo" chữ cho con em ở phum sóc

Vị sư hơn 30 năm "gieo" chữ cho con em ở phum sóc
(PLVN) - Trong không khí tưng bừng đón mừng Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer, Phóng viên Báo PLVN có dịp đến thăm Hòa thượng Hữu Hinh - Trụ trì chùa Ghositaram (còn gọi là chùa Cù Lao). Một ngôi chùa Khmer cổ đẹp nhất Đồng bằng sông Cửu Long tọa lạc tại ấp Cù Lao, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu.

Một số điểm mới giúp hoàn thiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo

Ảnh minh họa!
(PLVN) - Nghị định số 95/2023 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo ra đời đã có nhiều điểm mới nổi bật hơn so với Nghị định 162/2017, góp phần hoàn thiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo cũng như nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo thời gian tới...

Những hình ảnh ấm áp của hành trình thiện nguyện “Sống yêu thương”

Những hình ảnh ấm áp của hành trình thiện nguyện “Sống yêu thương”
(PLVN) -  Chương trình thiện nguyện của Ban Doanh nhân Pháp luật - Báo Pháp luật Việt Nam - đã kết thúc tốt đẹp nhưng những cảm xúc bồi hồi vẫn còn đọng lại trong những người tham gia chương trình. Nhiều hình ảnh rưng rưng vẫn còn được lưu giữ, như nhắc nhở chúng tôi phải luôn tâm niệm “Sống yêu thương”...

Sức khỏe tinh thần, xin đừng bỏ qua!

Tinh thần lạc quan, tích cực có tác dụng lớn với con người. (Ảnh minh họa - Nguồn: leep.app)
(PLVN) - Sức khỏe về tinh thần quan trọng không kém thể chất. Một người muốn sống lành mạnh, hạnh phúc, cần cân bằng giữa việc rèn luyện cả bên trong và bên ngoài.

Khánh thành di tích lịch sử văn hoá Đình làng Tía

Khánh thành di tích lịch sử văn hoá Đình làng Tía
(PLVN) - Sáng ngày 31/3/2024, thôn Tử Dương, xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín đã long trọng tổ chức lễ Khánh thành Đình làng Tía. Đây là ngôi Đình được xây dựng từ lâu đời, nơi thờ thành hoàng làng và những người có công khai phá xây dựng và bảo vệ làng xóm.

“Tháng 3 giỗ mẹ” - tưởng nhớ Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Lễ hội Phủ Dầy được tổ chức vào tháng 3 âm lịch hàng năm nhằm tôn vinh Thánh Mẫu Liễu Hạnh. (ảnh: Báo Công luận)
(PLVN) - Từ sâu thẳm trong tâm thức văn hóa dân gian, hàng trăm năm nay, khắp trong Nam, ngoài Bắc, Nhân dân ta luôn có sự ngưỡng vọng, gửi gắm niềm tin ở Mẫu Liễu Hạnh - Mẫu nghi thiên hạ - người mẹ của muôn dân. Vào tháng 3 âm lịch hàng năm, nhiều nơi tâm linh đã tổ chức Lễ giỗ Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh trang trọng nhằm tôn vinh, tưởng nhớ Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

Bồ tát Phổ Hiền là ai?

Bồ tát Phổ Hiền được xem là một trong tứ đại Bồ tát của Phật giáo.
(PLVN) - Bồ tát Phổ Hiền được xem là một trong tứ đại Bồ tát của Phật giáo. Ngài và Bồ tát Văn Thù là thị giả của Phật Thích Ca Mâu Ni. Bồ tát Văn Thù cưỡi sư tử đứng thị giả ở bên trái và Bồ tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng đứng thị giả ở bên phải.