'Tránh tình trạng địa phương chạy lên Trung ương xin thủ tục'

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại phiên họp.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại phiên họp.
(PLO) - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu như vậy tại phiên họp Chính phủ thường kỳ diễn ra hôm qua (3/7).

Cuộc họp được tổ chức với hình thức trực tuyến với các lãnh đạo của 63 tỉnh, TP trong cả nước để đánh giá lại các hoạt động 6 tháng đầu năm 2017, đồng thời đưa ra các chủ trương quyết liệt, đồng bộ, sáng tạo, thực hiện tốt công việc 6 tháng cuối năm 2017.

Cải cách đổi mới mạnh mẽ hơn nữa

Nhận định về nửa đầu năm 2017, Thủ tướng cho rằng các chỉ số cơ bản của “sức khỏe” nền kinh tế đều tốt, như kinh tế vĩ mô ổn định; lạm phát ở mức thấp; tăng trưởng GDP 6 tháng đạt 5,73%, trong đó nông nghiệp, dịch vụ phục hồi mạnh. Theo Thủ tướng, kim ngạch thương mại hai chiều 6 tháng đầu năm đạt khoảng 200 tỷ USD, thu ngân sách tăng mạnh... Các mặt văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh, đối ngoại cũng đạt nhiều kết quả khả quan.

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng thẳng thắn chỉ ra nhiều hạn chế, thách thức. Trong lĩnh vực nông nghiệp, việc tiêu thụ một số nông sản còn khó khăn, giá bán giảm, ảnh hưởng đến người sản xuất. Tăng trưởng công nghiệp, xây dựng cũng thấp hơn cùng kỳ; sản xuất kinh doanh có phát triển nhưng doanh nghiệp vẫn còn gặp khó khăn, chi phí sản xuất còn cao. Việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn còn chậm. Cho đến nay mới cổ phần hóa 20 doanh nghiệp, xây dựng phương án cổ phần hóa 21 doanh nghiệp, mới thoái vốn 11.600 tỷ đồng, trong khi kế hoạch đề ra là 60.000 tỷ đồng. Nhiều vấn đề xã hội bức xúc như mất vệ sinh an toàn thực phẩm, ngộ độc thực phẩm tập thể, bất cập trong khám chữa bệnh, nợ đóng bảo hiểm xã hội, bạo lực học đường, xâm hại trẻ em, ô nhiễm môi trường… vẫn xảy ra.

Từ những thành quả, bất cập nêu trên, Thủ tướng cho rằng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm còn rất nặng nề. Riêng về tăng trưởng, để cả năm 6,7% thì 6 tháng cuối năm phải tăng 7,42%. Theo Thủ tướng, đây là mục tiêu cao nhưng chúng ta có cơ sở, căn cứ để đạt được bởi các ngành, các lĩnh vực chủ yếu đang phục hồi mạnh; xu hướng quốc tế, trong nước đều thuận lợi. “Chúng ta còn nhiều dư địa để tăng trưởng. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải quyết tâm, nỗ lực hơn nữa, hành động quyết liệt hơn nữa, cải cách đổi mới mạnh mẽ hơn nữa, nhất là các bộ quản lý sản xuất kinh doanh và vùng kinh tế trọng điểm, các thành phố lớn”, Thủ tướng nói.

Một bộ phận cán bộ chính quyền còn để xảy ra tai tiếng

Để hướng tới mục tiêu trên, Thủ tướng đề nghị các thành viên Chính phủ, các địa phương đưa ra đề xuất giải pháp cụ thể, làm rõ Chính phủ phải làm gì, từng bộ, ngành, địa phương phải làm gì để bảo đảm tăng trưởng từng ngành, từng lĩnh vực và cả nền kinh tế. Thủ tướng nhấn mạnh, cần phân cấp, giao quyền mạnh mẽ hơn cho các địa phương để tránh tình trạng địa phương phải chạy lên trung ương xin thủ tục. Bên cạnh giải quyết vấn đề kinh tế, cần quan tâm hơn đến các vấn đề xã hội bức xúc.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh giải pháp cải cách mạnh mẽ hơn thủ tục hành chính vì đây là vấn đề mà người dân và doanh nghiệp còn phàn nàn nhiều. “Trong 6 tháng đầu năm, chúng ta đã đưa ra nhiều cơ chế, nhiều giải pháp, chính sách đồng bộ, đầy đủ nhưng việc triển khai còn thiếu lửa, không quyết liệt trong một bộ phận cán bộ, công chức. Một số cơ quan, địa phương tổ chức thực hiện còn cầm chừng, không tâm huyết, kém hiệu quả. Một bộ phận cán bộ chính quyền còn để xảy ra tai tiếng do tham nhũng và lợi ích nhóm”, Thủ tướng chỉ rõ.

Theo Báo cáo kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 6 tháng đầu năm 2017 do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng trình bày tại phiên họp, về phương hướng chỉ đạo, điều hành những tháng cuối năm, các Bộ, cơ quan, địa phương sẽ khẩn trương khắc phục những hạn chế đã được chỉ ra; quyết tâm hành động, bám sát mục tiêu, năng động, đổi mới sáng tạo, thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội. 

Chính phủ, các bộ, cơ quan, địa phương khẳng định sẽ đổi mới phương thức chỉ đạo, điều hành bằng những việc làm cụ thể, đột phá, mang lại hiệu quả thực chất. Đặc biệt chú trọng khâu tổ chức thực hiện, nói đi đôi với làm, chuyển động toàn hệ thống để chính sách đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả. Xây dựng thí điểm các cơ chế, chính sách để linh hoạt xử lý, những vấn đề pháp luật chưa quy định cụ thể, kịp thời tháo gỡ những vấn đề đã được quy định những còn vướng mắc, làm cơ sở cho việc điều chỉnh hoặc ban hành cơ chế, chính sách mới phù hợp...

Báo cáo tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn cho biết, hiện nay có hiện tượng các phóng viên báo chí câu kết với nhau thành các nhóm để “đánh hội đồng” doanh nghiệp. “Có tình trạng sáng đăng bài, trưa bắt đầu mời đi nhậu gặp gỡ người ta, nhận phong bì, chiều về gỡ bài” - Bộ trưởng nêu và đề nghị các cơ quan chủ quản báo chí cần nêu cao trách nhiệm của mình, nhất là các ngành, hiệp hội, địa phương để chấn chỉnh.

Phát biểu chỉ đạo về vấn đề này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ rõ, tình trạng “sáng đăng, trưa gặp, chiều gỡ, “đánh hội đồng”, rủ rê nhau, nhất là báo mạng là rất nguy hiểm” và đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông phải tăng cường quản lý nhà nước về báo chí, nhất là cần xử lý nghiêm, yêu cầu cơ quan chủ quản có trách nhiệm xử lý nghiêm tổng biên tập, phóng viên có sai phạm.

Thủ tướng cũng cho biết: "Tôi nhắc anh Sáu (Phan Văn Sáu - Tổng Thanh tra Chính phủ) phải kết luận vụ Giám đốc Sở (Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái - PV) đã gây dư luận xấu như thế. Anh làm hình ảnh như vậy rất xấu cho đội ngũ cán bộ của Đảng, Nhà nước".

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.