Tranh cãi gay gắt về luật phá thai

Tại Ailen, những người ủng hộ bỏ tu chánh án thứ 8 khỏi Hiến Pháp về cấm nạo phá thai đang ăn mừng chiến thắng sau cuộc trưng cầu dân ý ngày 25/5/2018
Tại Ailen, những người ủng hộ bỏ tu chánh án thứ 8 khỏi Hiến Pháp về cấm nạo phá thai đang ăn mừng chiến thắng sau cuộc trưng cầu dân ý ngày 25/5/2018
(PLO) - Ngày 25/5/2015, Ailen (Ireland) tổ chức trưng cầu dân ý về việc cho phép phụ nữ nạo phá thai. Cuộc trưng cầu dân ý gây rất nhiều ý kiến trái chiều, nhiều cuộc tuần hành ủng hộ hay phản đối nạo phá thai đã diễn ra.

Hàng chục năm tranh cãi

Năm 2015, Ireland đã khiến thế giới sững sờ khi 62% người tham gia trưng cầu dân ý ủng hộ hôn nhân đồng giới. Chuyển biến cởi mở này được coi là “một trận động đất về văn hóa” ở Ailen. Nhưng câu hỏi về cho phép hay tiếp tục cấm phụ nữ nạo phá thai lại hoàn toàn khác.

Bà Rhona Mahony, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Quốc gia ở Dublin và là nhà tranh đấu ủng hộ quyền nạo phá thai nhận xét: “Lần này, câu hỏi không phải về tình yêu mà về điều mà nhiều người thành thật coi là hành vi giết người”.

Nhìn lại lịch sử, từ năm 1861, nạo phá thai đã bị cấm trên toàn đất nước. Nhưng tới những năm 1970, phong trào bảo vệ quyền được nạo phá thai của phụ nữ ở các nước Tây Âu và Mỹ lan rộng. Do lo sợ phong trào trên ảnh hưởng tới người dân Ailen, năm 1983, sau một cuộc trưng cầu dân ý, chính phủ đã đưa tu chính án số 8 vào Hiến pháp nhiều nhóm đấu tranh vì “quyền được sống” đấu tranh, vận động hành lang chính quyền tổ chức dân cầu trưng ý về việc nạo phá thai là bất hợp pháp. 

Ngày 7/9/1983, 844.223 người tham gia trưng cầu dân ý. Kết quả là 67% phản đối quyền phá thai. Các nhóm đấu tranh tiếp tục gây sức ép cho các đảng phái chính trị, doanh nhân và dân thường, để đưa điều luật cấm phá thai vào Hiến pháp, nhằm bảo vệ quyền được sống của “những đứa trẻ sắp chào đời”, khẳng định thai nhi và thai phụ có quyền ngang nhau trong cuộc sống.

Rất nhanh chóng, nhiều vấn đề nảy sinh trong quá trình áp dụng điều luật. Thế nào là “những đứa trẻ sắp chào đời”? Các bác sĩ sẽ phải làm gì nếu việc can thiệp cứu bà mẹ có thể khiến “đứa trẻ sắp chào đời” không còn cơ hội được sinh ra? Sẽ phải làm gì với những người phụ nữ có thai vì bị cưỡng bức?

Vào năm 1992 nổ ra một vụ việc gây chấn động dư luận Ailen. Đó là câu chuyện về một cô bé 14 tuổi có thai sau khi bị cưỡng bức. Vì không được phép phá thai tại Ireland, cô bé mong muốn được sang Anh phá thai. Vụ việc tới tai công tố viên trưởng.

Quan chức này đã viện dẫn Hiến pháp để ngăn cản kế hoạch trên và yêu cầu Tòa Tối cao ngăn cản chuyến đi của cô bé. Nhưng cuối cùng, vì bé gái dọa tự vẫn, Tòa Tối cao đành để cô bé đang Anh phá thai. Vụ án đã khơi dậy những tranh cãi gay gắt về luật phá thai. 

Một vụ việc tương tự xảy ra vào năm 1997. Năm 2012, cô Savita Halappanavar, 31 tuổi, đã chết vì nhiễm trùng máu do thai chết lưu. Trước đó, cô đã xin phá thai nhưng không được vì có bác sĩ nói vẫn nghe thấy tim thai. 

Từ năm 2013, chính quyền nới lỏng luật, cho phép phụ nữ phá thai nếu thai nhi gây nguy hiểm cho tính mạng bà mẹ. Nhưng có thai do bị cưỡng hiếp hay thai nhi bị dị tật vẫn không phải những lý do chính đáng để xin phá thai và có thể khiến thai phụ lãnh án 14 năm tù. 

Cái nhìn riêng của giới trẻ Ireland

Trong suốt 35 năm qua, bất chấp nhiều tranh cãi, xã hội vẫn chia làm hai phe: Một phe bảo vệ “quyền được lựa chọn” và sức khỏe của phụ nữ, kêu gọi “ngưng giám sát thân thể phụ nữ”; một phe cho rằng “cuộc sống là một món quà”, coi việc cho phép phá thai là “cấp giấy phép giết người”… 

Trong khi đó, hàng năm, ước tính có 3.000 phụ nữ Ailen sang Anh phá thai, hàng ngàn người hoặc phải đặt mua chui viên thuốc ngừa thai khẩn cấp trên mạng internet hoặc mua chui thuốc về uống để tự phá thai.

Thủ tướng Ailen, ông Leo Varadkar, cho rằng từ khi tu chánh án số 8 được đưa vào Hiến pháp năm 1983, tổng cộng 170.000 phụ nữ đã phải ra nước ngoài phá thai. Chính phủ Ailen mới đây đã đồng ý cho tổ chức trưng cầu dân ý về việc hủy bỏ điều luật cấm phá thai ghi trong Hiến pháp. 

Bản thân vị thủ tướng trẻ, 39 tuổi, từng là bác sĩ, ủng hộ mạnh mẽ việc thay đổi Hiến pháp để phụ nữ được quyền phá thai và ông tích cực kêu gọi 3,5 triệu cử tri bỏ phiếu và nói “có” với việc bỏ tu chính án số 8 cấm phá thai. Những thay đổi mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, cùng sự tích cực của giới trẻ, nên trong cuộc trưng cầu dân ý diễn ra vào ngày 25/5/2018, 68% cử tri ủng hộ hộ hợp pháp hóa quyền phá thai. 

Một bài báo nước ngoài bình luận: “Như vậy là chúng ta đã quan sát thấy một sự thay đổi lớn trong quan niệm, nhất là đối với những người trẻ tuổi hơn, với những giá trị mới trong một xã hội cởi mở hơn rất nhiều, thậm chí là một xã hội đã được toàn cầu hóa. Người ta không còn áp đặt được những chuẩn mực về tình dục, nhất là đối với phụ nữ.

Tất cả những điều đó giải thích việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới cách nay ba năm, sự đắc cử của một vị thủ tướng thừa nhận mình là người đồng tính và giờ đây là số phiếu rất cao để ủng hộ quyền nạo phá thai”.

Đương nhiên là kết quả trưng cầu dân ý không làm nhiều người và nhiều tổ chức hài lòng. Nhưng theo một số ý kiến, những cá nhân và tổ chức này sẽ phải thích nghi với sự tiến triển trong xã hội. Một cô gái nói: “Nhiều ý kiến cũng từng không ủng hộ chuyện li dị. Nhưng giờ đây tại Ireland, việc li dị đã được chấp nhận. Trong vòng 10 năm nữa, nạo phá thai chắc chắn cũng sẽ được nhìn nhận bình thường hơn”.

Về quan điểm của giới trẻ, bà Agnès Maillot, giáo sư về văn hóa Irland tại đại học Dublin giải thích: “Các lá phiếu ủng hộ hợp pháp hóa nạo phá thai chủ yếu là của giới trẻ. Điều này không khiến mọi người ngạc nhiên vì tại Ireland họ là thế hệ mới, những người tích cực lên tiếng thể hiện quan điểm từ 10-15 năm trở lại đây. Đó là những người có học thức, thường ở trình độ đại học trở lên.

Họ đi du lịch rất nhiều và rất cởi mở với thế giới bên ngoài. Từ 20 năm nay, họ sống trong nền kinh tế toàn cầu hóa, họ chứng kiến có nhiều di dân đến Ireland chứ không chỉ là người Ireland phải di cư ra nước ngoài như thời của các thế hệ trước.

Cái nhìn riêng của giới trẻ về Ireland và tương lai của đất nước không giống cái nhìn của thế hệ cha mẹ, ông bà họ. Chính vì thế, chúng ta thấy là đã có sự thay đổi sâu sắc trong cuộc bỏ phiếu. 68% số phiếu ủng hộ hợp pháp hóa nạo phá thai là tỉ lệ rất lớn”. 

Nạo phá thai không chỉ là vấn đề nhạy cảm ở riêng Ireland, mà là chủ đề gây nhiều nạn nứt trong xã hội tại nhiều quốc gia châu Âu khác, chẳng hạn Ba Lan và Ý.

Tại Ba Lan, phụ nữ chỉ được phép phá thai trong ba trường hợp: Thai nhi bị dị tật, có thai sau khi bị cưỡng hiếp hoặc quan hệ loạn luân, thai nhi gây nguy hiểm cho sức khỏe bà mẹ. 

Hồi cuối năm 2016, một dự luật về cấm hoàn toàn nạo phá thai, bỏ tù phụ nữ phá thai và cấm mọi biện pháp ngừa tránh thai đã khiến hàng trăm ngàn phụ nữ trên khắp đất nước xuống đường tuần hành trong trang phục đen. Các dân biểu cuối cùng đã phải lùi bước. 

Vào tháng 11/2017, nhiều hiệp hội lại đệ trình lên Quốc hội bản kiến nghị “sáng kiến công dân” với chữ ký của 850.000 người dân, nhằm ngăn cấm phụ nữ phá thai trong trường hợp thai nhi bị dị tật mà họ gọi là “phá thai vì mục đích ưu sinh”, trong khi đó 96% số vụ phá thai ở Ba Lan là vì lý do này. Dự luật hiện vẫn đang được Quốc hội xem xét. 

Thực ra, theo bà Krystyna Kacpura, giám đốc tổ chức phi chính phủ Liên đoàn vì phụ nữ và kế hoạch hóa gia đình, trước đây mọi việc không phải như vậy: “Cho tới năm 1993, phụ nữ Ba Lan vẫn được phép vẫn phá thai trước 12 tuần. Nhiều phụ nữ từ các nước khác ở châu Âu từng sang Ba Lan để phá thai.

Nhưng giờ đây, bằng cách cố ý yêu cầu thai phụ đi khám hết lần này tới lần khác, các bác sĩ đã buộc họ phải tiếp tục mang thai cho đến khi thai quá lớn, chỉ còn cách phải sinh con. Điều đó là bất hợp pháp, nhưng các bác sĩ này không muốn bị ghi vào hồ sơ là đã từng làm thủ thuật phá thai”.

Và hiện nay, Đức, Slovakia và Cộng hòa Séc lại trở những nước mà phụ nữ Ba Lan thường tìm cách tới để phá thai. Theo chính phủ Ba Lan, mỗi năm chỉ có 700 phụ nữ phá thai, nhưng theo nhiều ước tính, số vụ “phá thai chui” lên tới 80.000-150.000 ca/năm. 

Trái ngược với Ailen, Ba Lan, tại Ý, “luật 194” hợp pháp hóa nạo phá thai được ban hành từ năm 1978. Nhưng trên thực tế, đảng cầm quyền khi đó đã kêu gọi các bác sĩ từ chối thực hiện phá thai với lý do là hành vi đó là trái với lương tâm.

Tỉ lệ này nay trung bình là 70%. Thậm chí là 83% ở đảo Sicile và 93% ở Molise. Điều này đã khiến phụ nữ ở nhiều nơi, nhất là miền nam nước Ý, gặp rất nhiều khăn, thậm chí là không thể phá thai. 

Sau khi số vụ nạo phá thai đạt mức cao kỷ lục 230.000 vụ vào đầu những năm 1980, số ca nạo phá thai giảm dần. Con số này chỉ còn 85.000 vụ vào năm 2017.) Tuy nhiên, tỉ lệ nạo phá thai giảm cũng không khiến tỉ lệ sinh ở Ý tăng. Năm 2017, chỉ có 460.000 em bé được sinh ra. Và đó là con số thấp nhất trong lịch sử nước này.  

Đọc thêm

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.