61,7% gia đình không giáo dục giới tính cho con

Mô hình giáo dục tiền hôn nhân đã có ở 56/63 tỉnh, thành
Mô hình giáo dục tiền hôn nhân đã có ở 56/63 tỉnh, thành
(PLO) - Dưới đây là những câu chuyện được ghi lại tại một trung tâm giáo dục sức khỏe sinh sản (SKSS) và kiến thức tiền hôn nhân nhưng cũng không hiếm thấy trong cuộc sống. Bởi hiện nay vấn đề giáo dục SKSS, giáo dục tiền hôn nhân vẫn ít được quan tâm. 

Chuyện “xưa nay không ai làm”?

V. (20 tuổi) chia sẻ, V. học rất giỏi, xinh đẹp nên được nhiều chàng trai theo đuổi. Sau mối tình đầu, V. yêu bạn cùng quê và quyết định tiến đến hôn nhân. Cuộc tình đó cho V. đầy yêu thương nhưng cũng đầy nước mắt bởi người yêu thường xuyên đánh đập V. Cũng trong khoảng thời gian đó thì V. phát hiện ra mình có bầu được 2 tháng.

V. cho biết: “Tôi thực sự sợ anh ta và muốn kết thúc chuyện tình này nên tôi đã âm thầm đi bỏ thai và chia tay anh ta. Bởi, tôi sợ lấy phải một người chồng vũ phu. Tôi cũng đã đau khổ một thời gian vì anh ta liên tục khủng bố tôi. Tôi không còn tin tưởng vào tình yêu nữa. Có rất nhiều bạn bên cạnh tôi cũng giống như tôi, kiến thức về tình yêu, tình dục hạn chế nên lĩnh hậu quả”.

Một nữ sinh viên, con có thai 5 tháng mà cả mẹ và con đều không biết. Con nói với mẹ hiện tượng bụng to dần lên và buồn nôn, nhưng mẹ lại nghĩ con bị đầy hơi. Đến khi đi khám thì tá hỏa vì con có bầu 5 tháng. Vậy là đành phải “cưới chạy” mặc dù nữ sinh này đang học đại học năm thứ nhất. Cưới nhau về hai vợ chồng như hai đứa trẻ thường xuyên đánh chửi nhau, đẻ con không biết chăm...

Hậu quả sự ít quan tâm này đã thấy rõ, thống kê của  Vụ Sức khỏe Bà mẹ & Trẻ em - Bộ Y tế mỗi năm Việt Nam có khoảng 250.000 - 300.000 ca phá thai được báo cáo chính thức. Đáng chú ý, tỉ lệ phá thai trên 12 tuần tuổi chiếm tới gần 80%. Trong khi đó, theo số liệu của Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, 20-30% các ca phá thai là phụ nữ chưa kết hôn và 60-70% là sinh viên, học sinh, chủ yếu ở độ tuổi 15 - 19. Một phần nguyên nhân là do trẻ em và nhiều người trẻ tuổi thiếu kiến thức về sức khỏe sinh sản, giới tính. 

Dự án “Điều tra cơ bản về gia đình Việt Nam và vai trò của người phụ nữ trong gia đình thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá” cũng đã cung cấp những số liệu rất đáng suy nghĩ. Trong gần 1500 gia đình được khảo sát tại các tỉnh phía Bắc thì có 0,7% số gia đình không trả lời; 37,6% khẳng định có giáo dục giới tính cho con và 61,7% trả lời không thực hiện giáo dục giới tính.

Nếu tính theo vùng điều tra thì có 45,7% gia đình thành phố, 34,4% gia đình đồng bằng và 37,4% gia đình miền núi trung du có thực hiện giáo dục giới tính cho con cái. Với 61,7% số gia đình trả lời không thực hiện giáo dục giới tính trong gia đình thì đưa ra các lý do khác nhau: con còn bé 69,7%, đó là chuyện khó nói 15,5%, không có lợi 8,9%, xưa nay không ai làm 7,5%, các lý do khác 7,1%...

Học tiền hôn nhân được tặng voucher hưởng tuần trăng mật

Thiếu kiến thức về SKSS và giáo dục tiền hôn nhân không chỉ dẫn đến mối lo nạo phá thai mà còn là sự đổ vỡ của mô hình gia đình. Theo Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam Trần Thị Hương, để duy trì một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, bền vững là điều không hề đơn giản. Đặc biệt trong bối cảnh các gia đình hiện đại đang phải đối mặt với nhiều vấn đề xã hội. Tình trạng ly hôn đáng báo động với số vụ ly hôn không ngừng gia tăng (từ 51.361 vụ vào năm 2000, tăng lên 65.000 vụ vào năm 2017, chiếm tới 30% các cặp vợ chồng), trong đó, phần lớn số vụ ly hôn thuộc về các gia đình trẻ, thời gian ly hôn chỉ từ 1-5 năm sau khi kết hôn.  Vấn đề bạo lực gia đình cũng rất nhức nhối với khoảng 20.000 vụ/ năm, gây ra những hậu quả nặng nề cả về tinh thần, thể xác, mà đối tượng dễ bị tổn thương nhất là phụ nữ và trẻ em.

Chia sẻ kinh nghiệm, bà Trần Thị Huyền Thanh - Phó Chủ tịch Hội LHPN TP Hồ Chí Minh cho biết, Hội LHPN TP Hồ Chí Minh đang thực hiện thí điểm giáo dục tiền hôn nhân cho nam, nữ thanh niên trên địa bàn thành phố với nhiều hoạt động cụ thể như: đặt mục tiêu trong nhiệm kỳ vận động 5.000 đôi nam, nữ học lớp tiền hôn nhân miễn phí (mỗi năm vận động 1.000 đôi). Các cặp nam, nữ bên cạnh được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa học tiền hôn nhân còn được nhận quà, được hỗ trợ giảm giá tiệc cưới, tặng voucher hưởng tuần trăng mật...Với cách làm như vậy, từ năm 2017 đến nay, Hội LHPN TP Hồ Chí Minh đã tổ chức được 26 lớp giáo dục tiền hôn nhân với 987 đôi nam nữ đang yêu nhau và 484 nam nữ thanh nhiên trong độ tuổi kết hôn tham gia lớp học. 

Ông Nguyễn Thanh Hảo, Giám đốc Trung tâm Thanh thiếu niên TW cho biết, Việt Nam đang có mô hình giáo dục tiền hôn nhân cho nam nữ thanh niên nhằm đáp ứng nhu cầu cần được thông tin, tư vấn về chăm sóc sức khỏe sinh sản/ kế hoạch hóa gia đình (SKSS/KHHGĐ) cho thanh niên; giúp họ được khám sức khỏe, phát hiện, tư vấn về phòng tránh và điều trị cho nam, nữ chuẩn bị kết hôn các nguy cơ sinh con bị khuyết tật, dị tật. Hiện tại, mô hình đã có ở 56/63 tỉnh, thành (với gần 5.000 câu lạc bộ, trên 180.000 thành viên), đã tổ chức khám sức khỏe, làm các xét nghiệm cận lâm sàng cho gần 54.000 đối tượng, tư vấn tiền hôn nhân cho trên 264.000 người. Kết quả hoạt động của mô hình đã có tác động rõ rệt, nhận thức về chăm sóc SKSS/KHHGĐ của người dân và thanh niên được nâng cao, các dịch vụ chăm sóc SKSS thân thiện ngày càng được tiếp cận rộng rãi hơn.  

Tuy nhiên, ông Nguyễn Thanh Hảo cũng cho rằng, các cơ sở vật chất, trang thiết bị khám sức khỏe hiện nay vẫn còn rất sơ sài, nội dung tư vấn chưa sâu, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ cung cấp dịch vụ còn hạn chế; tư tưởng của các bậc phụ huynh có con trong độ tuổi tiền hôn nhân còn e ngại, chưa ủng hộ con tham gia mô hình...

Vì sao khó nói?

Chị Trần Thị Kim Thu hiện đang trú tại TP Yên Bái là cán bộ Hội Phụ nữ lâu năm cho biết: “Hầu hết những người chuẩn bị lập gia đình ở TP Yên Bái, không mấy ai tự rủ nhau đi thăm khám sức khỏe sinh sản trước khi kết hôn, không thấy có ai tham dự những khóa học, tìm hiểu những kiến thức liên quan đến giáo dục gia đình, giáo dục trước hôn nhân hay đưa con đi tư vấn tâm lý… Chưa có một cơ quan, tổ chức nào đứng ra tuyên truyền quyết liệt về vấn đề này. Chưa có cơ quan, tổ chức nào đảm nhiệm việc này. Bởi vậy mà có những thứ, ví dụ như về tình dục, sức khỏe sinh sản..., nếu con có hỏi, các mẹ vẫn hay lảng tránh, ngại không trả lời giúp con, hoặc cũng có thể mẹ không biết cách nói, không có những kiến thức đúng và đủ để cung cấp cho con. Con gái không hỏi được mẹ thì khó mà hỏi được ai. Bố thì thường không hỏi đến vì ngại. Bạn bè thì cũng chỉ hiểu biết bằng con hoặc ít hơn con. Nếu tự tìm hiểu trên Internet thì mênh mông, không thể biết được đâu là những kiến thức, kỹ năng đúng”. 

Chị Nguyễn Hà Phương - Trưởng phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương, là một người có kinh nghiệm lâu năm trong công tác gia đình tại cơ sở chia sẻ: “Vấn đề giáo dục trước hôn nhân, tư vấn sức khỏe sinh sản còn nhiều khó khăn. Ai sẽ là người đủ kiến thức, kỹ năng đứng ra giáo dục tiền hôn nhân cho những người trẻ chuẩn bị kết hôn? Hiện vẫn còn quá thiếu các lớp tập huấn về lĩnh vực này cho các cán bộ thực hiện về công tác gia đình ở cơ sở”.

Tin cùng chuyên mục

Trào lưu “giảm cân thần tốc” đón Tết khiến nhiều người phải đối diện với vấn đề sức khỏe. (Ảnh: L.C)

Cẩn trọng với “giảm cân thần tốc” đón Tết

(PLVN) - Những ngày cận Tết, nhiều người có xu hướng giảm cân, để “khoe sắc” đón Xuân, diện những bộ cánh đẹp đón Tết. Vì mong muốn giảm cân nhanh chóng, mà không ít người đã khiến bản thân gặp phải rủi ro không mong muốn.

Đọc thêm

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa
(PLVN) - Trong 3 tháng đầu tiên, Trung tâm Giảm cân BVĐK Tâm Anh đã đón tiếp hơn 1.000 khách hàng, trong đó nhiều nam giới đã không còn “bụng bia” nhờ giảm cân chuẩn y khoa quốc tế.

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.